“Sẽ đề nghị Thống đốc trao đổi thêm” về thị trường vàng
Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến nói về chính sách điều hành tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu
"Mỗi nhà nghiên cứu có góc nhìn riêng, nên khác nhau là bình thường", Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013, đang diễn ra tại Huế.
Trước khi ông Tiến được mời đăng đàn, TS. Ngô Trí Long, trong phát biểu của mình cũng đã đề nghị đối thoại, “tranh luận công khai chính trực” với Ngân hàng Nhà nước. Ông Long cũng tỏ ra bức xúc, khi có ý kiến mà ông cho là "thiếu xây dựng và mang tính quy kết" với bản tham luận về quản lý thị trường vàng của ông gửi đến Diễn đàn.
Phó thống đốc nói, ông cũng nhìn nhận chủ đề diễn đàn đặc biệt quan trọng, được các nhà quan sát và xã hội dư luận rất quan tâm. “Cá nhân tôi thấy các bài tham luận đặc biệt phong phú, bổ ích”, ông Tiến nói.
Trở lại vấn đề được tranh luận nhiều chiều tại diễn đàn về thực trạng của nền kinh tế, Phó thống đốc nhìn nhận, sự kiên định ổn định vĩ mô đã làm bộc lộ hạn chế yếu kém trong các giai đoạn trước đó, kể cả trong điều hành, thể chế, quản lý kinh tế thị trường.
Với ý kiến quan ngại về con số tăng trưởng tín dụng, ông Tiến hồi âm rằng đến nay tăng tín dụng mới được khoảng 6%. Ngân hàng Nhà nước đã đánh giá về thực trạng nguyên nhân và bàn biện pháp tháo gỡ. "Theo quy luật, hàng năm quý 4 có mức độ tăng cao, nên chúng tôi vẫn kỳ vọng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay", ông Tiến cho hay.
Nhắc đến con số 15% tại một số ý kiến trong phiên thảo luận ngày 26/9, Phó thống đốc cũng lưu ý về một lượng vốn lớn khác được các tổ chức tín dụng cung cấp thông qua kênh tài chính khoảng 400 nghìn tỷ đồng, cũng góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
"Dự báo, mục tiêu tăng trưởng tín dụng có thể từ 12 - 14% thì phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng của năm nay", ông Tiến nói.
Liên quan đến một số tham luận về quản lý thị trường vàng tại Diễn đàn, ông Tiến bình luận, các chuyên gia và người dân quan tâm đến chính sách nhà nước là đáng coi trọng, tùy góc độ có thể đưa ra các đề xuất khác nhau, và các cơ quan nhà nước phải xem xét nghiêm túc.
"Tuy nhiên, tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 giữa năm 2013, Chính phủ đã có báo cáo chính thức đầy đủ về vàng", ông Tiến nhấn mạnh.
Với đề nghị đối thoại của TS. Ngô Trí Long, ông Tiến nói sẽ đề nghị Thống đốc trao đổi thêm, nếu diễn giả thấy cần thiết.
Không đủ thời gian nói được chi tiết, nhưng ông Tiến cũng điểm lại các tác động chính của Nghị định 24. Như, "vàng hóa" trong tổ chức tín dụng đã giảm mạnh, thị trường vàng đã ổn định hơn và không còn có các cơn sốt vàng, đi kèm các cơn sốt ngắn hạn của đồng Đô la.
Phó thống đốc cũng nói rõ, ông không đồng tình với nhận xét của ông Long là giải pháp ổn định tỷ giá vừa qua không chịu ảnh hưởng tác động nào từ quản lý vàng.
Nhắc đến nhiều ý kiến mong muốn giá vàng phải cân bằng trong nước và thế giới, ông Tiến cho biết đến nay chỉ còn dao động khoảng 2 - 3 triệu đồng. Và qua đấu giá khoảng 60 tấn vàng, phần chênh lệch giá trong và ngoài nước thì ngân sách nhà nước được hưởng, và cũng là một nguồn thu quan trọng của ngân sách.
"Kỳ họp tới, xin tiếp tục báo cáo Quốc hội chuyên đề về vàng", ông Tiến hướng về Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại bàn chủ tọa diễn đàn.
Cũng ở vai trò điều hành diễn đàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, quản lý vàng là vấn đề lớn và khó, cho nên cần khách quan công tâm đánh giá cho hết cả hai mặt.
Trước khi ông Tiến được mời đăng đàn, TS. Ngô Trí Long, trong phát biểu của mình cũng đã đề nghị đối thoại, “tranh luận công khai chính trực” với Ngân hàng Nhà nước. Ông Long cũng tỏ ra bức xúc, khi có ý kiến mà ông cho là "thiếu xây dựng và mang tính quy kết" với bản tham luận về quản lý thị trường vàng của ông gửi đến Diễn đàn.
Phó thống đốc nói, ông cũng nhìn nhận chủ đề diễn đàn đặc biệt quan trọng, được các nhà quan sát và xã hội dư luận rất quan tâm. “Cá nhân tôi thấy các bài tham luận đặc biệt phong phú, bổ ích”, ông Tiến nói.
Trở lại vấn đề được tranh luận nhiều chiều tại diễn đàn về thực trạng của nền kinh tế, Phó thống đốc nhìn nhận, sự kiên định ổn định vĩ mô đã làm bộc lộ hạn chế yếu kém trong các giai đoạn trước đó, kể cả trong điều hành, thể chế, quản lý kinh tế thị trường.
Với ý kiến quan ngại về con số tăng trưởng tín dụng, ông Tiến hồi âm rằng đến nay tăng tín dụng mới được khoảng 6%. Ngân hàng Nhà nước đã đánh giá về thực trạng nguyên nhân và bàn biện pháp tháo gỡ. "Theo quy luật, hàng năm quý 4 có mức độ tăng cao, nên chúng tôi vẫn kỳ vọng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay", ông Tiến cho hay.
Nhắc đến con số 15% tại một số ý kiến trong phiên thảo luận ngày 26/9, Phó thống đốc cũng lưu ý về một lượng vốn lớn khác được các tổ chức tín dụng cung cấp thông qua kênh tài chính khoảng 400 nghìn tỷ đồng, cũng góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
"Dự báo, mục tiêu tăng trưởng tín dụng có thể từ 12 - 14% thì phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng của năm nay", ông Tiến nói.
Liên quan đến một số tham luận về quản lý thị trường vàng tại Diễn đàn, ông Tiến bình luận, các chuyên gia và người dân quan tâm đến chính sách nhà nước là đáng coi trọng, tùy góc độ có thể đưa ra các đề xuất khác nhau, và các cơ quan nhà nước phải xem xét nghiêm túc.
"Tuy nhiên, tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 giữa năm 2013, Chính phủ đã có báo cáo chính thức đầy đủ về vàng", ông Tiến nhấn mạnh.
Với đề nghị đối thoại của TS. Ngô Trí Long, ông Tiến nói sẽ đề nghị Thống đốc trao đổi thêm, nếu diễn giả thấy cần thiết.
Không đủ thời gian nói được chi tiết, nhưng ông Tiến cũng điểm lại các tác động chính của Nghị định 24. Như, "vàng hóa" trong tổ chức tín dụng đã giảm mạnh, thị trường vàng đã ổn định hơn và không còn có các cơn sốt vàng, đi kèm các cơn sốt ngắn hạn của đồng Đô la.
Phó thống đốc cũng nói rõ, ông không đồng tình với nhận xét của ông Long là giải pháp ổn định tỷ giá vừa qua không chịu ảnh hưởng tác động nào từ quản lý vàng.
Nhắc đến nhiều ý kiến mong muốn giá vàng phải cân bằng trong nước và thế giới, ông Tiến cho biết đến nay chỉ còn dao động khoảng 2 - 3 triệu đồng. Và qua đấu giá khoảng 60 tấn vàng, phần chênh lệch giá trong và ngoài nước thì ngân sách nhà nước được hưởng, và cũng là một nguồn thu quan trọng của ngân sách.
"Kỳ họp tới, xin tiếp tục báo cáo Quốc hội chuyên đề về vàng", ông Tiến hướng về Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại bàn chủ tọa diễn đàn.
Cũng ở vai trò điều hành diễn đàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, quản lý vàng là vấn đề lớn và khó, cho nên cần khách quan công tâm đánh giá cho hết cả hai mặt.