Sang năm Luật Báo chí sửa đổi có thể trình Quốc hội
Thủ tướng ban hành kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp
Theo kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vừa được Thủ tướng ban hành, dự kiến sẽ có 82 dự án luật, pháp lệnh cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong giai đoạn 2014 - 2020
Trong đó có 14 dự án trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị, 15 dự án trong lĩnh vực quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường có 43 dự án và lĩnh vực bảo vệ tổ quốc 10 dự án.
Ở danh sách này có không ít dự án luật đã nhiều lần được cân lên đặt xuống, thậm chí là tranh cãi nảy lửa tại diễn đàn Quốc hội khi bàn thảo về chương trình xây dựng luật hàng năm và toàn khóa.
Đặc biệt, với lĩnh vực quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân các dự án Luật Báo chí sửa đổi, Luật Biểu tình, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Về hội… từng được nhiều ý kiến đề nghị cần sớm được soạn thảo.
Tại kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Nay, với dự kiến của Chính phủ, Luật Báo chí sửa đổi sẽ được trình Quốc hội vào năm 2015, do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo. Luật Tiếp cận thông tin sẽ do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và được trình vào năm 2016. Do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, Luật Biểu tình dự kiến được trình Quốc hội từ 2016 - 2020. Dự án Luật Về hội được giao Bộ Nội vụ chủ trì để đến 2015 có thể trình Quốc hội…
Trong lĩnh vực kinh tế, các dự án luật dự kiến được trình để sửa đổi ngay trong năm nay và năm sau là Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn đầu tư của nhà nước vào sản xuất, kinh doanh; Luật Kinh doanh bất động sản…
Trong đó có 14 dự án trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị, 15 dự án trong lĩnh vực quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường có 43 dự án và lĩnh vực bảo vệ tổ quốc 10 dự án.
Ở danh sách này có không ít dự án luật đã nhiều lần được cân lên đặt xuống, thậm chí là tranh cãi nảy lửa tại diễn đàn Quốc hội khi bàn thảo về chương trình xây dựng luật hàng năm và toàn khóa.
Đặc biệt, với lĩnh vực quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân các dự án Luật Báo chí sửa đổi, Luật Biểu tình, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Về hội… từng được nhiều ý kiến đề nghị cần sớm được soạn thảo.
Tại kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Nay, với dự kiến của Chính phủ, Luật Báo chí sửa đổi sẽ được trình Quốc hội vào năm 2015, do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo. Luật Tiếp cận thông tin sẽ do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và được trình vào năm 2016. Do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, Luật Biểu tình dự kiến được trình Quốc hội từ 2016 - 2020. Dự án Luật Về hội được giao Bộ Nội vụ chủ trì để đến 2015 có thể trình Quốc hội…
Trong lĩnh vực kinh tế, các dự án luật dự kiến được trình để sửa đổi ngay trong năm nay và năm sau là Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn đầu tư của nhà nước vào sản xuất, kinh doanh; Luật Kinh doanh bất động sản…