“Sợ kiểm toán cũng là bình thường”
Tâm lý “sợ kiểm toán” vẫn đang được xem là lực cản lớn đối với sự phát triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Tâm lý “sợ kiểm toán” vẫn đang được xem là lực cản lớn đối với sự phát triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Đây cũng chính là một trong những nội dung chính của Hội nghị Kiểm toán khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do Tập đoàn Kiểm toán PKF và Công ty Kiểm toán Phương Đông ICA của Việt Nam đứng ra đăng cai tổ chức cuối tuần trước, tại Hà Nội.
Bên lề hội nghị này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Mai, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Ông nói:
- Kiểm toán độc lập ở Việt Nam vẫn được xem là ngành khá mới và còn non trẻ, nên chắc chắn vẫn còn nhiều yếu kém so với các nước phát triển. Một trong những hạn chế chính là hệ thống văn bản pháp luật. Hiện chúng ta mới chỉ có 26, trong khi quốc tế là 37 chuẩn mực. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.
Do đó, chúng ta đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, công ty kiểm toán quốc tế tham gia hỗ trợ các công ty của chúng ta phát triển. Hiện cả nước có khoảng 150 công ty kiểm toán thì đã có 4 công ty 100% vốn nước ngoài của những tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, một số hãng có uy tín thì họ đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thông qua việc kết nạp các công ty của chúng ta thành thành viên. Hiện có 18 công ty của Việt Nam đã thành thành viên của các tổ chức uy tín thế giới.
Không thể tự mày mò
Nhưng nếu để các doanh nghiệp kiểm toán lớn của thề giới đổ bộ vào thì các doanh nghiệp trong nước cũng mất luôn thị trường, khách hàng, thưa ông?
Vì kiểm toán độc lập của chúng ta còn non trẻ, nên muốn hội nhập sâu rộng với thế giới, mà để chúng ta tự “mày mò” thì cũng rất khó để đạt được trình độ quốc tế.
Hơn nữa, đã là kinh tế thị trường thì phải có cạnh tranh, mà đã cạnh tranh thì phải có yếu tố quốc tế. Còn chỉ có các công ty của Việt Nam cạnh tranh với nhau thì cũng khó mà phát triển được. Đây cũng chính là cơ sở để đòi hỏi các công ty của Việt Nam phải cố gắng vươn lên để đạt các chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, khi cạnh tranh ở trên thị trường Việt Nam thì các công ty của chúng ta cũng có những lợi thế nhất định, chẳng hạn như hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp Việt, các chính sách, pháp luật, phong tục tập quán…
“Sợ” cũng là bình thường
Nhưng theo phản ánh của một số doanh nghiệp kiểm toán thì chính tâm lý “sợ kiểm toán” của các doanh nghiệp Việt mới là một trong những lực cản chính đối với sự phát triển của kiểm toán độc lập, thưa ông?
Theo tôi thì đó cũng là chuyện bình thường, bởi đơn giản là khi mình làm xong rồi mà có người khác đến “soi mói” thì cũng không ai thích cả. Ngay cả công ty kiểm toán mà bị kiểm toán thì cũng “sợ” chứ. Không ai dám đảm bảo những việc mình làm là đúng hết 100% được.
Đối với những người không có tình sai, nhưng do yếu kém thì họ cũng ngại bị chê trách, còn những người chủ động làm sai thì chắc chắn sẽ sợ nhiều hơn, thậm chí là còn tìm cách đối phó.
Vậy đối với những sai phạm mang tính chủ động của doanh nghiệp thì kiểm toán viên có phát hiện được hay không, thưa ông?
Trong hoạt động kiểm toán có khái niệm “trọng yếu”, tức là những sai phạm trọng yếu thì kiểm toán viên có trách nhiệm phải phát hiện hết, còn những sai sót “có thể chấp nhận” thì kiểm toán viên không bắt buộc phải phát hiện hết.
Bên cạnh đó, có những sai phạm mà bằng nghiệp vụ kiểm toán thông thường thì không thể phát hiện được, mà phải nhờ đến sự vào cuộc của các cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán thì doanh nghiệp có thể hoặc không điều chỉnh theo ý của kiểm toán viên. Do vây, muốn biết được tính trung thực của báo cáo tài chính thì người ta phải gộp bản báo cáo đó với ý kiến của kiểm toán viên.
Không thể tin 100%
Vậy, với năng lực như hiện nay thì đến bao giờ nhà đầu tư mới có thể tin tưởng vào các báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, thưa ông?
Theo tôi thì nếu để tin tưởng hoàn toàn thì không thể có được, bởi ngay cả các báo cáo tài chính do các tập đoàn lớn của quốc tê công bố vẫn còn nhiều trường hợp sai sót.
Tuy nhiên, chắc chắn mức độ tin tưởng sẽ được nâng lên dần dần, khi mà cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện. Hơn nữa, khi đòi hỏi tính minh bạch, trung thực trong báo cáo tài chính của các nhà đầu tư càng cao, kết hợp với việc xử lý các sai phạm ngày càng nghiêm minh thì các báo cáo cũng tất yếu sẽ chất lượng và minh bạch hơn.
Nhưng theo tôi thì vấn đề minh bạch hay không thì vẫn do doanh nghiệp quyết định. Nếu doanh nghiệp gian dối thì kiểm toán viên cũng chỉ phát hiện được một phần chứ không thể phát hiện tất cả được.
Hiện nay, theo quy định, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước phải do kiểm toán Nhà nước xác nhận. Nhưng khi muốn phát hành cổ phiếu ra nước ngoài thì lại phải kiểm toán độc lập một lần nữa. Liệu điều này có gây lãng phí, tốn kém không, thưa ông?
Doanh nghiệp nhà nước là sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước nên nó phải là đối tượng của Kiểm toán Nhà nước. Còn kiểm toán độc lập thì lại phục vụ cho công chúng, cho nhiều mục đích khác nên cũng cần thiết. Trong Nghị định 105 về kiểm toán độc lập thì Chính phủ cũng quy định, đã là doanh nghiệp Nhà nước thì nếu không kiểm toán nhà nước thì phải kiểm toán độc lập.
Còn khi doanh nghiệp Nhà nước phát hành cổ phiếu thì lại phải tuân theo Luật Chứng khoán, nghĩa là bắt buộc phải kiểm toán độc lập. Còn Kiểm toán Nhà nước có muốn kiếm toán nữa hay không thì tùy cơ quan kiểm toán.
Đây cũng chính là một trong những nội dung chính của Hội nghị Kiểm toán khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do Tập đoàn Kiểm toán PKF và Công ty Kiểm toán Phương Đông ICA của Việt Nam đứng ra đăng cai tổ chức cuối tuần trước, tại Hà Nội.
Bên lề hội nghị này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Mai, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Ông nói:
- Kiểm toán độc lập ở Việt Nam vẫn được xem là ngành khá mới và còn non trẻ, nên chắc chắn vẫn còn nhiều yếu kém so với các nước phát triển. Một trong những hạn chế chính là hệ thống văn bản pháp luật. Hiện chúng ta mới chỉ có 26, trong khi quốc tế là 37 chuẩn mực. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.
Do đó, chúng ta đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, công ty kiểm toán quốc tế tham gia hỗ trợ các công ty của chúng ta phát triển. Hiện cả nước có khoảng 150 công ty kiểm toán thì đã có 4 công ty 100% vốn nước ngoài của những tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, một số hãng có uy tín thì họ đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thông qua việc kết nạp các công ty của chúng ta thành thành viên. Hiện có 18 công ty của Việt Nam đã thành thành viên của các tổ chức uy tín thế giới.
Không thể tự mày mò
Nhưng nếu để các doanh nghiệp kiểm toán lớn của thề giới đổ bộ vào thì các doanh nghiệp trong nước cũng mất luôn thị trường, khách hàng, thưa ông?
Vì kiểm toán độc lập của chúng ta còn non trẻ, nên muốn hội nhập sâu rộng với thế giới, mà để chúng ta tự “mày mò” thì cũng rất khó để đạt được trình độ quốc tế.
Hơn nữa, đã là kinh tế thị trường thì phải có cạnh tranh, mà đã cạnh tranh thì phải có yếu tố quốc tế. Còn chỉ có các công ty của Việt Nam cạnh tranh với nhau thì cũng khó mà phát triển được. Đây cũng chính là cơ sở để đòi hỏi các công ty của Việt Nam phải cố gắng vươn lên để đạt các chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, khi cạnh tranh ở trên thị trường Việt Nam thì các công ty của chúng ta cũng có những lợi thế nhất định, chẳng hạn như hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp Việt, các chính sách, pháp luật, phong tục tập quán…
“Sợ” cũng là bình thường
Nhưng theo phản ánh của một số doanh nghiệp kiểm toán thì chính tâm lý “sợ kiểm toán” của các doanh nghiệp Việt mới là một trong những lực cản chính đối với sự phát triển của kiểm toán độc lập, thưa ông?
Theo tôi thì đó cũng là chuyện bình thường, bởi đơn giản là khi mình làm xong rồi mà có người khác đến “soi mói” thì cũng không ai thích cả. Ngay cả công ty kiểm toán mà bị kiểm toán thì cũng “sợ” chứ. Không ai dám đảm bảo những việc mình làm là đúng hết 100% được.
Đối với những người không có tình sai, nhưng do yếu kém thì họ cũng ngại bị chê trách, còn những người chủ động làm sai thì chắc chắn sẽ sợ nhiều hơn, thậm chí là còn tìm cách đối phó.
Vậy đối với những sai phạm mang tính chủ động của doanh nghiệp thì kiểm toán viên có phát hiện được hay không, thưa ông?
Trong hoạt động kiểm toán có khái niệm “trọng yếu”, tức là những sai phạm trọng yếu thì kiểm toán viên có trách nhiệm phải phát hiện hết, còn những sai sót “có thể chấp nhận” thì kiểm toán viên không bắt buộc phải phát hiện hết.
Bên cạnh đó, có những sai phạm mà bằng nghiệp vụ kiểm toán thông thường thì không thể phát hiện được, mà phải nhờ đến sự vào cuộc của các cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán thì doanh nghiệp có thể hoặc không điều chỉnh theo ý của kiểm toán viên. Do vây, muốn biết được tính trung thực của báo cáo tài chính thì người ta phải gộp bản báo cáo đó với ý kiến của kiểm toán viên.
Không thể tin 100%
Vậy, với năng lực như hiện nay thì đến bao giờ nhà đầu tư mới có thể tin tưởng vào các báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, thưa ông?
Theo tôi thì nếu để tin tưởng hoàn toàn thì không thể có được, bởi ngay cả các báo cáo tài chính do các tập đoàn lớn của quốc tê công bố vẫn còn nhiều trường hợp sai sót.
Tuy nhiên, chắc chắn mức độ tin tưởng sẽ được nâng lên dần dần, khi mà cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện. Hơn nữa, khi đòi hỏi tính minh bạch, trung thực trong báo cáo tài chính của các nhà đầu tư càng cao, kết hợp với việc xử lý các sai phạm ngày càng nghiêm minh thì các báo cáo cũng tất yếu sẽ chất lượng và minh bạch hơn.
Nhưng theo tôi thì vấn đề minh bạch hay không thì vẫn do doanh nghiệp quyết định. Nếu doanh nghiệp gian dối thì kiểm toán viên cũng chỉ phát hiện được một phần chứ không thể phát hiện tất cả được.
Hiện nay, theo quy định, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước phải do kiểm toán Nhà nước xác nhận. Nhưng khi muốn phát hành cổ phiếu ra nước ngoài thì lại phải kiểm toán độc lập một lần nữa. Liệu điều này có gây lãng phí, tốn kém không, thưa ông?
Doanh nghiệp nhà nước là sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước nên nó phải là đối tượng của Kiểm toán Nhà nước. Còn kiểm toán độc lập thì lại phục vụ cho công chúng, cho nhiều mục đích khác nên cũng cần thiết. Trong Nghị định 105 về kiểm toán độc lập thì Chính phủ cũng quy định, đã là doanh nghiệp Nhà nước thì nếu không kiểm toán nhà nước thì phải kiểm toán độc lập.
Còn khi doanh nghiệp Nhà nước phát hành cổ phiếu thì lại phải tuân theo Luật Chứng khoán, nghĩa là bắt buộc phải kiểm toán độc lập. Còn Kiểm toán Nhà nước có muốn kiếm toán nữa hay không thì tùy cơ quan kiểm toán.