“Sẽ không có gói kích cầu lớn nào cả”
Người phát ngôn của Chính phủ thông tin về định hướng điều hành nền kinh tế của Chính phủ trong thời gian tới
Với những tháng còn lại và định hướng sang năm, Chính phủ tiếp tục kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, GDP phấn đấu cao hơn năm ngoái, đạt khoảng 5,4% và nhích dần lên các năm sau.
Thông tin trên được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ chiều 28/8.
Truyền đạt nội dung về phiên họp trước đó của Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, theo nhìn nhận của các thành viên Chính phủ, tình hình kinh tế trong tháng 8/2013 tiếp tục đà cải thiện và có dấu hiệu hồi phục, song tốc độ cải thiện vẫn chậm, tăng trưởng chỉ ở mức “từ từ”. Đáng chú ý, trong tháng 8, nền kinh tế có một số điểm đặc biệt khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt lên, đưa chỉ số 8 tháng lên 3,55%.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nguyên nhân là do những biến động trong chính sách tiền tệ và giá cả, đặc biệt là việc điều chỉnh một bước giá dịch vụ y tế tại Hà Nội. Tuy nhiên, với quyết tâm của mình, Chính phủ luôn bám sát mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó kiềm chế lạm phát luôn được đặc biệt ưu tiên để làm sao lạm phát cả năm khoảng 7% như nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Với những tháng còn lại và định hướng sang năm, Chính phủ tiếp tục kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô. GDP phấn đấu cao hơn năm ngoái, đạt khoảng 5,4% và nhích dần lên các năm sau.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Thủ tướng đã khẳng định rằng, nhiệm vụ đặt ra cho những tháng cuối năm 2013 và thời gian tới là hết sức nặng nề và còn nhiều khó khăn, thách thức. Cùng với những kết quả đạt được nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, xử lý và tuyệt đối không được thỏa mãn trước những kết quả đạt được.
Tinh thần chung là tiếp tục kiên định, không được chủ quan, lơ là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải duy trì được tăng trưởng ở mức hợp lý.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy rằng liệu có hay không việc Chính phủ sẽ tung ra gói kích cầu có giá trị lớn trong thời gian tới để kích thích nền kinh tế, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, quan điểm của Chính phủ trong năm nay và trong thời gian tới vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ trưởng Đam cũng lưu ý, mỗi khi chúng ta nghe các dư luận, tin đồn thì nên thận trọng vì có những lời đồn về chính sách sẽ liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân nếu mình tin ngay.
“Tôi khẳng định, Chính phủ kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, sẽ không có gói kích cầu lớn nào đó như dư luận thông tin và hiện nay Chính phủ cũng chưa bàn đến chủ trương đó”, Bộ trưởng Đam nói.
Người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh thêm, điều quan trọng là chúng ta phải quyết tâm đẩy nhanh tái cơ cấu mà không cần phải chạy theo mục tiêu tăng trưởng quá nhanh. Tới đây, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung mạnh mẽ hơn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước, tiến tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế để nguồn lực đất nước được sử dụng hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành tập trung làm rõ câu chuyện giá cả theo hướng phải tiến tới cơ chế thị trường, bỏ bao cấp giá nhưng vẫn có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thông tin trên được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ chiều 28/8.
Truyền đạt nội dung về phiên họp trước đó của Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, theo nhìn nhận của các thành viên Chính phủ, tình hình kinh tế trong tháng 8/2013 tiếp tục đà cải thiện và có dấu hiệu hồi phục, song tốc độ cải thiện vẫn chậm, tăng trưởng chỉ ở mức “từ từ”. Đáng chú ý, trong tháng 8, nền kinh tế có một số điểm đặc biệt khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt lên, đưa chỉ số 8 tháng lên 3,55%.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nguyên nhân là do những biến động trong chính sách tiền tệ và giá cả, đặc biệt là việc điều chỉnh một bước giá dịch vụ y tế tại Hà Nội. Tuy nhiên, với quyết tâm của mình, Chính phủ luôn bám sát mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó kiềm chế lạm phát luôn được đặc biệt ưu tiên để làm sao lạm phát cả năm khoảng 7% như nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Với những tháng còn lại và định hướng sang năm, Chính phủ tiếp tục kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô. GDP phấn đấu cao hơn năm ngoái, đạt khoảng 5,4% và nhích dần lên các năm sau.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Thủ tướng đã khẳng định rằng, nhiệm vụ đặt ra cho những tháng cuối năm 2013 và thời gian tới là hết sức nặng nề và còn nhiều khó khăn, thách thức. Cùng với những kết quả đạt được nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, xử lý và tuyệt đối không được thỏa mãn trước những kết quả đạt được.
Tinh thần chung là tiếp tục kiên định, không được chủ quan, lơ là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải duy trì được tăng trưởng ở mức hợp lý.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy rằng liệu có hay không việc Chính phủ sẽ tung ra gói kích cầu có giá trị lớn trong thời gian tới để kích thích nền kinh tế, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, quan điểm của Chính phủ trong năm nay và trong thời gian tới vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ trưởng Đam cũng lưu ý, mỗi khi chúng ta nghe các dư luận, tin đồn thì nên thận trọng vì có những lời đồn về chính sách sẽ liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân nếu mình tin ngay.
“Tôi khẳng định, Chính phủ kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, sẽ không có gói kích cầu lớn nào đó như dư luận thông tin và hiện nay Chính phủ cũng chưa bàn đến chủ trương đó”, Bộ trưởng Đam nói.
Người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh thêm, điều quan trọng là chúng ta phải quyết tâm đẩy nhanh tái cơ cấu mà không cần phải chạy theo mục tiêu tăng trưởng quá nhanh. Tới đây, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung mạnh mẽ hơn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước, tiến tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế để nguồn lực đất nước được sử dụng hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành tập trung làm rõ câu chuyện giá cả theo hướng phải tiến tới cơ chế thị trường, bỏ bao cấp giá nhưng vẫn có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.