Sẽ lập quỹ hưu trí bổ sung
Với hệ thống hưu trí hiện hành ở Việt Nam, quỹ hưu trí cũng tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo chi trả trong tương lai gần
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, xây dựng quỹ hưu trí bổ sung nhằm hỗ trợ, đảm bảo đời sống người lao động sau khi về hưu.
Tại cuộc hội thảo về vấn đề này vừa được tổ chức ở Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã tiến hành một cuộc điều tra về nhu cầu của các doanh nghiệp về việc xây dựng quỹ hưu trí bổ sung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM với 65.424 lao động tại 122 doanh nghiệp nhà nước; 108.408 lao động tại 286 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 31.075 lao động tại 197 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 610 doanh nghiệp trong tất cả các loại hình doanh nghiệp nói trên, có đến 429 doanh nghiệp cho biết sẵn sàng tham gia chương trình quỹ hưu trí bổ sung, chiếm 70,33%.
Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, quỹ hưu trí bổ sung là một nhu cầu thực tế bởi lương hưu hiện nay là thu nhập duy nhất của phần đông người nghỉ hưu, trong khi đó, lương hưu được chi trả tính trên số tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong quãng thời gian công tác của đối tượng này (chỉ bằng 56,6% thu nhập thực tế). Vì thế, mức chi trả lương hưu đạt thấp, đời sống của người về hưu khó được cải thiện.
“Ngoài ra, với hệ thống hưu trí hiện hành ở Việt Nam, quỹ hưu trí cũng tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo chi trả trong tương lai gần”, bà Nga nói.
Nhận xét về chương trình quỹ hưu trí bổ sung, nhiều doanh nghiệp cho rằng, đây có thể xem như một chương trình phúc lợi, có thể trở thành một công cụ hữu hiệu đối với doanh nghiệp, mang lại cho người lao động sự yên tâm, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cũng như đảm bảo cuộc sống của họ sau khi về hưu.
Vì thế, đại diện nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, nên lấy mức tiền lương làm căn cứ đóng quỹ hưu trí bổ sung và tỷ lệ đóng góp cho quỹ này sẽ là lao động chịu 1/3 và người sử dụng lao động chịu 2/3.
Kết quả điều tra nói trên cũng cho thấy, có đến 74, 26% doanh nghiệp cho rằng, quỹ này nên giao dho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện.
Tại cuộc hội thảo về vấn đề này vừa được tổ chức ở Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã tiến hành một cuộc điều tra về nhu cầu của các doanh nghiệp về việc xây dựng quỹ hưu trí bổ sung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM với 65.424 lao động tại 122 doanh nghiệp nhà nước; 108.408 lao động tại 286 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 31.075 lao động tại 197 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 610 doanh nghiệp trong tất cả các loại hình doanh nghiệp nói trên, có đến 429 doanh nghiệp cho biết sẵn sàng tham gia chương trình quỹ hưu trí bổ sung, chiếm 70,33%.
Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, quỹ hưu trí bổ sung là một nhu cầu thực tế bởi lương hưu hiện nay là thu nhập duy nhất của phần đông người nghỉ hưu, trong khi đó, lương hưu được chi trả tính trên số tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong quãng thời gian công tác của đối tượng này (chỉ bằng 56,6% thu nhập thực tế). Vì thế, mức chi trả lương hưu đạt thấp, đời sống của người về hưu khó được cải thiện.
“Ngoài ra, với hệ thống hưu trí hiện hành ở Việt Nam, quỹ hưu trí cũng tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo chi trả trong tương lai gần”, bà Nga nói.
Nhận xét về chương trình quỹ hưu trí bổ sung, nhiều doanh nghiệp cho rằng, đây có thể xem như một chương trình phúc lợi, có thể trở thành một công cụ hữu hiệu đối với doanh nghiệp, mang lại cho người lao động sự yên tâm, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cũng như đảm bảo cuộc sống của họ sau khi về hưu.
Vì thế, đại diện nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, nên lấy mức tiền lương làm căn cứ đóng quỹ hưu trí bổ sung và tỷ lệ đóng góp cho quỹ này sẽ là lao động chịu 1/3 và người sử dụng lao động chịu 2/3.
Kết quả điều tra nói trên cũng cho thấy, có đến 74, 26% doanh nghiệp cho rằng, quỹ này nên giao dho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện.