Sẽ có ngân hàng không được tăng trưởng tín dụng
4 nhóm ngân hàng đã được xác định để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cùng với giới hạn tỷ trọng tín dụng “không khuyến khích”
Ngày 13/2/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012 và giải pháp điều hành tín dụng năm nay.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho 4 nhóm tổ chức tín dụng: nhóm 1 tăng trưởng tối đa là 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa là 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa là 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng.
Sau 6 tháng thực hiện, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng, đảm bảo đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ.
Như vậy, cơ chế phân nhóm để áp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được được Ngân hàng Nhà nước thực hiện, thay vì cào bằng giới hạn dưới 20% như trong năm 2011. Chỉ tiêu cao nhất cho nhóm 1 cũng là mức cao nhất theo định hướng tăng trưởng tín dụng hệ thống năm nay là 15% - 17%. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin cụ thể về danh sách các nhóm nói trên.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản số 674/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2012, triển khai Chỉ thị số 01.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong suốt cả năm 2012 (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được thông báo cho từng tổ chức tín dụng.
Dư nợ tín dụng được xác định bao gồm dư nợ cấp tín dụng theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 10/8/2010; số dư mua trái phiếu doanh nghiệp (trừ trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành), bao gồm số dư mua trái phiếu phát hành lần đầu và mua trên thị trường thứ cấp; dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ủy thác của tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng.
Trên cơ sở kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm 2012, tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý; giao kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý và cả năm 2012 cho các chi nhánh (sở giao dịch) của mình, đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc.
Giới hạn tỷ trọng tín dụng “không khuyến khích”
Như đề cập ở bài viết vừa qua trên VnEconomy, điểm mà thị trường quan tâm hiện nay là việc thực hiện tăng trưởng tín dụng phi sản xuất trong năm 2012 sẽ như thế nào, có tiếp tục theo giới hạn tỷ trọng 16% hay không, hay theo giới hạn mới, cơ chế phân nhóm mới…?
Trong thông tin công bố ngày 13/2/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ, các tổ chức tín dụng thực hiện kiểm soát hoạt động tín dụng đối với các lĩnh vực không khuyến khích (không đề cập đến khái niệm “phi sản xuất”). Cụ thể, các tổ chức tín dụng (trừ các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép chuyên ngành hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng) kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%.
Dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích bao gồm: dư nợ cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán, trong đó loại trừ dư nợ cho vay đối với người lao động của công ty nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước này thành công ty cổ phần; dư nợ cho vay đối với nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (gọi là cho vay tiêu dùng), trong đó loại trừ dư nợ cho vay đối với nhu cầu vốn để xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay; dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, trong đó loại trừ dư nợ cho vay đối với một số nhu cầu vốn (xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do UBND cấp tỉnh ban hành mà chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng trong năm 2012 theo nội dung hợp đồng trong hoạt động xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê tài sản).
Trường hợp tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng tín dụng và/hoặc tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích vượt mức quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và các biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho 4 nhóm tổ chức tín dụng: nhóm 1 tăng trưởng tối đa là 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa là 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa là 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng.
Sau 6 tháng thực hiện, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng, đảm bảo đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ.
Như vậy, cơ chế phân nhóm để áp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được được Ngân hàng Nhà nước thực hiện, thay vì cào bằng giới hạn dưới 20% như trong năm 2011. Chỉ tiêu cao nhất cho nhóm 1 cũng là mức cao nhất theo định hướng tăng trưởng tín dụng hệ thống năm nay là 15% - 17%. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin cụ thể về danh sách các nhóm nói trên.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản số 674/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2012, triển khai Chỉ thị số 01.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong suốt cả năm 2012 (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được thông báo cho từng tổ chức tín dụng.
Dư nợ tín dụng được xác định bao gồm dư nợ cấp tín dụng theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 10/8/2010; số dư mua trái phiếu doanh nghiệp (trừ trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành), bao gồm số dư mua trái phiếu phát hành lần đầu và mua trên thị trường thứ cấp; dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ủy thác của tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng.
Trên cơ sở kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm 2012, tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý; giao kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý và cả năm 2012 cho các chi nhánh (sở giao dịch) của mình, đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc.
Giới hạn tỷ trọng tín dụng “không khuyến khích”
Như đề cập ở bài viết vừa qua trên VnEconomy, điểm mà thị trường quan tâm hiện nay là việc thực hiện tăng trưởng tín dụng phi sản xuất trong năm 2012 sẽ như thế nào, có tiếp tục theo giới hạn tỷ trọng 16% hay không, hay theo giới hạn mới, cơ chế phân nhóm mới…?
Trong thông tin công bố ngày 13/2/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ, các tổ chức tín dụng thực hiện kiểm soát hoạt động tín dụng đối với các lĩnh vực không khuyến khích (không đề cập đến khái niệm “phi sản xuất”). Cụ thể, các tổ chức tín dụng (trừ các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép chuyên ngành hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng) kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%.
Dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích bao gồm: dư nợ cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán, trong đó loại trừ dư nợ cho vay đối với người lao động của công ty nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước này thành công ty cổ phần; dư nợ cho vay đối với nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (gọi là cho vay tiêu dùng), trong đó loại trừ dư nợ cho vay đối với nhu cầu vốn để xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay; dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, trong đó loại trừ dư nợ cho vay đối với một số nhu cầu vốn (xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do UBND cấp tỉnh ban hành mà chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng trong năm 2012 theo nội dung hợp đồng trong hoạt động xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê tài sản).
Trường hợp tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng tín dụng và/hoặc tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích vượt mức quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và các biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh.