Sẽ lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở
Ý tưởng thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở vừa được Bộ Xây dựng đề xuất
Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đã bổ sung một điều khoản mới về tài chính nhằm tạo điều kiện cho người dân trong tiếp cận nhà ở.
Cụ thể là Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà với hình thức là một công ty cổ phần, hoạt động quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng để huy động vốn và cho vay phát triển nhà ở.
Theo Bộ Xây dựng, mục đích của ngân hàng tiết kiệm nhà ở là cho các hộ gia đình, cá nhân tham gia đóng góp tiết kiệm tại ngân hàng vay để mua nhà ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở hiện có. Trong trường hợp có vốn nhàn rỗi sẽ được dùng để mua trái phiếu Chính phủ.
Nguồn vốn để hình thành ngân hàng tiết kiệm nhà ở sẽ từ vốn tự có của các chủ sở hữu tham gia thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở; vốn đóng góp tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay từ ngân hàng tiết kiệm nhà ở; vốn hỗ trợ từ nhà nước…
Sau khi luật được thông qua, Chính phủ sẽ quy định cụ thể về việc thành lập, vốn pháp định, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, cơ chế huy động và cho vay của ngân hàng tiết kiệm nhà ở.
Đặc biệt, Chính phủ sẽ có các cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tham gia tiết kiệm phát triển nhà ở.
Được biết, ngoài việc thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở, tới đây, Bộ Xây dựng sẽ đẩy mạnh việc phát triển các hình thức huy động tài chính cho việc phát triển nhà ở như Quỹ phát triển nhà ở tại các địa phương, quỹ đầu tư bất động sản, huy động vốn từ các tổ chức tài chính quy, từ phát hành trái phiếu nhà ở, công trái nhà ở…
Cụ thể là Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà với hình thức là một công ty cổ phần, hoạt động quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng để huy động vốn và cho vay phát triển nhà ở.
Theo Bộ Xây dựng, mục đích của ngân hàng tiết kiệm nhà ở là cho các hộ gia đình, cá nhân tham gia đóng góp tiết kiệm tại ngân hàng vay để mua nhà ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở hiện có. Trong trường hợp có vốn nhàn rỗi sẽ được dùng để mua trái phiếu Chính phủ.
Nguồn vốn để hình thành ngân hàng tiết kiệm nhà ở sẽ từ vốn tự có của các chủ sở hữu tham gia thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở; vốn đóng góp tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay từ ngân hàng tiết kiệm nhà ở; vốn hỗ trợ từ nhà nước…
Sau khi luật được thông qua, Chính phủ sẽ quy định cụ thể về việc thành lập, vốn pháp định, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, cơ chế huy động và cho vay của ngân hàng tiết kiệm nhà ở.
Đặc biệt, Chính phủ sẽ có các cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tham gia tiết kiệm phát triển nhà ở.
Được biết, ngoài việc thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở, tới đây, Bộ Xây dựng sẽ đẩy mạnh việc phát triển các hình thức huy động tài chính cho việc phát triển nhà ở như Quỹ phát triển nhà ở tại các địa phương, quỹ đầu tư bất động sản, huy động vốn từ các tổ chức tài chính quy, từ phát hành trái phiếu nhà ở, công trái nhà ở…