SEO, nghề hấp dẫn "dân" công nghệ thông tin
Làm thế nào để tìm thấy một trang web trong hàng trăm triệu trang trên thế giới?
Làm thế nào để tìm thấy một trang web trong hàng trăm triệu trang trên thế giới?
Cách thức dễ dàng nhất là thông qua các công cụ tìm kiếm, đây cũng là cơ sở để nghề SEO - từ viết tắt của thuật ngữ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) - ra đời.
SEO được phân loại thành SEO "mũ trắng" (thực hiện các phương pháp bình thường như xây dựng nội dung và nâng cao chất lượng website); SEO "mũ đen" (thực hiện các thủ đoạn không công bằng để thay đổi thứ hạng trên công cụ tìm kiếm).
SEO giúp các công ty kinh doanh biến Internet thành công cụ hữu hiệu để quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên web.
Ít cạnh tranh
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là vấn đề sống còn. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên SEO giỏi của các công ty về chứng khoán, dịch vụ, du lịch... rất lớn, mở ra mảnh đất màu mỡ để nghề SEO phát triển.
Ông Mai Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Tin học và Dịch vụ VietSEO - cho biết: "Hiện tại, những người làm web mới chỉ thực hiện các thông số kỹ thuật SEO cơ bản đối với trang web họ quản lý. Nhưng khi các site bắt đầu lớn mạnh và đem lại lợi nhuận sẽ rất cần một chuyên gia SEO giỏi để quản lý và phát triển web. Ở VN không có nhiều công ty chuyên về SEO nên nghề này có nhiều "đất sống", ít có sự cạnh tranh".
SEO cũng là một nghề khá tự do, có thể "độc lập tác chiến" hay làm việc tại một công ty nhất định do có khá nhiều trang web cần tìm SEO theo giờ.
Thuật ngữ SEO đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới, nhưng ở VN nó vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ và chưa có trường lớp đào tạo chuyên sâu về SEO. Vì vậy, những chuyên gia SEO được nhiều công ty chào mời nhưng vẫn "hiếm có, khó tìm".
Nghề đa năng
Một chuyên gia IT đã ví SEO là "ông bầu của website" bởi chuyên viên SEO phải biết sử dụng những từ khóa hợp lý, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet.
Những từ dân trong nghề gọi là "hot keyword" sẽ hấp dẫn nhiều người và tăng thứ hạng trang web lên đáng kể.
SEO không đơn giản chỉ cài đặt phần mềm là xong mà còn cần có những kiến thức nhất định về các ngành nghề liên quan như tài chính, ngân hàng, marketing...
Anh Nguyễn Tiến Nam - Giám đốc sản xuất Công ty MarNet - nhận định: "Những người làm SEO rất cần am hiểu về lập trình, thiết kế, quản trị. Bên cạnh đó, công việc tiếp xúc với nhiều trang web thuộc nhiều lĩnh vực đòi hỏi ở họ cả những kiến thức về kỹ thuật, mỹ thuật, thậm chí cả kỹ năng tiếp thị, giao tiếp xã hội".
Thực tế, một chuyên gia SEO phải mất hằng tháng, thậm chí hằng năm để đưa một trang web lên thứ hạng cao hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó. Nếu ngừng công cụ tối ưu hóa một thời gian, website sẽ tụt thứ hạng nhanh chóng. Vì vậy, một người làm SEO thành công cần có thời gian, kiên nhẫn và sự nỗ lực không ngừng.
Linh Nhung (Lao Động)
Cách thức dễ dàng nhất là thông qua các công cụ tìm kiếm, đây cũng là cơ sở để nghề SEO - từ viết tắt của thuật ngữ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) - ra đời.
SEO được phân loại thành SEO "mũ trắng" (thực hiện các phương pháp bình thường như xây dựng nội dung và nâng cao chất lượng website); SEO "mũ đen" (thực hiện các thủ đoạn không công bằng để thay đổi thứ hạng trên công cụ tìm kiếm).
SEO giúp các công ty kinh doanh biến Internet thành công cụ hữu hiệu để quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên web.
Ít cạnh tranh
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là vấn đề sống còn. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên SEO giỏi của các công ty về chứng khoán, dịch vụ, du lịch... rất lớn, mở ra mảnh đất màu mỡ để nghề SEO phát triển.
Ông Mai Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Tin học và Dịch vụ VietSEO - cho biết: "Hiện tại, những người làm web mới chỉ thực hiện các thông số kỹ thuật SEO cơ bản đối với trang web họ quản lý. Nhưng khi các site bắt đầu lớn mạnh và đem lại lợi nhuận sẽ rất cần một chuyên gia SEO giỏi để quản lý và phát triển web. Ở VN không có nhiều công ty chuyên về SEO nên nghề này có nhiều "đất sống", ít có sự cạnh tranh".
SEO cũng là một nghề khá tự do, có thể "độc lập tác chiến" hay làm việc tại một công ty nhất định do có khá nhiều trang web cần tìm SEO theo giờ.
Thuật ngữ SEO đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới, nhưng ở VN nó vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ và chưa có trường lớp đào tạo chuyên sâu về SEO. Vì vậy, những chuyên gia SEO được nhiều công ty chào mời nhưng vẫn "hiếm có, khó tìm".
Nghề đa năng
Một chuyên gia IT đã ví SEO là "ông bầu của website" bởi chuyên viên SEO phải biết sử dụng những từ khóa hợp lý, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet.
Những từ dân trong nghề gọi là "hot keyword" sẽ hấp dẫn nhiều người và tăng thứ hạng trang web lên đáng kể.
SEO không đơn giản chỉ cài đặt phần mềm là xong mà còn cần có những kiến thức nhất định về các ngành nghề liên quan như tài chính, ngân hàng, marketing...
Anh Nguyễn Tiến Nam - Giám đốc sản xuất Công ty MarNet - nhận định: "Những người làm SEO rất cần am hiểu về lập trình, thiết kế, quản trị. Bên cạnh đó, công việc tiếp xúc với nhiều trang web thuộc nhiều lĩnh vực đòi hỏi ở họ cả những kiến thức về kỹ thuật, mỹ thuật, thậm chí cả kỹ năng tiếp thị, giao tiếp xã hội".
Thực tế, một chuyên gia SEO phải mất hằng tháng, thậm chí hằng năm để đưa một trang web lên thứ hạng cao hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó. Nếu ngừng công cụ tối ưu hóa một thời gian, website sẽ tụt thứ hạng nhanh chóng. Vì vậy, một người làm SEO thành công cần có thời gian, kiên nhẫn và sự nỗ lực không ngừng.
Linh Nhung (Lao Động)