Sẽ giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7
Các ngân hàng thương mại lớn đồng thuận giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 tới, xuống còn 12% - 12,5%/năm
Các ngân hàng thương mại lớn đã đạt được đồng thuận giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 tới, xuống còn 12% - 12,5%/năm.
Ngày 25/6, tổng giám đốc một số ngân hàng thương mại tại Tp.HCM và Hà Nội đã có buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA). Cuối chiều 25/6, kết quả cuộc họp cũng đã được Ngân hàng Nhà nước công bố trên website của mình.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã chủ trì cuộc họp bàn về lãi suất với 5 tổng giám đốc các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn như Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Quốc tế và Ngân hàng Ngoài quốc doanh.
Tại cuộc họp, ý kiến chung của tổng giám đốc các ngân hàng thương mại là quyết tâm tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm dần mặt bằng lãi suất kinh doanh.
Theo đại diện một số lãnh đạo ngân hàng thương mại thì hạ lãi suất không chỉ là mục tiêu và quyết tâm của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước mà còn là yêu cầu tự thân của các tổ chức tín dụng để đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn đã huy động và tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh.
Các đại diện trên cho biết, trong những tháng qua các ngân hàng đã cố gắng khắc phục khó khăn để thực hiện các biện pháp giảm dần lãi suất. Đối với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tất cả các ngân hàng đều đã giảm lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác.
Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã cho các nhóm đối tượng trên vay trong khoảng 12%/năm. Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL cho vay trong khoảng 12,5%. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác trong khoảng 13%.
Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác đến tháng 6/2010 cũng đã giảm từ 0,5% - 1%/năm so mức lãi suất tháng 5/2010, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Tại cuộc họp trên, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại cho rằng việc tiếp tục giảm lãi suất là rất cần thiết cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, có sự đồng thuận của các ngân hàng thì việc giảm tiếp lãi suất kinh doanh VND là thực hiện được ngay từ đầu tháng 7 tới.
Trước mắt các ngân hàng thương mại quy mô lớn sẽ giảm ngay lãi suất cho vay VND cho ba đối tượng khách hàng ưu tiên (lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa) theo đúng mức khoảng 12% - 12,5%/năm; các ngân hàng thương mại khác sẽ cố gắng trong thời gian ngắn tiến tới mục tiêu này.
Về lãi suất huy động VND, cũng ngay từ đầu tháng 7/2010, các thành viên Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) sẽ có đồng thuận hạ dần theo lộ trình trong khoảng 3 tháng, từ mặt bằng phổ biến hiện nay quanh mức 11,5%/năm xuống 11%/năm và phấn đấu vào cuối tháng 9/2010 xuống mức khoảng 10,2% - 10,5%/năm.
Tại cuộc họp, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu yêu cầu các ngân hàng thương mại không thực hiện thêm các khoản khuyến mãi gián tiếp làm tăng mức lãi suất huy động thực tế, để đảm bảo sự đồng thuận cao của các thành viên VNBA.
Tổng thư ký VNBA cho biết Hiệp hội sẽ làm việc thống nhất với tất cả hội viên vào đầu tuần tới.
Ngày 25/6, tổng giám đốc một số ngân hàng thương mại tại Tp.HCM và Hà Nội đã có buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA). Cuối chiều 25/6, kết quả cuộc họp cũng đã được Ngân hàng Nhà nước công bố trên website của mình.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã chủ trì cuộc họp bàn về lãi suất với 5 tổng giám đốc các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn như Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Quốc tế và Ngân hàng Ngoài quốc doanh.
Tại cuộc họp, ý kiến chung của tổng giám đốc các ngân hàng thương mại là quyết tâm tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm dần mặt bằng lãi suất kinh doanh.
Theo đại diện một số lãnh đạo ngân hàng thương mại thì hạ lãi suất không chỉ là mục tiêu và quyết tâm của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước mà còn là yêu cầu tự thân của các tổ chức tín dụng để đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn đã huy động và tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh.
Các đại diện trên cho biết, trong những tháng qua các ngân hàng đã cố gắng khắc phục khó khăn để thực hiện các biện pháp giảm dần lãi suất. Đối với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tất cả các ngân hàng đều đã giảm lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác.
Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã cho các nhóm đối tượng trên vay trong khoảng 12%/năm. Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL cho vay trong khoảng 12,5%. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác trong khoảng 13%.
Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác đến tháng 6/2010 cũng đã giảm từ 0,5% - 1%/năm so mức lãi suất tháng 5/2010, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Tại cuộc họp trên, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại cho rằng việc tiếp tục giảm lãi suất là rất cần thiết cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, có sự đồng thuận của các ngân hàng thì việc giảm tiếp lãi suất kinh doanh VND là thực hiện được ngay từ đầu tháng 7 tới.
Trước mắt các ngân hàng thương mại quy mô lớn sẽ giảm ngay lãi suất cho vay VND cho ba đối tượng khách hàng ưu tiên (lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa) theo đúng mức khoảng 12% - 12,5%/năm; các ngân hàng thương mại khác sẽ cố gắng trong thời gian ngắn tiến tới mục tiêu này.
Về lãi suất huy động VND, cũng ngay từ đầu tháng 7/2010, các thành viên Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) sẽ có đồng thuận hạ dần theo lộ trình trong khoảng 3 tháng, từ mặt bằng phổ biến hiện nay quanh mức 11,5%/năm xuống 11%/năm và phấn đấu vào cuối tháng 9/2010 xuống mức khoảng 10,2% - 10,5%/năm.
Tại cuộc họp, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu yêu cầu các ngân hàng thương mại không thực hiện thêm các khoản khuyến mãi gián tiếp làm tăng mức lãi suất huy động thực tế, để đảm bảo sự đồng thuận cao của các thành viên VNBA.
Tổng thư ký VNBA cho biết Hiệp hội sẽ làm việc thống nhất với tất cả hội viên vào đầu tuần tới.