Sai phạm tại Vinachem, Bộ Công Thương sẽ xử lý “có lý, có tình"
Những sai phạm tại Vinachem quan điểm của Bộ là cần xử lý nghiêm minh "không bỏ sót vi phạm, xử lý đúng pháp luật, có lý có tình các tập thể, cá nhân vi phạm"
Bộ Công Thương vừa phát đi thông tin về việc Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra một số sai phạm của ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và các nguyên lãnh đạo của Vinachem gồm các ông: Đỗ Quang Chiêu, Nguyễn Quốc Tuấn, Đỗ Duy Phi là rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố đã lâu nhưng đến nay Bộ Công Thương vẫn chưa công bố mức kỷ luật các lãnh đạo Vinachem.
Về việc này, Bộ Công Thương khẳng định, những sai phạm tại Vinachem quan điểm của Bộ là cần xử lý nghiêm minh "không bỏ sót vi phạm, xử lý đúng pháp luật, có lý có tình các tập thể, cá nhân vi phạm".
Từ đầu năm 2017, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc việc kiểm điểm các tập thể, cá nhân sai phạm liên quan đến các dự án thua lỗ của Vinachem.
"Sau khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã hoàn thành việc kiểm tra và có thông báo Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Đảng uỷ và một số đồng chí trong Hội đồng thành viên Vinachem (ngày 2/8/2017), Tập thể lãnh đạo, cán bộ tập đoàn và các cá nhân liên quan đã và đang tích cực thực hiện việc kiểm điểm và các nội dung liên quan theo đúng kết luận và yêu cầu của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cấp có thẩm quyền”, Bộ Công Thương cho biết.
Sau khi công việc kiểm điểm và thực hiện kết luận, yêu cầu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương và các cấp có thẩm quyền hoàn thành, Bộ Công Thương sẽ thông tin rộng rãi ra công chúng.
Trước đó, ngày 2/8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận nhiều nội dung, trong đó có kết luận về kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cùng một số cá nhân nói trên.
Trong đó, đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên, gây hậu quả rất nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước.
Nhiều dự án tập đoàn đầu tư không hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỷ đồng, mà điển hình nhất là dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và các cá nhân nói trên là "rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật".
Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố đã lâu nhưng đến nay Bộ Công Thương vẫn chưa công bố mức kỷ luật các lãnh đạo Vinachem.
Về việc này, Bộ Công Thương khẳng định, những sai phạm tại Vinachem quan điểm của Bộ là cần xử lý nghiêm minh "không bỏ sót vi phạm, xử lý đúng pháp luật, có lý có tình các tập thể, cá nhân vi phạm".
Từ đầu năm 2017, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc việc kiểm điểm các tập thể, cá nhân sai phạm liên quan đến các dự án thua lỗ của Vinachem.
"Sau khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã hoàn thành việc kiểm tra và có thông báo Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Đảng uỷ và một số đồng chí trong Hội đồng thành viên Vinachem (ngày 2/8/2017), Tập thể lãnh đạo, cán bộ tập đoàn và các cá nhân liên quan đã và đang tích cực thực hiện việc kiểm điểm và các nội dung liên quan theo đúng kết luận và yêu cầu của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cấp có thẩm quyền”, Bộ Công Thương cho biết.
Sau khi công việc kiểm điểm và thực hiện kết luận, yêu cầu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương và các cấp có thẩm quyền hoàn thành, Bộ Công Thương sẽ thông tin rộng rãi ra công chúng.
Trước đó, ngày 2/8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận nhiều nội dung, trong đó có kết luận về kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cùng một số cá nhân nói trên.
Trong đó, đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên, gây hậu quả rất nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước.
Nhiều dự án tập đoàn đầu tư không hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỷ đồng, mà điển hình nhất là dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và các cá nhân nói trên là "rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật".