Sản lượng dầu OPEC lập đỉnh, đe dọa đà phục hồi giá dầu
Giá dầu đã có 8 phiên tăng liên tục, nhưng đà phục hồi này có thể bị cản trở bởi thông tin về sản lượng của OPEC
Giá dầu thế giới đang có chuỗi phiên tăng dài nhất kể từ đầu năm đến nay nhờ hoạt động khoan tìm dầu của Mỹ chững lại sau một thời gian tăng kỷ lục. Tuy nhiên, sản lượng dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đạt mức cao nhất từ đầu năm có thể cản trở đà phục hồi này.
Theo tin từ Bloomberg, trong phiên giao dịch ngày thứ Hai tại thị trường New York, giá dầu WTI có lúc tăng 2,3%, sau khi đã tăng tổng cộng 8,3% trong 7 phiên giao dịch trước đó. Tại thị trường London, giá dầu Brent thậm chí có chuỗi phiên tăng giá dài nhất kể từ năm 2012.
Đà hồi phục của giá dầu đang được hỗ trợ bởi thông tin về số lượng giàn khoan của Mỹ giảm xuống. Theo số liệu do công ty nghiên cứu và tư vấn dầu lửa Baker Hughes công bố vào hôm thứ Sáu tuần trước, số lượng giàn khoan dầu hoạt động ở nước này đã lần đầu tiên giảm trong 24 tuần, với mức giảm 2 giàn, còn 756 giàn.
Trước đó, số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2015 sau 23 tuần tăng - chuỗi thời gian tăng dài nhất trong ít nhất 3 thập kỷ.
Ngoài ra, sản lượng dầu của Mỹ trong tháng 4 giảm 100.000 thùng do thời tiết mưa bão và hoạt động bảo trì.
“Việc sản lượng dầu của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 4 và số giàn khoan dầu hoạt động ở nước này giảm xuống trong tuần trước có thể làm lắng dịu những lo ngại rằng sản lượng dầu của Mỹ đang tăng quá mạnh”, nhà phân tích Giovanni Staunovo thuộc UBS nhận định. “Việc OPEC tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng và mức tồn kho dầu giảm xuống của Mỹ có thể đẩy giá dầu lên cao hơn trong những tuần tới”.
Tuy tăng từ tuần trước, giá dầu thế giới vẫn giảm trong tháng 6. Trong tháng, có lúc giá dầu rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) do lo ngại nguồn cung dầu toàn cầu gia tăng sẽ làm mất tác dụng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và một số đối tác gồm Nga.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/7, giá dầu WTI giao tháng 8 tăng 1,03 USD/thùng, tương đương tăng 2,2%, chốt ở 47,07 USD/thùng tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX). Đây là mức giá cao nhất của dầu WTI kể từ trung tuần tháng 6.
Giá dầu Brent trên sàn ICE chốt phiên tăng 0,91 USD/thùng, tương đương tăng 1,9%, đạt 49,68 USD/thùng. Tuần trước, giá dầu Brent tăng 5,2%.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, giá dầu vẫn giảm hơn 12%.
Theo hãng tin Reuters, giới đầu cơ dầu lửa tại thị trường London đang tăng đặt cược cho một đợt tăng giá kéo dài của dầu thô. Mặc dù vậy, những yếu tố hỗ trợ đối với giá dầu chỉ được xem là tạm thời và chưa thể sớm khắc phục tình trạng thừa dầu của thế giới.
Theo một cuộc khảo sát các chuyên gia do hãng tin Bloomberg thực hiện, sản lượng dầu của OPEC trong tháng 6 đã tăng lênh mức cao nhất kể từ đầu năm do một số nước thành viên không bị ràng buộc bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng như Libya và Nigeria tăng mạnh mức khai thác.
Theo đó, sản lượng dầu của OPEC trong tháng 6 có thể đã tăng thêm 260.000 thùng/ngày, lên mức 32,55 triệu thùng/ngày.
Sáng nay theo giờ Việt Nam, giá dầu tại New York và London đồng loạt giảm sau 8 phiên tăng liên tục. Lúc gần 10h, giá dầu WTI hạ 0,25 USD/thùng, còn 46,82 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0,28 USD/thùng, còn 49,4 USD/thùng.
Theo tin từ Bloomberg, trong phiên giao dịch ngày thứ Hai tại thị trường New York, giá dầu WTI có lúc tăng 2,3%, sau khi đã tăng tổng cộng 8,3% trong 7 phiên giao dịch trước đó. Tại thị trường London, giá dầu Brent thậm chí có chuỗi phiên tăng giá dài nhất kể từ năm 2012.
Đà hồi phục của giá dầu đang được hỗ trợ bởi thông tin về số lượng giàn khoan của Mỹ giảm xuống. Theo số liệu do công ty nghiên cứu và tư vấn dầu lửa Baker Hughes công bố vào hôm thứ Sáu tuần trước, số lượng giàn khoan dầu hoạt động ở nước này đã lần đầu tiên giảm trong 24 tuần, với mức giảm 2 giàn, còn 756 giàn.
Trước đó, số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2015 sau 23 tuần tăng - chuỗi thời gian tăng dài nhất trong ít nhất 3 thập kỷ.
Ngoài ra, sản lượng dầu của Mỹ trong tháng 4 giảm 100.000 thùng do thời tiết mưa bão và hoạt động bảo trì.
“Việc sản lượng dầu của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 4 và số giàn khoan dầu hoạt động ở nước này giảm xuống trong tuần trước có thể làm lắng dịu những lo ngại rằng sản lượng dầu của Mỹ đang tăng quá mạnh”, nhà phân tích Giovanni Staunovo thuộc UBS nhận định. “Việc OPEC tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng và mức tồn kho dầu giảm xuống của Mỹ có thể đẩy giá dầu lên cao hơn trong những tuần tới”.
Tuy tăng từ tuần trước, giá dầu thế giới vẫn giảm trong tháng 6. Trong tháng, có lúc giá dầu rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) do lo ngại nguồn cung dầu toàn cầu gia tăng sẽ làm mất tác dụng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và một số đối tác gồm Nga.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/7, giá dầu WTI giao tháng 8 tăng 1,03 USD/thùng, tương đương tăng 2,2%, chốt ở 47,07 USD/thùng tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX). Đây là mức giá cao nhất của dầu WTI kể từ trung tuần tháng 6.
Giá dầu Brent trên sàn ICE chốt phiên tăng 0,91 USD/thùng, tương đương tăng 1,9%, đạt 49,68 USD/thùng. Tuần trước, giá dầu Brent tăng 5,2%.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, giá dầu vẫn giảm hơn 12%.
Theo hãng tin Reuters, giới đầu cơ dầu lửa tại thị trường London đang tăng đặt cược cho một đợt tăng giá kéo dài của dầu thô. Mặc dù vậy, những yếu tố hỗ trợ đối với giá dầu chỉ được xem là tạm thời và chưa thể sớm khắc phục tình trạng thừa dầu của thế giới.
Theo một cuộc khảo sát các chuyên gia do hãng tin Bloomberg thực hiện, sản lượng dầu của OPEC trong tháng 6 đã tăng lênh mức cao nhất kể từ đầu năm do một số nước thành viên không bị ràng buộc bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng như Libya và Nigeria tăng mạnh mức khai thác.
Theo đó, sản lượng dầu của OPEC trong tháng 6 có thể đã tăng thêm 260.000 thùng/ngày, lên mức 32,55 triệu thùng/ngày.
Sáng nay theo giờ Việt Nam, giá dầu tại New York và London đồng loạt giảm sau 8 phiên tăng liên tục. Lúc gần 10h, giá dầu WTI hạ 0,25 USD/thùng, còn 46,82 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0,28 USD/thùng, còn 49,4 USD/thùng.