Samsung chuẩn bị chuyển giao quyền lực?
Lee Jae-yong, con trai duy nhất của Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee được tiến cử vào vị trí Chủ tịch Samsung Electronics
Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc vừa ra thông báo về kế hoạch cải tổ đội ngũ lãnh đạo. Theo đó, Lee Jae-yong, con trai duy nhất của Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee được tiến cử vào vị trí Chủ tịch Samsung Electronics.
Hiện Lee Jae-yong, 42 tuổi, đang là Phó chủ tịch Samsung và Giám đốc đối nội (COO) của Samsung Electronics. Như vậy, tương lai của Lee đã được "sắp đặt" sẵn để trở thành Chủ tịch mới của mảng điện tử Samsung.
Hồi giữa tháng 11, đích thân tỷ phú giàu nhất Hàn Quốc, Chủ tịch Lee Kun-hee, đã tiến cử con trai mình, nhằm đáp lại sự băn khoăn của dư luận rằng, ông có định để Jae-yong "kế nghiệp" hay không.
Chủ tịch hiện tại kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Samsung Electronics, Choi Gee-sung, sẽ lui xuống làm "phó tướng", nhưng vẫn đảm nhiệm cương vị CEO như trước.
Sự thay đổi cũng diễn ra ở những khu vực khác. Lee Boo-jin, con gái của ông Lee Kun-hee, sẽ được tiến cử vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO khách sạn Shilla, Chủ tịch Samsung Everland và cố vấn cho Samsung C&T.
Kang Ho-moon, Chủ tịch kiêm CEO bộ phận Samsung Mobile Display, sẽ được tiến cử vào chức Phó chủ tịch Văn phòng trụ sở Samsung Trung Quốc. Cho Soo-in thay thế Kang làm Chủ tịch kiêm CEO Samsung Mobile Display.
Trước đó, hồi năm 2007, cũng từng xuất hiện tin đồn rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy thay đổi nhân sự ở tập đoàn số một của Hàn Quốc sắp diễn ra. Chủ tịch Tập đoàn sẽ nhường ghế cho con trai.
Tờ Chosun Ilbo khi đó cho hay, Lee Jae-yong đã có nhiều hoạt động mà người ta cho rằng còn hơn cả cương vị của ông trong tập đoàn. Ông đã đi một mình ra nước ngoài rất nhiều lần, trong đó ít khi đi cùng cha ông.
Dựa trên những cơ sở này, ngày càng nhiều người trong tập đoàn dự đoán rằng Samsung sẽ sớm được trao cho Lee Jae-yong. Thời gian có vẻ đang chín muồi. Năm 2008 sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 của tập đoàn và Lee Jae-yong bước sang tuổi 40.
Tờ báo cũng cho hay, cách quản lý giữa hai cha con tỷ phú Lee lộ rõ những khác biệt. Trong khi người cha chú trọng đến mối quan hệ hợp tác với các công ty Nhật Bản, người con lại nhấn mạnh đến hợp tác với các đối tác Mỹ.
Năm 2007, Lee Jae-yong từng đến Mỹ và gặp gỡ Giám đốc điều hành hãng máy tính Apple Steve Jobs. Họ đã nói chuyện về sự phát triển công nghệ của Samsung và ngành công nghệ thông tin toàn cầu.
Sau đó, tại Hội nghị 3G thế giới (3GSM World Congress) ở Tây Ban Nha diễn ra trong năm 2007, Lee Jae-yong đã gặp các giám đốc điều hành hãng máy tính HP và hãng viễn thông AT&T.
Nhiều người nói, ông Lee Jae-yong cũng quan tâm nhiều hơn đến các thiết bị công nghệ thông tin như điện thoại định vị, bluetooth và loa ngoài cũng như bán dẫn, màn hình tinh thể lỏng LCD và plasma.
Tuy nhiên, 2007 cũng là năm xảy ra những biến động lớn ở Samsung. Cuối năm này, Samsung đã phải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng với mức độ nghiêm trọng không kém gì scandal hối lộ của tập đoàn xuyên quốc gia Siemens (Đức).
Ngày 5/11/2007, trên truyền hình, ông Kim Yong Cheol, cựu Giám đốc bộ phận pháp lý của Samsung, buộc tội các quan chức chóp bu của Samsung đã thiết lập vô số quĩ đen trị giá hàng triệu USD.
Tháng 4/2008, ông Lee Kun-hee xin từ chức và sau đó bị kết án 3 năm tù treo với tội danh trốn thuế. Đến cuối năm 2009, ông được chính Tổng thống Hàn Quốc ký lệnh ân xá. Tháng 3/2010, ông Lee Kun-hee trở lại với chiếc ghế cao nhất tại công ty.
Tháng 6/2010, ông Lee Kun-hee được đánh giá là người giàu nhất Hàn Quốc tính theo giá trị cổ phiếu nắm giữ, sau khi công ty bảo hiểm nhân thọ Samsung được niêm yết trên sàn Kospi hôm 12/5.
Theo Chaebul.com, một trang web địa phương chuyên về thông tin liên quan tới các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc, giá trị cổ phiếu của ông Lee Kun-hee, tính tới hết ngày 12/5, là 8.780 tỷ Won (10,71 tỷ USD).
Ông Lee sở hữu gần 5 triệu cổ phiếu phổ thông, 12.000 cổ phiếu ưu đãi của Samsung Electronics, 2,2 triệu cổ phiếu của tập đoàn Samsung C&T Corp. và hơn 41,5 triệu cổ phiếu của Samsung Life Insurance.
Công ty Samsung thành lập năm 1938, với 40 công nhân và chuyên buôn bán trái cây và cá khô. Năm 1960, hãng điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh mới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu.
Năm 1983, Samsung sản xuất được chíp điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc. Ông Lee Kun-hee tốt nghiệp Ðại học Waseda (Nhật Bản) và Ðại học G.Washington (Mỹ).
Năm 45 tuổi, ông thừa kế sự nghiệp từ người cha quá cố. Sau khi điều hành Samsung, ông quyết tâm đổi mới toàn diện quy trình sản xuất của Samsung.
Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Ông đã thuê công ty thiết kế nổi tiếng của Mỹ IDEO để thiết kế màn hình vi tính.
Năm 1995, Samsung thành lập phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để các chuyên gia có thể nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết kế hàng đầu của Trường cao đẳng Nghệ thuật Padadena (Mỹ).
Số lượng các chuyên gia thiết kế của Samsung cũng tăng gấp đôi, lên 470 người, và được cử đi tham quan những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ai Cập, Ấn Ðộ, Pháp, Ðức, Mỹ... để tìm ý tưởng mới.
Từ năm 2000 đến nay, kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20% đến 30% hàng năm. Samsung chi 6 tỷ USD để nghiên cứu, tiếp thị, tìm hiểu tâm lý tiêu dùng và quảng bá hình ảnh trên toàn thế giới.
Năm 2003, sản phẩm LCD cho máy tính của Samsung đã sánh vai cùng Sony của Nhật Bản). Ðến nay, Samsung đã trở thành nhà sản xuất màn hình LCD máy tính lớn nhất toàn cầu.
Hiện Lee Jae-yong, 42 tuổi, đang là Phó chủ tịch Samsung và Giám đốc đối nội (COO) của Samsung Electronics. Như vậy, tương lai của Lee đã được "sắp đặt" sẵn để trở thành Chủ tịch mới của mảng điện tử Samsung.
Hồi giữa tháng 11, đích thân tỷ phú giàu nhất Hàn Quốc, Chủ tịch Lee Kun-hee, đã tiến cử con trai mình, nhằm đáp lại sự băn khoăn của dư luận rằng, ông có định để Jae-yong "kế nghiệp" hay không.
Chủ tịch hiện tại kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Samsung Electronics, Choi Gee-sung, sẽ lui xuống làm "phó tướng", nhưng vẫn đảm nhiệm cương vị CEO như trước.
Sự thay đổi cũng diễn ra ở những khu vực khác. Lee Boo-jin, con gái của ông Lee Kun-hee, sẽ được tiến cử vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO khách sạn Shilla, Chủ tịch Samsung Everland và cố vấn cho Samsung C&T.
Kang Ho-moon, Chủ tịch kiêm CEO bộ phận Samsung Mobile Display, sẽ được tiến cử vào chức Phó chủ tịch Văn phòng trụ sở Samsung Trung Quốc. Cho Soo-in thay thế Kang làm Chủ tịch kiêm CEO Samsung Mobile Display.
Trước đó, hồi năm 2007, cũng từng xuất hiện tin đồn rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy thay đổi nhân sự ở tập đoàn số một của Hàn Quốc sắp diễn ra. Chủ tịch Tập đoàn sẽ nhường ghế cho con trai.
Tờ Chosun Ilbo khi đó cho hay, Lee Jae-yong đã có nhiều hoạt động mà người ta cho rằng còn hơn cả cương vị của ông trong tập đoàn. Ông đã đi một mình ra nước ngoài rất nhiều lần, trong đó ít khi đi cùng cha ông.
Dựa trên những cơ sở này, ngày càng nhiều người trong tập đoàn dự đoán rằng Samsung sẽ sớm được trao cho Lee Jae-yong. Thời gian có vẻ đang chín muồi. Năm 2008 sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 của tập đoàn và Lee Jae-yong bước sang tuổi 40.
Tờ báo cũng cho hay, cách quản lý giữa hai cha con tỷ phú Lee lộ rõ những khác biệt. Trong khi người cha chú trọng đến mối quan hệ hợp tác với các công ty Nhật Bản, người con lại nhấn mạnh đến hợp tác với các đối tác Mỹ.
Năm 2007, Lee Jae-yong từng đến Mỹ và gặp gỡ Giám đốc điều hành hãng máy tính Apple Steve Jobs. Họ đã nói chuyện về sự phát triển công nghệ của Samsung và ngành công nghệ thông tin toàn cầu.
Sau đó, tại Hội nghị 3G thế giới (3GSM World Congress) ở Tây Ban Nha diễn ra trong năm 2007, Lee Jae-yong đã gặp các giám đốc điều hành hãng máy tính HP và hãng viễn thông AT&T.
Nhiều người nói, ông Lee Jae-yong cũng quan tâm nhiều hơn đến các thiết bị công nghệ thông tin như điện thoại định vị, bluetooth và loa ngoài cũng như bán dẫn, màn hình tinh thể lỏng LCD và plasma.
Tuy nhiên, 2007 cũng là năm xảy ra những biến động lớn ở Samsung. Cuối năm này, Samsung đã phải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng với mức độ nghiêm trọng không kém gì scandal hối lộ của tập đoàn xuyên quốc gia Siemens (Đức).
Ngày 5/11/2007, trên truyền hình, ông Kim Yong Cheol, cựu Giám đốc bộ phận pháp lý của Samsung, buộc tội các quan chức chóp bu của Samsung đã thiết lập vô số quĩ đen trị giá hàng triệu USD.
Tháng 4/2008, ông Lee Kun-hee xin từ chức và sau đó bị kết án 3 năm tù treo với tội danh trốn thuế. Đến cuối năm 2009, ông được chính Tổng thống Hàn Quốc ký lệnh ân xá. Tháng 3/2010, ông Lee Kun-hee trở lại với chiếc ghế cao nhất tại công ty.
Tháng 6/2010, ông Lee Kun-hee được đánh giá là người giàu nhất Hàn Quốc tính theo giá trị cổ phiếu nắm giữ, sau khi công ty bảo hiểm nhân thọ Samsung được niêm yết trên sàn Kospi hôm 12/5.
Theo Chaebul.com, một trang web địa phương chuyên về thông tin liên quan tới các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc, giá trị cổ phiếu của ông Lee Kun-hee, tính tới hết ngày 12/5, là 8.780 tỷ Won (10,71 tỷ USD).
Ông Lee sở hữu gần 5 triệu cổ phiếu phổ thông, 12.000 cổ phiếu ưu đãi của Samsung Electronics, 2,2 triệu cổ phiếu của tập đoàn Samsung C&T Corp. và hơn 41,5 triệu cổ phiếu của Samsung Life Insurance.
Công ty Samsung thành lập năm 1938, với 40 công nhân và chuyên buôn bán trái cây và cá khô. Năm 1960, hãng điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh mới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu.
Năm 1983, Samsung sản xuất được chíp điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc. Ông Lee Kun-hee tốt nghiệp Ðại học Waseda (Nhật Bản) và Ðại học G.Washington (Mỹ).
Năm 45 tuổi, ông thừa kế sự nghiệp từ người cha quá cố. Sau khi điều hành Samsung, ông quyết tâm đổi mới toàn diện quy trình sản xuất của Samsung.
Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Ông đã thuê công ty thiết kế nổi tiếng của Mỹ IDEO để thiết kế màn hình vi tính.
Năm 1995, Samsung thành lập phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để các chuyên gia có thể nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết kế hàng đầu của Trường cao đẳng Nghệ thuật Padadena (Mỹ).
Số lượng các chuyên gia thiết kế của Samsung cũng tăng gấp đôi, lên 470 người, và được cử đi tham quan những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ai Cập, Ấn Ðộ, Pháp, Ðức, Mỹ... để tìm ý tưởng mới.
Từ năm 2000 đến nay, kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20% đến 30% hàng năm. Samsung chi 6 tỷ USD để nghiên cứu, tiếp thị, tìm hiểu tâm lý tiêu dùng và quảng bá hình ảnh trên toàn thế giới.
Năm 2003, sản phẩm LCD cho máy tính của Samsung đã sánh vai cùng Sony của Nhật Bản). Ðến nay, Samsung đã trở thành nhà sản xuất màn hình LCD máy tính lớn nhất toàn cầu.