18:14 17/09/2018

Sếp 3 chaebol Hàn Quốc được mời dự thượng đỉnh với Triền Tiên

Ngọc Trang

Đây là lần đầu tiên một thành viên thuộc gia đình sở hữu tập đoàn Samsung tới Triều Tiên

Từ trái sang phải Lee Jae-yong - người thừa kế Samsung, Chey Tae-won - Chủ tịch SK, và Koo Kwang-mo - Chủ tịch LG - Ảnh: Korea Herald.
Từ trái sang phải Lee Jae-yong - người thừa kế Samsung, Chey Tae-won - Chủ tịch SK, và Koo Kwang-mo - Chủ tịch LG - Ảnh: Korea Herald.

Theo Korea Herald, lãnh đạo của 3 tập đoàn kinh tế (chaebol) của Hàn Quốc gồm Samsung, SK và LG, sẽ cùng tham dự chuyến thăm Triều Tiên với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày mai (18/9). 

Trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 từ đầu năm, ông Moon sẽ mang theo phái đoàn gồm 62 người gồm quan chức chính phủ, đại diện doanh nghiệp, tổ chức văn hóa, xã hội và tôn giáo, Nhà Xanh cho biết vào ngày 16/9. 

Theo thông báo của Nhà Xanh, danh sách đại biểu doanh nghiệp gồm có Phó chủ tịch Samsung Electronics - Lee Jae-yong, Chủ tịch SK Group - Chey Tae-won và Chủ tịch LG Group Chairman - Koo Kwang-mo, tất cả đều có quyền tuyệt đối trong việc đưa ra các quyết định đầu tư trong tập đoàn của mình. 

Nhà Xanh cũng mời Chung Eui-sun, phó chủ tịch và là người thừa kế của Hyundai Motor Group, nhưng ông Chung có lịch gặp với một cuộc gặp với Bộ trường Thương Mại Mỹ Wilbur Ross và một số việc lớn khác. Do đó, Kim Yong-hwan, phó chủ tịch Hyundai Motor Company, sẽ thay ông Chung tham gia phái đoàn. 

Đáp lại câu hỏi về tính hợp pháp của việc người thừa kế Samsung - Lee Jae-yong, một trong các bị cáo chính trong bê bối hối lộ liên quan tới cựu tổng thống Hàn Quốc, Nhà Xanh cho biết đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. 

"Như chúng ta đều biết, lãnh đạo của cả 4 tập đoàn đều đã tham dự các chuyến thăm tới Bình Nhưỡng vào năm 2000 và 2007", Im Jong-seok, Chánh thư ký tổng thống cho biết.  "Tôi cho rằng nền kinh tế sẽ đạt được hòa bình hơn nữa sau khi thỏa thuận phi hạt nhân hóa được diễn ra suôn sẻ và các doanh nghiệp đang chuẩn bị rất nhiều cho điều này".

Lee Byung-tae, giáo sư quản trị kinh doanh của Viện Khoa học và Công nghệ Tiên Tiến Hàn Quốc cho rằng cần phải có hướng tiếp cận thận trọng với vấn đề hợp tác kinh tế. 

"Chính phủ (Hàn Quốc) có xu hướng dùng mọi cách để đạt được các mục tiêu chính trị... mà vẫn giữ nguyên các lệnh cấm vận với Triều Tiên, và nếu không có những xem xét về mặt pháp lý, các doanh nghiệp sẽ không có chỗ để hành động". 

Trong các lần thượng đỉnh năm 2000 và 2007, CEO lúc đó của Samsung Electronics - Yun Jong-yong đã lần lượt tham gia phái đoàn cùng cựu tổng thống Kim Dae jung và Roh Moo-hyun. Năm 2007, Chủ tịch SK Chey Tae-won và Chủ tịch LG Koo Bon-moo, Chủ tịch Hyundai Motor Chung Mong-koo và chủ tịch Hyundai Group Hyun Jeong-eun đã tham gia phái đoàn tới Bình Nhưỡng. Thượng đỉnh lần này là lần đầu tiên một thành viên thuộc gia đình sở hữu Samsung tới Triều Tiên. 

Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên không chỉ tập trung vào vấn đề phi hạt nhân hóa, mà còn chia sẻ tầm nhìn về việc thành lập một "bản đồ kinh tế mới" cho Bán đảo Triền Tiên, Nhà Xanh cho biết. 

Theo giới nhà phân tích, lãnh đạo các tập đoàn Hàn Quốc có thể tham gia các chuyến tham quan tới một số cơ sở sản xuất công nghiệp lớn tại Triều Tiên. 

Vì lệnh cấm vận quốc tế với Triều Tiên, các tập đoàn Hàn Quốc đã rút khỏi thị trường này vào năm 2010, ngoại trừ khu công nghiệp Kaesong chủ yếu dành cho các công ty nhỏ hơn. Nhưng Kaesong cũng bị đóng cửa vào năm 2016. 

Trước đó, từ năm 1999 - 2010, Samsung có các dự án TV, điện thoại cố định và dệt may tại Bình Nhưỡng. Còn LG cũng từng có một cơ sở lắp ráp TV tại Triều Tiên từ 1996 - 2009. 

"Chúng tôi cho rằng hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chưa chắc chắn", một nhà phân tích nhận định. "Vẫn rất rủi ro cho các công ty toàn cầu của Hàn Quốc khi nghĩ đến việc kinh doanh tại Triều Tiên bởi các lệnh cấm vận hiện tại".