Saudi Arabia tăng mạnh giá dầu bán cho khách châu Á
Saudi Arabia tăng giá bán dầu cho khách châu Á với mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2012
Quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới Saudi Arabia vừa tăng giá bán dầu thô cho khách hàng châu Á với mức tăng cao nhất trong 3 năm do nhu cầu đi lên - hãng tin Bloomberg cho biết.
Hôm qua (3/3), công ty dầu lửa quốc doanh Saudi Arabian Oil (Aramco) tuyên bố sẽ bán dầu thô loại Arab nhẹ trong tháng 4 với mức giá thấp hơn 0,9 USD/thùng so với giá chuẩn của khu vực châu Á từ mức 1,4 USD/thùng so với giá chuẩn của châu Á áp dụng trong tháng 3.
Như vậy, Saudi Arabia tăng giá bán dầu cho khách châu Á với mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2012 - theo dữ liệu của Bloomberg. Ngoài ra, Saudi Arabia cũng tăng giá bán dầu cho các nhà máy lọc dầu ở Mỹ.
“Chúng tôi đã lường trước được việc tăng giá này, nhưng mức tăng giá là lớn hơn dự kiến”, nhà phân tích cấp cao Eugene Lindell thuộc công ty JBC Energy tại Vienna, Áo, phát biểu. “Thị trường dầu châu Á đang trở nên sôi động hơn một chút so với mấy tháng gần đây, và Aramco tăng giá bán dầu để phản ánh điều này”.
3 tháng sau khi Saudi Arabia thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ thị phần trước sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ thay vì cắt giảm sản lượng để giữ giá, chiến lược này đang cho thấy dấu hiệu phát huy tác dụng. Các nhà sản xuất dầu ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang cắt giảm đầu tư và cho hàng loạt giàn khoan dầu ngừng hoạt động.
Hôm 25/2, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Ali Al-Naimi nói rằng, nhu cầu dầu đang tăng và thị trường ổn định.
“Saudi Arabia đã quyết tâm duy trì chính sách khiến thị trường dầu tràn ngập nguồn cung”, ông Joh Kilduff thuộc quỹ Again Capital ở New York nhận định.
Theo kết quả khảo sát của Bloomberg, sản lượng dầu lửa của Saudi Arabia tăng thêm 130.000 thùng, lên mức 9,85 triệu thùng/ngày trong tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 9/2013.
Theo ông Lindell, nhu cầu dầu thô của các nhà máy lọc dầu ở châu Á đã tăng lên, trong khi xuất khẩu dầu của Iraq bị gián đoạn do thời tiết xấu khiến nguồn cung bị hạn chế. Tháng trước, Iraq xuất khẩu 2,3 triệu thùng dầu mỗi ngày từ cảng dầu Basra ở phía Bắc của nước này, so với mức xuất khẩu 2,4 triệu thùng/ngày trong tháng 1.
Các nhà sản xuất dầu của khu vực Trung Đông đang cạnh tranh ngày càng quyết liệt với các nhà sản xuất dầu Mỹ Latin, Bắc Phi và Nga tại thị trường châu Á. Các công ty dầu ở Vùng Vịnh chủ yếu bán dầu cho các nhà máy lọc dầu ở châu Á theo hợp đồng dài hạn, với giá bán có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình của các giá chuẩn khu vực đối với dầu Oman và dầu Dubai.
Saudi Arabia đã giảm mạnh giá bán dầu cho khách châu Á trong tháng 3, xuống mức thấp hơn 2,3 USD/thùng so với giá chuẩn khu vực, mức chênh lệch lớn nhất trong ít nhất 14 năm. Kuwait và Iran cũng là những nhà cung cấp giảm giá bán dầu cho khách châu Á trong tháng 3.
Chốt phiên giao dịch ngày 3/3, giá dầu thô Brent biển Bắc giao tháng 4 tại thị trường London tăng 1,46 USD/thùng, lên mức 61,02 USD/thùng. Giá dầu Brent được dùng làm giá chuẩn cho giá của hơn một nửa lượng dầu được giao dịch toàn cầu.
Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 đóng cửa phiên giao dịch với mức tăng 0,93 USD/thùng, lên 50,52 USD/thùng.
Hôm qua (3/3), công ty dầu lửa quốc doanh Saudi Arabian Oil (Aramco) tuyên bố sẽ bán dầu thô loại Arab nhẹ trong tháng 4 với mức giá thấp hơn 0,9 USD/thùng so với giá chuẩn của khu vực châu Á từ mức 1,4 USD/thùng so với giá chuẩn của châu Á áp dụng trong tháng 3.
Như vậy, Saudi Arabia tăng giá bán dầu cho khách châu Á với mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2012 - theo dữ liệu của Bloomberg. Ngoài ra, Saudi Arabia cũng tăng giá bán dầu cho các nhà máy lọc dầu ở Mỹ.
“Chúng tôi đã lường trước được việc tăng giá này, nhưng mức tăng giá là lớn hơn dự kiến”, nhà phân tích cấp cao Eugene Lindell thuộc công ty JBC Energy tại Vienna, Áo, phát biểu. “Thị trường dầu châu Á đang trở nên sôi động hơn một chút so với mấy tháng gần đây, và Aramco tăng giá bán dầu để phản ánh điều này”.
3 tháng sau khi Saudi Arabia thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ thị phần trước sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ thay vì cắt giảm sản lượng để giữ giá, chiến lược này đang cho thấy dấu hiệu phát huy tác dụng. Các nhà sản xuất dầu ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang cắt giảm đầu tư và cho hàng loạt giàn khoan dầu ngừng hoạt động.
Hôm 25/2, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Ali Al-Naimi nói rằng, nhu cầu dầu đang tăng và thị trường ổn định.
“Saudi Arabia đã quyết tâm duy trì chính sách khiến thị trường dầu tràn ngập nguồn cung”, ông Joh Kilduff thuộc quỹ Again Capital ở New York nhận định.
Theo kết quả khảo sát của Bloomberg, sản lượng dầu lửa của Saudi Arabia tăng thêm 130.000 thùng, lên mức 9,85 triệu thùng/ngày trong tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 9/2013.
Theo ông Lindell, nhu cầu dầu thô của các nhà máy lọc dầu ở châu Á đã tăng lên, trong khi xuất khẩu dầu của Iraq bị gián đoạn do thời tiết xấu khiến nguồn cung bị hạn chế. Tháng trước, Iraq xuất khẩu 2,3 triệu thùng dầu mỗi ngày từ cảng dầu Basra ở phía Bắc của nước này, so với mức xuất khẩu 2,4 triệu thùng/ngày trong tháng 1.
Các nhà sản xuất dầu của khu vực Trung Đông đang cạnh tranh ngày càng quyết liệt với các nhà sản xuất dầu Mỹ Latin, Bắc Phi và Nga tại thị trường châu Á. Các công ty dầu ở Vùng Vịnh chủ yếu bán dầu cho các nhà máy lọc dầu ở châu Á theo hợp đồng dài hạn, với giá bán có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình của các giá chuẩn khu vực đối với dầu Oman và dầu Dubai.
Saudi Arabia đã giảm mạnh giá bán dầu cho khách châu Á trong tháng 3, xuống mức thấp hơn 2,3 USD/thùng so với giá chuẩn khu vực, mức chênh lệch lớn nhất trong ít nhất 14 năm. Kuwait và Iran cũng là những nhà cung cấp giảm giá bán dầu cho khách châu Á trong tháng 3.
Chốt phiên giao dịch ngày 3/3, giá dầu thô Brent biển Bắc giao tháng 4 tại thị trường London tăng 1,46 USD/thùng, lên mức 61,02 USD/thùng. Giá dầu Brent được dùng làm giá chuẩn cho giá của hơn một nửa lượng dầu được giao dịch toàn cầu.
Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 đóng cửa phiên giao dịch với mức tăng 0,93 USD/thùng, lên 50,52 USD/thùng.