Số ca ung thư phổi phát hiện sớm có nguy cơ giảm do Covid-19
Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh (CRUK), khoảng 47.800 người tại Anh được chẩn đoán mắc ung thư phổi hằng năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn phong tỏa xã hội do dịch COVID-19, số bệnh nhân đi khám chuyên khoa giảm, chỉ đạt 60% vào cuối tháng 8-2020 so với giai đoạn tiền COVID-19, theo The Guardian.
"Có lẽ lời khuyên ở nhà và cách ly xã hội khi có triệu chứng ho dai dẳng đã dẫn đến việc nhiều người trì hoãn đi bệnh viện", CRUK cảnh báo. "Số ca bệnh ung thư phổi phát hiện sớm đã giảm, xuất hiện nhiều ca giai đoạn cuối hơn trước", bác sĩ David Gilligan, cố vấn lâm sàng ung thư tại Cambridge, ủy viên của Quỹ Ung thư phổi Roy Castle lo lắng.Theo CRUK, 88% bệnh nhân được chẩn đoán trong các giai đoạn đầu của ung thư có thể kéo dài sự sống ít nhất một năm, so với chỉ 19% của những người ở giai đoạn cuối. Vì vậy, chẩn đoán sớm là điều rất cần thiết. Nhiều tổ chức về ung thư như CRUK và Roy Castle đã khởi động các chiến dịch phổ cập thông tin về triệu chứng của ung thư phổi và khuyến khích mọi người liên hệ với bác sĩ khi có lo ngại về việc mắc bệnh.
"Có lẽ lời khuyên ở nhà và cách ly xã hội khi có triệu chứng ho dai dẳng đã dẫn đến việc nhiều người trì hoãn đi bệnh viện", CRUK cảnh báo. "Số ca bệnh ung thư phổi phát hiện sớm đã giảm, xuất hiện nhiều ca giai đoạn cuối hơn trước", bác sĩ David Gilligan, cố vấn lâm sàng ung thư tại Cambridge, ủy viên của Quỹ Ung thư phổi Roy Castle lo lắng.Theo CRUK, 88% bệnh nhân được chẩn đoán trong các giai đoạn đầu của ung thư có thể kéo dài sự sống ít nhất một năm, so với chỉ 19% của những người ở giai đoạn cuối. Vì vậy, chẩn đoán sớm là điều rất cần thiết. Nhiều tổ chức về ung thư như CRUK và Roy Castle đã khởi động các chiến dịch phổ cập thông tin về triệu chứng của ung thư phổi và khuyến khích mọi người liên hệ với bác sĩ khi có lo ngại về việc mắc bệnh.
Trước đó, một nghiên cứu được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện và công bố trên tạp chí khoa học The Lancet Oncology vào tháng 3/2020 cho thấy, người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.Khi khởi phát, nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây ho khan, sốt. Trường hợp tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Do đó, khi người bệnh ung thư phổi đã có tổn thương ở phổi thì việc nhiễm thêm SARS-CoV-2 càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt với người bệnh ung thư phổi đang xạ trị, hoá trị, nếu mắc SARS-CoV-2 bệnh dễ có nguy cơ diễn biến nặng hơn.
Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư phổi có những triệu chứng như khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng, tim đập nhanh, đau vai lan mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác, toàn thân mệt mỏi, ho dai dẳng, ho ra máu, khò khè không rõ nguyên nhân…
Còn đối với viêm phổi do nCOV, từ các biểu hiện lâm sàng, triệu chứng chính bao gồm sốt cao với ớn lạnh, nhức đầu, ho khan, chán ăn, mệt mỏi cực độ, khó thở, đau ngực khi thở sâu hoặc ho, ra mồ hôi thường xuyên, da lạnh và ẩm ướt. Một số ít người đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy. Các trường hợp nặng tiến triển nhanh đến hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), sốc nhiễm trùng, khó điều trị nhiễm toan chuyển hóa và rối loạn đông máu.