Sắp có nghị định mới về kinh doanh xăng dầu
Nghị định mới được cho là sẽ tạo môi trường kinh doanh xăng dầu ngày càng cạnh tranh hơn
Sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu là một trong các vấn đề hậu chất vấn mà Bộ trưởng Bộ Công Thương còn “nợ” đại biểu và cử tri, như VnEconomy đã đề cập.
Bởi theo lời hứa của Bộ trưởng trước Quốc hội thì việc sửa đổi quy định liên quan đến vấn đề luôn luôn nóng với đời sống toàn dân này sẽ được thực hiện trước 30/9/2013.
Nhắc lại điều đó tại phiên chất vấn sáng 1/4, đai biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) hỏi, Bộ trưởng đã nói sẽ khẩn trương phối hợp với các bộ ngành liên quan thay thế nghị định 84 nhằm khắc phục tồn tại trong điều hành giá xăng dầu, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản cụ thể. Vậy lý do vì sao chậm, trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp khắc phục và tổ chức thực hiện của Bộ trưởng thế nào trong thời gian tới để đáp ứng nguyện vọng cử tri?
Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Hoàng thừa nhận, qua một thời gian thực hiện Nghị định 84, bên cạnh những kết quả đạt được, phát sinh không ít bất cập thậm chí những yếu kém như dư luận nêu.
Lý giải về sự không đúng hẹn, Bộ trưởng nói, theo chỉ đạo của Chính phủ, lúc đầu dự kiến chỉ sửa một số điểm trong nghị định không còn phù hợp với tình hình, nhất là thời gian điều chỉnh, tần suất điều chỉnh xung quanh điều hành quỹ bình ổn giá, cơ chế xây dựng giá xăng dầu. Nhưng qua quá trình lấy ý kiến chỉnh sửa, thấy những vấn đề dự kiến nêu trong dự thảo sửa đổi không đáp ứng được hết vấn đề đặt ra, cần thay thế một nghị định mới hoàn toàn.
“Tháng 6/2013 trình dự thảo nghị định ban đầu đã được trình Chính phủ, sau khi Chính phủ chỉ đạo xây dựng nghị định mới, chúng tôi đã lấy ý kiến cơ quan liên quan, đến tháng 11/2013 đã trình Chính phủ. Chính phủ có yêu cầu các bộ ngành có ý kiến chính thức. Đến nay 26 thành viên Chính phủ đã có ý kiến đầy đủ về nghị định này, còn có 2 ý kiến còn phân vân xoay quanh quỹ bình ổn giá và thời gian điều chỉnh giá”, Bộ trưởng cho biết.
Người đứng đầu ngành công thương cũng giãi bày rằng, nhận thức sửa đổi nghị định 84 là vấn đề hết sức bức xúc cần nhanh chóng ban hành, nên “Bộ chúng tôi đã cố gắng hết sức”, nhưng còn phụ thuộc vào ý kiến các bộ ngành khác.
Bộ trưởng cũng tin tưởng sau khi giải trình hai vấn đề còn phân vân nói trên trong tuần này, nghị định mới sẽ sớm được ban hành. “Đồng thời, chúng tôi cũng đã chuẩn bị thông tư hướng dẫn sẵn sàng khi nghị định mới có hiệu lực”, Bộ trưởng nói.
Cũng liên quan đến nghị định thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, ở văn bản gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 31/3, Bộ trưởng Hoàng cho biết tại đây có nhiều điểm mới nhằm tạo môi trường kinh doanh xăng dầu ngày càng cạnh tranh hơn, tăng tính công khai, minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, quỹ bình ổn giá...
Nghị định mới còn được cho là sẽ tăng cường quản lý hệ thống phân phối theo chuỗi, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu, bổ sung hình thức phân phối xăng dầu mới, quy định về dự trữ xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu...
Tại báo cáo, Bộ trưởng còn cho biết, trong điều hành giá xăng dầu trong năm 2013 và đầu năm 2014, liên bộ Tài chính - Công Thương đã nhiều lần yêu cầu các thương nhân đầu mối sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thậm chí yêu cầu các thương nhân đầu mối cắt giảm lợi nhuận định mức trong cơ cấu tính giá cơ sở nhằm bình ổn giá xăng dầu bán trong nước, kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.
Giảm lợi nhuận các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cũng là nội dung được Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đề cập trong ít phút “chia lửa” với Bộ trưởng Hoàng.
Ông Hiếu khẳng định, mỗi lần điều hành giá xăng dầu đều có tài liệu gửi các cơ quan thông tấn báo chí, công khai từ giá thế giới, giá bán. Giá liên bộ đưa ra là giá trần tối đa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được phép bán, còn các doanh nghiệp có quyền quyết định giá bán nhưng không được cao hơn.
Vừa rồi xuất hiện yếu tố khá mừng là một số doanh nghiệp bán dưới giá trần, nhưng cũng không ít doanh nghiệp lỗ, Thứ trưởng Hiếu cho hay.
Vị quan chức Bộ Tài chính này cũng khẳng định vai trò quan trọng của quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể, quý 1 năm nay 7 lần điều chỉnh, xăng tăng 2 lần, giữ ổn định 5 lần; dầu hỏa cũng tăng 2, giảm 3 lần, đều có sự góp phần tích cực của quỹ.
Bởi theo lời hứa của Bộ trưởng trước Quốc hội thì việc sửa đổi quy định liên quan đến vấn đề luôn luôn nóng với đời sống toàn dân này sẽ được thực hiện trước 30/9/2013.
Nhắc lại điều đó tại phiên chất vấn sáng 1/4, đai biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) hỏi, Bộ trưởng đã nói sẽ khẩn trương phối hợp với các bộ ngành liên quan thay thế nghị định 84 nhằm khắc phục tồn tại trong điều hành giá xăng dầu, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản cụ thể. Vậy lý do vì sao chậm, trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp khắc phục và tổ chức thực hiện của Bộ trưởng thế nào trong thời gian tới để đáp ứng nguyện vọng cử tri?
Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Hoàng thừa nhận, qua một thời gian thực hiện Nghị định 84, bên cạnh những kết quả đạt được, phát sinh không ít bất cập thậm chí những yếu kém như dư luận nêu.
Lý giải về sự không đúng hẹn, Bộ trưởng nói, theo chỉ đạo của Chính phủ, lúc đầu dự kiến chỉ sửa một số điểm trong nghị định không còn phù hợp với tình hình, nhất là thời gian điều chỉnh, tần suất điều chỉnh xung quanh điều hành quỹ bình ổn giá, cơ chế xây dựng giá xăng dầu. Nhưng qua quá trình lấy ý kiến chỉnh sửa, thấy những vấn đề dự kiến nêu trong dự thảo sửa đổi không đáp ứng được hết vấn đề đặt ra, cần thay thế một nghị định mới hoàn toàn.
“Tháng 6/2013 trình dự thảo nghị định ban đầu đã được trình Chính phủ, sau khi Chính phủ chỉ đạo xây dựng nghị định mới, chúng tôi đã lấy ý kiến cơ quan liên quan, đến tháng 11/2013 đã trình Chính phủ. Chính phủ có yêu cầu các bộ ngành có ý kiến chính thức. Đến nay 26 thành viên Chính phủ đã có ý kiến đầy đủ về nghị định này, còn có 2 ý kiến còn phân vân xoay quanh quỹ bình ổn giá và thời gian điều chỉnh giá”, Bộ trưởng cho biết.
Người đứng đầu ngành công thương cũng giãi bày rằng, nhận thức sửa đổi nghị định 84 là vấn đề hết sức bức xúc cần nhanh chóng ban hành, nên “Bộ chúng tôi đã cố gắng hết sức”, nhưng còn phụ thuộc vào ý kiến các bộ ngành khác.
Bộ trưởng cũng tin tưởng sau khi giải trình hai vấn đề còn phân vân nói trên trong tuần này, nghị định mới sẽ sớm được ban hành. “Đồng thời, chúng tôi cũng đã chuẩn bị thông tư hướng dẫn sẵn sàng khi nghị định mới có hiệu lực”, Bộ trưởng nói.
Cũng liên quan đến nghị định thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, ở văn bản gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 31/3, Bộ trưởng Hoàng cho biết tại đây có nhiều điểm mới nhằm tạo môi trường kinh doanh xăng dầu ngày càng cạnh tranh hơn, tăng tính công khai, minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, quỹ bình ổn giá...
Nghị định mới còn được cho là sẽ tăng cường quản lý hệ thống phân phối theo chuỗi, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu, bổ sung hình thức phân phối xăng dầu mới, quy định về dự trữ xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu...
Tại báo cáo, Bộ trưởng còn cho biết, trong điều hành giá xăng dầu trong năm 2013 và đầu năm 2014, liên bộ Tài chính - Công Thương đã nhiều lần yêu cầu các thương nhân đầu mối sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thậm chí yêu cầu các thương nhân đầu mối cắt giảm lợi nhuận định mức trong cơ cấu tính giá cơ sở nhằm bình ổn giá xăng dầu bán trong nước, kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.
Giảm lợi nhuận các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cũng là nội dung được Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đề cập trong ít phút “chia lửa” với Bộ trưởng Hoàng.
Ông Hiếu khẳng định, mỗi lần điều hành giá xăng dầu đều có tài liệu gửi các cơ quan thông tấn báo chí, công khai từ giá thế giới, giá bán. Giá liên bộ đưa ra là giá trần tối đa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được phép bán, còn các doanh nghiệp có quyền quyết định giá bán nhưng không được cao hơn.
Vừa rồi xuất hiện yếu tố khá mừng là một số doanh nghiệp bán dưới giá trần, nhưng cũng không ít doanh nghiệp lỗ, Thứ trưởng Hiếu cho hay.
Vị quan chức Bộ Tài chính này cũng khẳng định vai trò quan trọng của quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể, quý 1 năm nay 7 lần điều chỉnh, xăng tăng 2 lần, giữ ổn định 5 lần; dầu hỏa cũng tăng 2, giảm 3 lần, đều có sự góp phần tích cực của quỹ.