Sẽ cách chức sếp Vinatex nếu để lỗ 2 năm liên tiếp
Điểm đáng chú ý trong dự thảo điều lệ hoạt động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)
Trường hợp để Vinatex lâm vào tình trạng phá sản thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc bị hạ lương hoặc bị cách chức, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đó là một trong những điểm đáng chú ý trong dự thảo điều lệ hoạt động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa được Bộ Công Thương công bố.
Theo mục tiêu của dự thảo, Vinatex trong tương lai phải là tập đoàn kinh tế đa ngành, trong đó dệt may là ngành nghề chính, kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Vinatex và vốn của tập đoàn đầu tư tại các doanh nghiệp khác.
Tập đoàn cũng được kinh doanh một số ngành, nghề khác có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư: nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang; kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu: kinh doanh, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công, chế biến thực phẩm, nông, lâm, thủy hải sản, hàng tiêu dùng, điện tử, thiết bị văn phòng phẩm; ủy thác mua bán xăng dầu; kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; tư vấn, kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản..
Ngoài ra, tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, Vinatex có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Vốn điều lệ của Vinatex là 3.400 tỷ đồng, có thể điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, dự thảo điều lệ quy định chặt chẽ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng thành viên, tổng giám đốc Vinatex.
Cụ thể, trường hợp để Vinatex lâm vào tình trạng phá sản thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc bị hạ lương hoặc bị cách chức, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Riêng với chức vụ Tổng giám đốc, sẽ bị miễn nhiệm trước thời hạn nếu để tập đoàn lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu giao trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, hoặc tập đoàn lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Đó là một trong những điểm đáng chú ý trong dự thảo điều lệ hoạt động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa được Bộ Công Thương công bố.
Theo mục tiêu của dự thảo, Vinatex trong tương lai phải là tập đoàn kinh tế đa ngành, trong đó dệt may là ngành nghề chính, kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Vinatex và vốn của tập đoàn đầu tư tại các doanh nghiệp khác.
Tập đoàn cũng được kinh doanh một số ngành, nghề khác có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư: nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang; kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu: kinh doanh, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công, chế biến thực phẩm, nông, lâm, thủy hải sản, hàng tiêu dùng, điện tử, thiết bị văn phòng phẩm; ủy thác mua bán xăng dầu; kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; tư vấn, kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản..
Ngoài ra, tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, Vinatex có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Vốn điều lệ của Vinatex là 3.400 tỷ đồng, có thể điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, dự thảo điều lệ quy định chặt chẽ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng thành viên, tổng giám đốc Vinatex.
Cụ thể, trường hợp để Vinatex lâm vào tình trạng phá sản thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc bị hạ lương hoặc bị cách chức, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Riêng với chức vụ Tổng giám đốc, sẽ bị miễn nhiệm trước thời hạn nếu để tập đoàn lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu giao trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, hoặc tập đoàn lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.