Sếp Google chính thức đặt chân lên đất Triều Tiên
Hình ảnh phát đi trên kênh truyền hình quốc gia của Triều Tiên cho thấy ông Richardson và ông Schmidt đã tới sân bay Bình Nhưỡng
Chủ tịch Google, ông Eric Schmidt cùng Cựu Thống đốc bang New Mexico, ông Bill Richardson, vừa chính thức bắt đầu chuyến thăm gây tranh cãi tới CHDCND Triều Tiên vào tối ngày hôm qua, 7/1, theo giờ địa phương.
Tin từ Reuters cho biết, chuyến thăm này của ông Schmidt và ông Richardson sẽ bao gồm nỗ lực để giải cứu một công dân Mỹ đang bị phía Triều Tiên bắt giữ. Chuyến thăm diễn ra sau khi Triều Tiên tiến hành thử tên lửa tầm xa vào tháng 12 năm ngoái và hình ảnh từ vệ tinh cho thấy, Bình Nhưỡng tiếp tục vận hành các cơ sở thử nghiệm hạt nhân, có khả năng mở đường cho một cuộc thử nghiệm bom hạt nhân tiếp theo.
Hình ảnh phát đi trên kênh truyền hình quốc gia của Triều Tiên cho thấy ông Richardson và ông Schmidt đã tới sân bay Bình Nhưỡng vào buổi tối ngày thứ Hai hôm qua. “Chúng tôi sẽ nói chuyện với họ về công dân Mỹ bị bắt giữ. Đây là một chuyến thăm mang mục đích nhân đạo và cá nhân”, ông Richardson phát biểu.
Những nỗ lực của ông Richardson nhằm giải cứu Kenneth Bae, một hướng dẫn viên du lịch người Mỹ gốc Hàn bị phía Triều Tiên bắt giữ từ năm ngoái, đánh dấu động thái mới nhất trong một loạt những chuyến thăm cấp cao trong những năm qua nhằm tìm cách phóng thích các công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ.
Trong đoàn tới thăm Triều Tiên lần này còn có con gái của ông Schmidt và một quan chức khác của Google là ông Jared Cohen. Họ đã bay tới Bình Nhưỡng trên một chuyến bay từ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Chuyến thăm này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ tại Mỹ do tính chất nhạy cảm về mặt thời điểm. Nước Mỹ hiện không có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, trong khi trên phương diện kỹ thuật, Triều Tiên vẫn đang trong thế đối đầu với đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc.
“Chúng tôi tiếp tục cho rằng, chuyến thăm này là một sự tham vấn tồi”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu tại Washington. Tuần trước, bà Nuland nói rằng, sự phản đối chính của Mỹ đối với chuyến thăm là vì chuyến thăm diễn ra ngay sau khi Triều Tiên thử tên lửa.
Ngoài ra, Hàn Quốc đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực sang một vị Tổng thống mới, còn Nhật Bản, một đồng minh lớn khác của Mỹ trong khu vực, vừa có một tân Thủ tướng.
Một quan chức giấu tên của Mỹ cho rằng, thời điểm diễn ra chuyến thăm là đặc biệt xấu theo quan điểm của chính quyền Tổng thống Obama, bởi vì chuyến thăm diễn ra giữa lúc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đang cân nhắc sẽ phản ứng ra sao trước vụ thử tên lửa của Triều Tiên. “Chúng ta đang ở trong một giai đoạn căng thẳng kinh điển với Triều Tiên. Thường thì các vụ thử tên lửa của họ được theo sau bởi các vụ thử hạt nhân”, quan chức này nói.
Ông Richardson nguyên là một đại sứ của Mỹ tại Liên hiệp quốc. Ông đã từng có nhiều chuyến thăm tới Triều Tiên, trong đó có những chuyến thăm nhằm phóng thích công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ. Tuy nhiên, mục đích của việc ông Schmidt tới Triều Tiên lần này là chưa rõ, cho dù Google có tuyên bố đây là một chuyến đi “cá nhân”.
Một số nguồn tin báo chí cho rằng, quan chức Chính phủ Triều Tiên đã tới trụ sở của Google vào năm 2011. Tuy nhiên, hãng tìm kiếm khổng lồ đã từ chối bình luận về thông tin này.
Tin từ Reuters cho biết, chuyến thăm này của ông Schmidt và ông Richardson sẽ bao gồm nỗ lực để giải cứu một công dân Mỹ đang bị phía Triều Tiên bắt giữ. Chuyến thăm diễn ra sau khi Triều Tiên tiến hành thử tên lửa tầm xa vào tháng 12 năm ngoái và hình ảnh từ vệ tinh cho thấy, Bình Nhưỡng tiếp tục vận hành các cơ sở thử nghiệm hạt nhân, có khả năng mở đường cho một cuộc thử nghiệm bom hạt nhân tiếp theo.
Hình ảnh phát đi trên kênh truyền hình quốc gia của Triều Tiên cho thấy ông Richardson và ông Schmidt đã tới sân bay Bình Nhưỡng vào buổi tối ngày thứ Hai hôm qua. “Chúng tôi sẽ nói chuyện với họ về công dân Mỹ bị bắt giữ. Đây là một chuyến thăm mang mục đích nhân đạo và cá nhân”, ông Richardson phát biểu.
Những nỗ lực của ông Richardson nhằm giải cứu Kenneth Bae, một hướng dẫn viên du lịch người Mỹ gốc Hàn bị phía Triều Tiên bắt giữ từ năm ngoái, đánh dấu động thái mới nhất trong một loạt những chuyến thăm cấp cao trong những năm qua nhằm tìm cách phóng thích các công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ.
Trong đoàn tới thăm Triều Tiên lần này còn có con gái của ông Schmidt và một quan chức khác của Google là ông Jared Cohen. Họ đã bay tới Bình Nhưỡng trên một chuyến bay từ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Chuyến thăm này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ tại Mỹ do tính chất nhạy cảm về mặt thời điểm. Nước Mỹ hiện không có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, trong khi trên phương diện kỹ thuật, Triều Tiên vẫn đang trong thế đối đầu với đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc.
“Chúng tôi tiếp tục cho rằng, chuyến thăm này là một sự tham vấn tồi”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu tại Washington. Tuần trước, bà Nuland nói rằng, sự phản đối chính của Mỹ đối với chuyến thăm là vì chuyến thăm diễn ra ngay sau khi Triều Tiên thử tên lửa.
Ngoài ra, Hàn Quốc đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực sang một vị Tổng thống mới, còn Nhật Bản, một đồng minh lớn khác của Mỹ trong khu vực, vừa có một tân Thủ tướng.
Một quan chức giấu tên của Mỹ cho rằng, thời điểm diễn ra chuyến thăm là đặc biệt xấu theo quan điểm của chính quyền Tổng thống Obama, bởi vì chuyến thăm diễn ra giữa lúc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đang cân nhắc sẽ phản ứng ra sao trước vụ thử tên lửa của Triều Tiên. “Chúng ta đang ở trong một giai đoạn căng thẳng kinh điển với Triều Tiên. Thường thì các vụ thử tên lửa của họ được theo sau bởi các vụ thử hạt nhân”, quan chức này nói.
Ông Richardson nguyên là một đại sứ của Mỹ tại Liên hiệp quốc. Ông đã từng có nhiều chuyến thăm tới Triều Tiên, trong đó có những chuyến thăm nhằm phóng thích công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ. Tuy nhiên, mục đích của việc ông Schmidt tới Triều Tiên lần này là chưa rõ, cho dù Google có tuyên bố đây là một chuyến đi “cá nhân”.
Một số nguồn tin báo chí cho rằng, quan chức Chính phủ Triều Tiên đã tới trụ sở của Google vào năm 2011. Tuy nhiên, hãng tìm kiếm khổng lồ đã từ chối bình luận về thông tin này.