13:51 27/05/2025

Sản xuất nội thất Việt: Hướng đi nào để vươn ra thế giới?

Khánh Huyền

Trong 10 năm, Việt Nam trở thành nhà sản xuất nội thất lớn thứ 6 thế giới. Nhưng để phát triển bền vững, ngành cần chiến lược dài hạn, tận dụng nội lực, đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác quốc tế…

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2024 đạt 15,89 tỷ USD, con số ấn tượng dù kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Việt Nam hiện là đối tác cung cấp nội thất quan trọng cho các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tuy nhiên, tiềm năng ngành không chỉ nằm ở xuất khẩu. Với hơn 100 triệu dân và đô thị hóa nhanh, thị trường nội địa đang tạo ra nhu cầu lớn cho không gian sống tiện nghi, thẩm mỹ và mang bản sắc riêng.

TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH SẢN XUẤT GỖ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Sự phát triển của bất động sản, dịch vụ cao cấp làm tăng nhu cầu nội thất chất lượng. Tuy vậy, ngành thiếu ngôn ngữ thiết kế riêng, phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, chi phí cao, lợi nhuận thấp. Nhân lực, chất liệu bản địa chưa được khai thác hiệu quả. Chuỗi giá trị còn rời rạc, doanh nghiệp chạy theo xu hướng, chưa định hình thị trường, trong khi người tiêu dùng ngày càng khắt khe về chất lượng và thẩm mỹ.

Vật liệu cần đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Vật liệu cần đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Riêng với ngành gỗ công nghiệp, với vai trò là một mảng quan trọng của nội thất, tiềm năng vẫn lớn nhưng rào cản không nhỏ: nguyên liệu trong nước khó đạt chuẩn xuất khẩu, công nghệ còn hạn chế và thiếu tư duy thiết kế mang bản sắc.

Để vươn ra thế giới, không thể tiếp tục gia công đơn thuần hay cạnh tranh bằng giá rẻ. Ngành cần những thương hiệu nội thất sáng tạo, có khả năng kể câu chuyện văn hóa Việt qua chất liệu, thiết kế và trải nghiệm người dùng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đủ tầm nhìn, năng lực sản xuất và khả năng kết nối quốc tế cũng như dẫn dắt thị trường.

TÔN VINH VĂN HÓA - ĐỊNH HÌNH XU HƯỚNG NỘI THẤT VIỆT

Trong sự chuyển dịch bắt buộc để phát triển của toàn ngành nội thất nói chung và vật liệu nội thất nói riêng, Gỗ Minh Long là một thương hiệu điển hình cho sự đầu tư chỉn chủ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), từ đó có thể làm chủ sản xuất, định hình tư duy thiết kế và dẫn dắt nhu cầu thị trường.

Với định hướng thời trang cho nội thất và khai thác sâu vào những giá trị bản sắc, các sản phẩm của Gỗ Minh Long không chỉ là vật liệu, mà là phương tiện để truyền tải cảm xúc, kể những câu chuyện văn hóa và cá tính riêng của không gian sống.

Nói về tính bản địa, Gỗ Minh Long đã đầu tư sáng tạo các bộ sưu tập bề mặt mang đậm hồn cốt Việt. Tiêu biểu như V Số Son với những thiết kế từ nâu đỏ thâm trầm đến đỏ cam sống động, gợi nhắc về sắc màu quen thuộc của cây gỗ Việt trong những không gian kiến trúc truyền thống.

Hay bộ sưu tập Kén đậm chất sử thi khi kể lại những câu chuyện văn hóa trên khắp thế giới thông qua những thiết kế vân vải đặc trưng của các quốc gia, và trong đó không thể thiếu những vải Bấc, vải Cói, vải Đũi của Việt Nam. Những sản phẩm này không đơn thuần là vật liệu hoàn thiện, mà là câu chuyện về bản sắc dân tộc được kể qua ngôn ngữ thẩm mỹ đương đại.

Gỗ Minh Long và những bộ sưu tập, sự kiện tôn vinh văn hóa bản địa.
Gỗ Minh Long và những bộ sưu tập, sự kiện tôn vinh văn hóa bản địa.

Một trong những đóng góp nổi bật nhất của Gỗ Minh Long trong việc cùng khẳng định xu hướng chính là việc đồng xuất bản ấn phẩm Trend 26+. Đây là ấn phẩm đầu tiên trong ngành nội thất tại Việt Nam, đóng vai trò như một “tấm bản đồ” - tổng hợp, phân tích và dự đoán các xu hướng kiến trúc, nội thất sẽ diễn ra trên thế giới và trong nước giai đoạn 2026-2030.

Qua đó, Trend 26+ không chỉ cung cấp thông tin cho các kiến trúc sư, nhà thiết kế, mà còn thể hiện vai trò tư vấn chiến lược cho các nhà phát triển bất động sản và nhà sản xuất nội thất.

Đồng thời đây cũng là một bước tiến lớn giúp ngành nội thất Việt Nam tiệm cận với cách làm của các thương hiệu quốc tế: Xu hướng không còn là những cách làm chúng ta phải theo sau, mà trở thành thứ chúng ta chủ động định hình.

KẾT NỐI QUỐC TẾ, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN - CHÌA KHÓA HỘI NHẬP SÂU RỘNG

Để vươn tầm quốc tế, ngành nội thất Việt cần hợp tác và học hỏi từ thế giới. Kết nối với chuyên gia, tập đoàn vật liệu, ứng dụng công nghệ mới giúp nâng cao sáng tạo, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tinh thần này thể hiện qua Trend 26+, khi xu hướng toàn cầu được chọn lọc, tiếp biến phù hợp bối cảnh Việt Nam. Ví dụ như xu hướng làm mới thủ công trên thế giới cũng được nội địa hóa qua việc tôn vinh, sáng tạo lại các chất liệu và di sản truyền thống.

Trend 26+ là ấn phẩm Gỗ Minh Long đồng phát hành, có sự tham gia của các đối tác và chuyên gia quốc tế.
Trend 26+ là ấn phẩm Gỗ Minh Long đồng phát hành, có sự tham gia của các đối tác và chuyên gia quốc tế.

Việc tham gia các hội chợ quốc tế lớn, tìm kiếm các đối tác phân phối chiến lược tại các thị trường mục tiêu và chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu (FSC, PEFC,...) là những bước đi cần thiết để xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường.

Những doanh nghiệp như Gỗ Minh Long, thông qua việc nghiên cứu xu hướng quốc tế, nhận diện hướng phát triển của Việt Nam và đưa ra các giải pháp vật liệu phù hợp, đang tạo cầu nối quan trọng giữa thị trường trong nước và thế giới.

Định hướng phát triển sản phẩm song song với việc nghiên cứu, chủ động hợp tác định hình xu hướng mang bản sắc Việt như cách Gỗ Minh Long đang làm là cách khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, tự tin vượt qua thách thức thông qua đổi mới sáng tạo.

Lan tỏa tinh thần này, doanh nghiệp ngành nội thất Việt hoàn toàn có thể tự cường trên thị trường toàn cầu, khẳng định vị thế mới: không chỉ là nơi sản xuất hiệu quả, mà còn là nguồn cung cấp những sản phẩm nội thất chất lượng, độc đáo và mang đậm dấu ấn bản sắc Việt. Đó chính là hướng đi bền vững để nội thất Việt vươn ra thế giới.