Sẽ có di động 10 số và 11 số
Ba ông lớn MobiFone, Vinaphone và Viettel vừa kiến nghị sửa số điện thoại di động từ 10 số lên 11 số vì kho số đã “cháy”
Ba ông lớn MobiFone, Vinaphone và Viettel vừa kiến nghị sửa số điện thoại di động từ 10 số lên 11 số vì kho số đã “cháy”.
Nghĩa là nếu điều này được thực hiện, sẽ có khoảng 20 triệu thuê bao bị sửa số và nhiều phiền phức khác xảy đến đối với khách hàng...
Mặc dù Bộ Bưu chính Viễn thông từng phải can thiệp chống “cháy” số bằng cách sửa đổi số thuê bao (tăng từ 9 lên 10 chữ số) và cấp thêm mã số mới cho các mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel Mobile nhưng tình trạng “cháy” kho số vẫn xảy ra.
Trong tổng số 30 triệu thuê bao đăng ký trên các mạng di động hiện nay, chỉ có 20 triệu thuê bao thực tế đang hoạt động, còn lại là 10 triệu thuê bao “ảo” (thuê bao khóa hai chiều nhưng vẫn trong thời gian giữ số trên mạng).
Năm ngoái, trước tình trạng “cháy” số, Vinaphone và MobiFone đã đề nghị được cấp thêm mã số mới. Viettel Mobile lại phản đối phương án này, đề nghị mở rộng kho số bằng cách tăng độ dài số thuê bao từ 10 lên 11 chữ số.
Bộ Bưu chính Viễn thông sau đó đã “chiều” theo phương án của “anh em” nhà VNPT bằng cách cấp thêm mã số mới cho cả ba mạng. Chưa đầy một năm sau, tình trạng “cháy” số xảy ra nhưng lần này cả ba mạng đều kiến nghị tăng số thuê bao chứ không muốn được cấp thêm mã số mới.
Sở dĩ doanh nghiệp không muốn cấp mã mới bởi họ đã quá “ngán” việc phải đầu tư quảng bá để người tiêu dùng biết thêm một mã di động mới.
Mặt khác, các doanh nghiệp cho rằng nếu cấp thêm mã số mới thì tình trạng “cháy” số chẳng bao lâu sẽ lại xảy ra. Tuy nhiên, với phương án tăng độ dài số thuê bao thì tất cả thuê bao của các mạng sẽ phải sửa số, kèm theo hàng loạt thay đổi khác liên quan tới số di động.
Mặc dù chưa có phán quyết cuối cùng song Bộ Bưu chính Viễn thông hiện nghiêng về phương án cấp thêm mã số mới chứ không cho phép doanh nghiệp tăng độ dài số thuê bao.
Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Bưu chính Viễn thông), cho biết việc tăng độ dài số thuê bao hiện hành sẽ khiến người tiêu dùng gặp nhiều phiền phức nên bộ không ủng hộ phương án này.
Dự kiến mã số mới sẽ được cấp cho các mạng di động là mã 01. Tuy nhiên, thay vì cấp mã có ba chữ số từ 010 đến 019 giống như mã 09, mã 01 sẽ gồm bốn chữ số từ 0101 đến 0109.
Như vậy khi đó thị trường di động Việt Nam sẽ tồn tại song song hai loại hình thuê bao với độ dài khác nhau gồm thuê bao 10 chữ số và thuê bao 11 chữ số. Với việc có thêm mã số 01 cho thuê bao 11 chữ số, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có kho số lớn hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao mới, đồng thời vẫn giữ được số của các thuê bao hiện tại, tránh sự thay đổi không cần thiết.
Ông Hải nói việc quản lý nhiều mã di động với độ dài thuê bao khác nhau hoàn toàn không khó khăn đối với doanh nghiệp.
Theo ông Hải, hầu hết các nước ASEAN đều áp dụng phương án đa mã (một mạng di động có nhiều mã số) và thực tế tại VN cũng đã tồn tại hình thức đa mã (MobiFone với 090 và 093, Vinaphone 091 và 094, Viettel Mobile 097 và 098).
“Trói” thuê bao trả trước từ tháng tám
Một nguồn tin từ Bộ Bưu chính Viễn thông cho biết dự kiến bắt đầu từ tháng tám sẽ thực hiện biện pháp quản lý thuê bao di động trả trước.
Theo đó, các thuê bao trả trước sẽ được chia thành hai nhóm: nhóm đăng ký mới (thuê bao đăng ký sử dụng lần đầu) và nhóm đang sử dụng (thuê bao đang mở hai chiều, thuê bao khóa một chiều, thuê bao khóa hai chiều đang trong thời gian giữ số trên mạng, thuê bao thay đổi chủ). Các thuê bao đăng ký mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin ngay khi hòa mạng. Các thuê bao đang hoạt động sẽ có 24 tháng để hoàn tất việc đăng ký.
Thông tin quản lý gồm số máy của thuê bao; họ tên, ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân (hộ chiếu) của người sử dụng, ngày tháng năm sử dụng dịch vụ (hoặc đăng ký lại).
Để tạo thuận tiện cho các thuê bao đang hoạt động, việc đăng ký thông tin sẽ được thực hiện theo ba hình thức: qua tin nhắn, qua website của nhà cung cấp dịch vụ, tại điểm giao dịch.
Nghĩa là nếu điều này được thực hiện, sẽ có khoảng 20 triệu thuê bao bị sửa số và nhiều phiền phức khác xảy đến đối với khách hàng...
Mặc dù Bộ Bưu chính Viễn thông từng phải can thiệp chống “cháy” số bằng cách sửa đổi số thuê bao (tăng từ 9 lên 10 chữ số) và cấp thêm mã số mới cho các mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel Mobile nhưng tình trạng “cháy” kho số vẫn xảy ra.
Trong tổng số 30 triệu thuê bao đăng ký trên các mạng di động hiện nay, chỉ có 20 triệu thuê bao thực tế đang hoạt động, còn lại là 10 triệu thuê bao “ảo” (thuê bao khóa hai chiều nhưng vẫn trong thời gian giữ số trên mạng).
Năm ngoái, trước tình trạng “cháy” số, Vinaphone và MobiFone đã đề nghị được cấp thêm mã số mới. Viettel Mobile lại phản đối phương án này, đề nghị mở rộng kho số bằng cách tăng độ dài số thuê bao từ 10 lên 11 chữ số.
Bộ Bưu chính Viễn thông sau đó đã “chiều” theo phương án của “anh em” nhà VNPT bằng cách cấp thêm mã số mới cho cả ba mạng. Chưa đầy một năm sau, tình trạng “cháy” số xảy ra nhưng lần này cả ba mạng đều kiến nghị tăng số thuê bao chứ không muốn được cấp thêm mã số mới.
Sở dĩ doanh nghiệp không muốn cấp mã mới bởi họ đã quá “ngán” việc phải đầu tư quảng bá để người tiêu dùng biết thêm một mã di động mới.
Mặt khác, các doanh nghiệp cho rằng nếu cấp thêm mã số mới thì tình trạng “cháy” số chẳng bao lâu sẽ lại xảy ra. Tuy nhiên, với phương án tăng độ dài số thuê bao thì tất cả thuê bao của các mạng sẽ phải sửa số, kèm theo hàng loạt thay đổi khác liên quan tới số di động.
Mặc dù chưa có phán quyết cuối cùng song Bộ Bưu chính Viễn thông hiện nghiêng về phương án cấp thêm mã số mới chứ không cho phép doanh nghiệp tăng độ dài số thuê bao.
Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Bưu chính Viễn thông), cho biết việc tăng độ dài số thuê bao hiện hành sẽ khiến người tiêu dùng gặp nhiều phiền phức nên bộ không ủng hộ phương án này.
Dự kiến mã số mới sẽ được cấp cho các mạng di động là mã 01. Tuy nhiên, thay vì cấp mã có ba chữ số từ 010 đến 019 giống như mã 09, mã 01 sẽ gồm bốn chữ số từ 0101 đến 0109.
Như vậy khi đó thị trường di động Việt Nam sẽ tồn tại song song hai loại hình thuê bao với độ dài khác nhau gồm thuê bao 10 chữ số và thuê bao 11 chữ số. Với việc có thêm mã số 01 cho thuê bao 11 chữ số, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có kho số lớn hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao mới, đồng thời vẫn giữ được số của các thuê bao hiện tại, tránh sự thay đổi không cần thiết.
Ông Hải nói việc quản lý nhiều mã di động với độ dài thuê bao khác nhau hoàn toàn không khó khăn đối với doanh nghiệp.
Theo ông Hải, hầu hết các nước ASEAN đều áp dụng phương án đa mã (một mạng di động có nhiều mã số) và thực tế tại VN cũng đã tồn tại hình thức đa mã (MobiFone với 090 và 093, Vinaphone 091 và 094, Viettel Mobile 097 và 098).
“Trói” thuê bao trả trước từ tháng tám
Một nguồn tin từ Bộ Bưu chính Viễn thông cho biết dự kiến bắt đầu từ tháng tám sẽ thực hiện biện pháp quản lý thuê bao di động trả trước.
Theo đó, các thuê bao trả trước sẽ được chia thành hai nhóm: nhóm đăng ký mới (thuê bao đăng ký sử dụng lần đầu) và nhóm đang sử dụng (thuê bao đang mở hai chiều, thuê bao khóa một chiều, thuê bao khóa hai chiều đang trong thời gian giữ số trên mạng, thuê bao thay đổi chủ). Các thuê bao đăng ký mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin ngay khi hòa mạng. Các thuê bao đang hoạt động sẽ có 24 tháng để hoàn tất việc đăng ký.
Thông tin quản lý gồm số máy của thuê bao; họ tên, ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân (hộ chiếu) của người sử dụng, ngày tháng năm sử dụng dịch vụ (hoặc đăng ký lại).
Để tạo thuận tiện cho các thuê bao đang hoạt động, việc đăng ký thông tin sẽ được thực hiện theo ba hình thức: qua tin nhắn, qua website của nhà cung cấp dịch vụ, tại điểm giao dịch.