Sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump tiếp tục gặp trở ngại
Cả hai sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời mà ông Trump ký đều bị đình chỉ cả ở cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm
Một tòa án phúc thẩm của Mỹ ngày 12/6 ra phán quyết giữ nguyên quyết định của tòa sơ thẩm về đình chỉ sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump cấm nhập cảnh tạm thời đối với công dân từ 6 quốc gia có phần đông dân số là người theo đạo Hồi.
Đây là sắc lệnh được ông Trump ký vào hôm 6/3, sau khi sắc lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên mà ông ký vào hôm 27/1 bị một thẩm phán liên bang ở Seattle đình chỉ. Tuy nhiên, sắc lệnh thứ hai này đã bị thẩm phán liên bang ở Hawaii và Maryland đồng loạt đình chỉ vào hôm 16/3, chỉ vài giờ trước khi có hiệu lực.
Hôm 26/5, một tòa án phúc thẩm liên bang ra phán quyết giữ nguyên quyết định của tòa sơ thẩm Maryland về đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cảnh thứ hai.
Theo hãng tin BBC, tiếp đó, đến ngày 12/6, tòa phúc thẩm liên bang số 9 ở San Francisco tuyên bố giữ nguyên quyết định của tòa sơ thẩm ở Hawaii về đỉnh chỉ sắc lệnh nói trên.
Các thẩm phán của tòa phúc thẩm tại San Francisco nói rằng sắc lệnh của ông Trump vi phạm các quy định pháp luật hiện hành của Mỹ về nhập cư.
Như vậy, đến thời điểm này, ông Trump đã ký hai sắc lệnh hạn chế nhập cảnh với mục đích mà ông nói là để ngăn ngừa các nguy cơ khủng bố trong lúc nhà chức trách Mỹ tìm ra biện pháp sàng lọc người nhập cảnh kỹ càng hơn. Tuy nhiên, cả hai sắc lệnh đều bị đình chỉ cả ở cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeff Sessions nói ông không đồng tình với phán quyết mà tòa phúc thẩm ở San Francisco vừa đưa ra. “Sắc lệnh của Tổng thống Trump hoàn toàn nằm trong thẩm quyền hợp pháp của ông ấy nhằm đảm bảo sự an toàn cho nước Mỹ”, ông Sessions nói.
“Những vụ tấn công gần đây là sự khẳng định rằng nguy cơ đối với nước Mỹ là rất gần và có thật”, vị Bộ trưởng nói thêm.
Tranh cãi giữa Nhà Trắng với các tòa án xung quanh sắc lệnh này rốt cục có thể được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ.
Sắc lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên, được ông Trump ký vài ngày sau khi nhậm chức, đã gây ra cảnh hỗn loạn ở nhiều sân bay tại Mỹ và các cuộc biểu tình phản đối.
Trong sắc lệnh thứ hai, ông Trump đã có một số điều chỉnh nhằm giảm thiểu sự phản đối. Theo sắc lệnh này, công dân từ Iran, Libya, Syria, Somalia, Sudan, và Yemen bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày, còn toàn bộ người tị nạn bị cấm nhập cảnh trong 120 ngày.
Trước đó, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump kêu gọi “cấm cửa” hoàn toàn người Hồi giáo vào Mỹ.
Phản ứng với phán quyết mới nhất của tòa án, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer bảo vệ sắc lệnh của ông Trump, nói rằng “chúng ta cần có mọi công cụ sẵn sàng để ngăn những kẻ khủng bố lọt vào Mỹ và gây ra những hành động đổ máu và bạo lực”.
“Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump nhằm bảo vệ đất nước này là hoàn toàn hợp pháp và cuối cùng sẽ được thiết lập lại ở Tòa án Tối cao”, ông Spicer phát biểu.
Những vụ tấn công lớn gần đây ở Mỹ đều không do công dân từ 6 nước trong sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời gây ra, theo BBC.
Phán quyết của tòa phúc thẩm ở San Francisco được đưa ra đúng dịp tròn 1 năm vụ tấn công trong một câu lạc bộ đêm ở thành phố Orlando, trong đó một công dân Mỹ xả súng cướp đi mạng sống của 49 người. Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ.
Đây là sắc lệnh được ông Trump ký vào hôm 6/3, sau khi sắc lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên mà ông ký vào hôm 27/1 bị một thẩm phán liên bang ở Seattle đình chỉ. Tuy nhiên, sắc lệnh thứ hai này đã bị thẩm phán liên bang ở Hawaii và Maryland đồng loạt đình chỉ vào hôm 16/3, chỉ vài giờ trước khi có hiệu lực.
Hôm 26/5, một tòa án phúc thẩm liên bang ra phán quyết giữ nguyên quyết định của tòa sơ thẩm Maryland về đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cảnh thứ hai.
Theo hãng tin BBC, tiếp đó, đến ngày 12/6, tòa phúc thẩm liên bang số 9 ở San Francisco tuyên bố giữ nguyên quyết định của tòa sơ thẩm ở Hawaii về đỉnh chỉ sắc lệnh nói trên.
Các thẩm phán của tòa phúc thẩm tại San Francisco nói rằng sắc lệnh của ông Trump vi phạm các quy định pháp luật hiện hành của Mỹ về nhập cư.
Như vậy, đến thời điểm này, ông Trump đã ký hai sắc lệnh hạn chế nhập cảnh với mục đích mà ông nói là để ngăn ngừa các nguy cơ khủng bố trong lúc nhà chức trách Mỹ tìm ra biện pháp sàng lọc người nhập cảnh kỹ càng hơn. Tuy nhiên, cả hai sắc lệnh đều bị đình chỉ cả ở cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeff Sessions nói ông không đồng tình với phán quyết mà tòa phúc thẩm ở San Francisco vừa đưa ra. “Sắc lệnh của Tổng thống Trump hoàn toàn nằm trong thẩm quyền hợp pháp của ông ấy nhằm đảm bảo sự an toàn cho nước Mỹ”, ông Sessions nói.
“Những vụ tấn công gần đây là sự khẳng định rằng nguy cơ đối với nước Mỹ là rất gần và có thật”, vị Bộ trưởng nói thêm.
Tranh cãi giữa Nhà Trắng với các tòa án xung quanh sắc lệnh này rốt cục có thể được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ.
Sắc lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên, được ông Trump ký vài ngày sau khi nhậm chức, đã gây ra cảnh hỗn loạn ở nhiều sân bay tại Mỹ và các cuộc biểu tình phản đối.
Trong sắc lệnh thứ hai, ông Trump đã có một số điều chỉnh nhằm giảm thiểu sự phản đối. Theo sắc lệnh này, công dân từ Iran, Libya, Syria, Somalia, Sudan, và Yemen bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày, còn toàn bộ người tị nạn bị cấm nhập cảnh trong 120 ngày.
Trước đó, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump kêu gọi “cấm cửa” hoàn toàn người Hồi giáo vào Mỹ.
Phản ứng với phán quyết mới nhất của tòa án, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer bảo vệ sắc lệnh của ông Trump, nói rằng “chúng ta cần có mọi công cụ sẵn sàng để ngăn những kẻ khủng bố lọt vào Mỹ và gây ra những hành động đổ máu và bạo lực”.
“Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump nhằm bảo vệ đất nước này là hoàn toàn hợp pháp và cuối cùng sẽ được thiết lập lại ở Tòa án Tối cao”, ông Spicer phát biểu.
Những vụ tấn công lớn gần đây ở Mỹ đều không do công dân từ 6 nước trong sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời gây ra, theo BBC.
Phán quyết của tòa phúc thẩm ở San Francisco được đưa ra đúng dịp tròn 1 năm vụ tấn công trong một câu lạc bộ đêm ở thành phố Orlando, trong đó một công dân Mỹ xả súng cướp đi mạng sống của 49 người. Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ.