Sau vụ mất tích, Malaysia Airlines theo dõi máy bay qua vệ tinh
Malaysia Airlines ký thỏa thuận với 3 công ty để có thể theo dõi máy bay của hãng ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới
Malaysia Airlines, hãng hàng không bị mất một chiếc máy bay lớn với 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn cách đây hơn 3 năm, đã trở thành hãng hàng không đầu tiên trên thế giới ký một thỏa thuận dùng vệ tinh theo dõi máy bay.
Theo tin từ Bloomberg, Malaysia Airlines đã đạt thỏa thuận với ba công ty là Aireon LLC, SITAONAIR và FlightAware LLC để có thể theo dõi máy bay của hãng ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, bao gồm các vùng cực và các vùng đại dương xa xôi nhất.
Aireon cho biết công ty này chuẩn bị thiết lập một mạng lưới vệ tinh mới cùng với Iridium Communications cho phép theo dõi giao thông đường không trên toàn cầu. Theo dự kiến, hệ thống này sẽ hoàn tất vào năm 2018.
Hiện nay, phần lớn các chuyến bay quốc tế đều truyền dữ liệu về vị trí của mình bằng một công nghệ có tên ADS-B, và các tín hiệu này có thể được theo dõi từ mặt đất hoặc không gian. Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã thiết lập một hệ thống theo dõi trên mặt đất dành cho ADS-B.
“Theo dõi không lưu toàn cầu theo thời gian thực từ lâu đã là một mục tiêu của ngành hàng không”, Giám đốc điều hành (CEO) Malaysia Airlines, ông Izham Ismail, nói trong một tuyên bố. “Chúng tôi tự hảo là hãng hàng không đầu tiên áp dụng giải pháp này”.
Chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào ngày 8/3/2014 đã biến mất trong sự cố hàng không bí hiểm nhất từ trước đến nay trên thế giới. Theo những gì mà các nhà điều tra xác định được, máy bay đã quay đầu, bay qua Malaysia và đi tới khu vực xa xôi ở phía Nam Ấn Độ Dương. Mảnh vỡ của chuyến bay xấu số đã được phát hiện trên bờ biển châu Phi, nhưng phần thân máy bay đến nay vẫn chưa được tìm thấy sau nhiều nỗ lực tìm kiếm.
Không rõ nếu hệ thống theo dõi của Aireon đã hoạt động vào thời điểm đó, thì vụ MH370 có gì khác hay không. Bộ truyền tín hiệu về vị trí của chiếc máy bay đã ngừng hoạt động, có thể do bị tắt một cách có chủ ý, và hệ thống theo dõi vệ tinh Aireon nếu đã hoạt động khi đó cũng không thể phát hiện được chiếc máy bay.
Aireon là một trong số những công ty đang phát triển công nghệ tìm kiếm máy bay mất tích. Inmarsat, công ty vận hành một mạng lưới vệ tinh cạnh tranh với Iridium, cung cấp một dịch vụ riêng biệt dành cho các hãng hàng không. Dịch vụ này sử dụng các hệ thống liên lạc truyền thống thay vì ADS-B.
Công ty Airinc thuộc Rockwell Collins cũng cung cấp dịch vụ tương tự cho các hãng bay.
Theo tin từ Bloomberg, Malaysia Airlines đã đạt thỏa thuận với ba công ty là Aireon LLC, SITAONAIR và FlightAware LLC để có thể theo dõi máy bay của hãng ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, bao gồm các vùng cực và các vùng đại dương xa xôi nhất.
Aireon cho biết công ty này chuẩn bị thiết lập một mạng lưới vệ tinh mới cùng với Iridium Communications cho phép theo dõi giao thông đường không trên toàn cầu. Theo dự kiến, hệ thống này sẽ hoàn tất vào năm 2018.
Hiện nay, phần lớn các chuyến bay quốc tế đều truyền dữ liệu về vị trí của mình bằng một công nghệ có tên ADS-B, và các tín hiệu này có thể được theo dõi từ mặt đất hoặc không gian. Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã thiết lập một hệ thống theo dõi trên mặt đất dành cho ADS-B.
“Theo dõi không lưu toàn cầu theo thời gian thực từ lâu đã là một mục tiêu của ngành hàng không”, Giám đốc điều hành (CEO) Malaysia Airlines, ông Izham Ismail, nói trong một tuyên bố. “Chúng tôi tự hảo là hãng hàng không đầu tiên áp dụng giải pháp này”.
Chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào ngày 8/3/2014 đã biến mất trong sự cố hàng không bí hiểm nhất từ trước đến nay trên thế giới. Theo những gì mà các nhà điều tra xác định được, máy bay đã quay đầu, bay qua Malaysia và đi tới khu vực xa xôi ở phía Nam Ấn Độ Dương. Mảnh vỡ của chuyến bay xấu số đã được phát hiện trên bờ biển châu Phi, nhưng phần thân máy bay đến nay vẫn chưa được tìm thấy sau nhiều nỗ lực tìm kiếm.
Không rõ nếu hệ thống theo dõi của Aireon đã hoạt động vào thời điểm đó, thì vụ MH370 có gì khác hay không. Bộ truyền tín hiệu về vị trí của chiếc máy bay đã ngừng hoạt động, có thể do bị tắt một cách có chủ ý, và hệ thống theo dõi vệ tinh Aireon nếu đã hoạt động khi đó cũng không thể phát hiện được chiếc máy bay.
Aireon là một trong số những công ty đang phát triển công nghệ tìm kiếm máy bay mất tích. Inmarsat, công ty vận hành một mạng lưới vệ tinh cạnh tranh với Iridium, cung cấp một dịch vụ riêng biệt dành cho các hãng hàng không. Dịch vụ này sử dụng các hệ thống liên lạc truyền thống thay vì ADS-B.
Công ty Airinc thuộc Rockwell Collins cũng cung cấp dịch vụ tương tự cho các hãng bay.