Sẽ đưa phí cho vay của ngân hàng vào khuôn khổ
Một văn bản mới sẽ được Ngân hàng Nhà nước ban hành để giám sát hoạt động thu phí cho vay của các ngân hàng thương mại
Một văn bản mới sẽ được Ngân hàng Nhà nước ban hành để giám sát hoạt động thu phí cho vay của các ngân hàng thương mại.
Sau một tuần thực hiện cơ chế mới, lãi suất trên thị trường ngân hàng có nhiều biến động và có một số phát sinh đáng chú ý; trong đó việc thu phí cho vay đang tạo khó khăn đối với các nhu cầu vay vốn.
Theo cơ chế mới, lãi suất cho vay đầu ra VND của các ngân hàng thương mại được khống chế ở mức 18%/năm, theo tỷ lệ tối đa 150% lãi suất cơ bản như quy định của Bộ luật Dân sự.
Nhiều ngân hàng “lách trần” lãi suất cho vay bằng việc áp một số khoản phí đi kèm, phổ biến từ 0,5% - 4,5% cho mỗi khoản vay; gián tiếp đẩy lãi suất cho vay vượt trên 18%/năm.
Về những trường hợp này, trả lời VnEconomy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết việc thu thêm phí nói trên không nằm trong cơ chế điều hành lãi suất mới (tuân thủ hai bộ luật là Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự), mà thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác.
Và để giám sát vấn đề phát sinh nói trên, tránh những trường hợp thu phí cho vay bất hợp lý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giao cho các đầu mối trực tiếp phụ trách xây dựng và sớm trình để ban hành một quyết định về vấn đề thu phí để quản lý và làm cơ sở để giám sát việc cho vay của các ngân hàng thương mại.
Văn bản này sẽ là một hành lang mới, đi cùng với cơ chế lãi suất hiện hành, đảm bảo việc thực hiện cho vay ra của các ngân hàng đúng quy định và không có những phát sinh làm khó nhu cầu vay vốn.
Ngoài ra, sau một tuần thực hiện cơ chế mới, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số trường hợp vẫn áp dụng mức lãi suất cho vay trên 18%/năm, chủ yếu trong ngày 19/5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giao Thanh tra ngành kiểm tra và xử lý những trường hợp phạm luật này và hiện không còn trường hợp nào cho vay với lãi suất vượt mức quy định.
Đến thời điểm này, theo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước, về cơ bản các ngân hàng thương mại đã thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất. Hầu hết các thành viên đều đã đồng loạt điều chỉnh tăng mức lãi suất huy động ngay trong ngày đầu tiên áp dụng cơ chế. Các mức lãi suất huy động được điều chỉnh tăng từ 1,7% - 3,5%/năm đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống và tăng từ 1,5% - 3,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng.
Lãi suất huy động VND hiện phổ biến ở mức: Khối ngân hàng quốc doanh, không kỳ hạn là 4%/năm, 3 tháng là 13,43%/năm, 6 tháng là 13,53%/năm, 12 tháng 13,67%/năm; khối cổ phần, lãi suất không kỳ hạn là 4,49%/năm, 3 tháng là 14,01%/năm, 6 tháng là 14,16%/năm, kỳ hạn 12 tháng 14,3%/năm và một số thành viên có mức chung là 15%/năm.
Lãi suất cho vay VND của ngân hàng thương mại hiện phổ biến ở mức: Khối ngân hàng quốc doanh lãi suất cho vay loại ngắn hạn từ 12,82% - 16,8%/năm, trung và dài hạn là 13,8% - 18%/năm; khối cổ phần đã điều chỉnh lãi suất sát với mức 18%/năm.
Liên quan đến tính thanh khoản của hệ thống, để ổn định thị trường, trong tuần thực hiện cơ chế mới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào mua giấy tờ có giá với các kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 12%/năm, khối lượng chào và trúng thầu mỗi phiên từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng/phiên.
Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, nhìn chung các khối ngân hàng đều dư thừa vốn khả dụng (dư thừa ở mức cao ở khối quốc doanh, nước ngoài và dư thừa thấp ở khối cổ phần); tuy nhiên mức dư thừa không phân bố đều giữa các ngân hàng. Ngoài ra, sau khi tăng lãi suất huy động, nguồn vốn chảy về các ngân hàng đã có chuyển biến tích cực; nhiều thành viên có tốc độ tiền gửi cao gấp 2 – 3 lần so với ngày thường trước đó.
Sau những phản ứng tức thì và có một số vấn đề phát sinh, dự báo từ tuần tới, lãi suất huy động cũng như hoạt động cho vay của các ngân hàng sẽ ổn định. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố vẫn tiếp tục trực tiếp giám sát việc thực hiện cơ chế mới.
Sau một tuần thực hiện cơ chế mới, lãi suất trên thị trường ngân hàng có nhiều biến động và có một số phát sinh đáng chú ý; trong đó việc thu phí cho vay đang tạo khó khăn đối với các nhu cầu vay vốn.
Theo cơ chế mới, lãi suất cho vay đầu ra VND của các ngân hàng thương mại được khống chế ở mức 18%/năm, theo tỷ lệ tối đa 150% lãi suất cơ bản như quy định của Bộ luật Dân sự.
Nhiều ngân hàng “lách trần” lãi suất cho vay bằng việc áp một số khoản phí đi kèm, phổ biến từ 0,5% - 4,5% cho mỗi khoản vay; gián tiếp đẩy lãi suất cho vay vượt trên 18%/năm.
Về những trường hợp này, trả lời VnEconomy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết việc thu thêm phí nói trên không nằm trong cơ chế điều hành lãi suất mới (tuân thủ hai bộ luật là Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự), mà thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác.
Và để giám sát vấn đề phát sinh nói trên, tránh những trường hợp thu phí cho vay bất hợp lý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giao cho các đầu mối trực tiếp phụ trách xây dựng và sớm trình để ban hành một quyết định về vấn đề thu phí để quản lý và làm cơ sở để giám sát việc cho vay của các ngân hàng thương mại.
Văn bản này sẽ là một hành lang mới, đi cùng với cơ chế lãi suất hiện hành, đảm bảo việc thực hiện cho vay ra của các ngân hàng đúng quy định và không có những phát sinh làm khó nhu cầu vay vốn.
Ngoài ra, sau một tuần thực hiện cơ chế mới, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số trường hợp vẫn áp dụng mức lãi suất cho vay trên 18%/năm, chủ yếu trong ngày 19/5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giao Thanh tra ngành kiểm tra và xử lý những trường hợp phạm luật này và hiện không còn trường hợp nào cho vay với lãi suất vượt mức quy định.
Đến thời điểm này, theo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước, về cơ bản các ngân hàng thương mại đã thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất. Hầu hết các thành viên đều đã đồng loạt điều chỉnh tăng mức lãi suất huy động ngay trong ngày đầu tiên áp dụng cơ chế. Các mức lãi suất huy động được điều chỉnh tăng từ 1,7% - 3,5%/năm đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống và tăng từ 1,5% - 3,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng.
Lãi suất huy động VND hiện phổ biến ở mức: Khối ngân hàng quốc doanh, không kỳ hạn là 4%/năm, 3 tháng là 13,43%/năm, 6 tháng là 13,53%/năm, 12 tháng 13,67%/năm; khối cổ phần, lãi suất không kỳ hạn là 4,49%/năm, 3 tháng là 14,01%/năm, 6 tháng là 14,16%/năm, kỳ hạn 12 tháng 14,3%/năm và một số thành viên có mức chung là 15%/năm.
Lãi suất cho vay VND của ngân hàng thương mại hiện phổ biến ở mức: Khối ngân hàng quốc doanh lãi suất cho vay loại ngắn hạn từ 12,82% - 16,8%/năm, trung và dài hạn là 13,8% - 18%/năm; khối cổ phần đã điều chỉnh lãi suất sát với mức 18%/năm.
Liên quan đến tính thanh khoản của hệ thống, để ổn định thị trường, trong tuần thực hiện cơ chế mới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào mua giấy tờ có giá với các kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 12%/năm, khối lượng chào và trúng thầu mỗi phiên từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng/phiên.
Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, nhìn chung các khối ngân hàng đều dư thừa vốn khả dụng (dư thừa ở mức cao ở khối quốc doanh, nước ngoài và dư thừa thấp ở khối cổ phần); tuy nhiên mức dư thừa không phân bố đều giữa các ngân hàng. Ngoài ra, sau khi tăng lãi suất huy động, nguồn vốn chảy về các ngân hàng đã có chuyển biến tích cực; nhiều thành viên có tốc độ tiền gửi cao gấp 2 – 3 lần so với ngày thường trước đó.
Sau những phản ứng tức thì và có một số vấn đề phát sinh, dự báo từ tuần tới, lãi suất huy động cũng như hoạt động cho vay của các ngân hàng sẽ ổn định. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố vẫn tiếp tục trực tiếp giám sát việc thực hiện cơ chế mới.