Sôi động thương mại Nga - Ấn
Nga và Ấn Độ sẽ tăng kim ngạch buôn bán song phương lên 10 tỉ USD mỗi năm, từ năm 2010
Nga và Ấn Độ sẽ tăng kim ngạch buôn bán song phương lên 10 tỉ USD mỗi năm, từ năm 2010; đẩy mạnh hợp tác quân sự và nghiên cứu vũ trụ...Đó là những thoả thuận đạt được hôm 12/11, trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã đến Moscow, thăm Nga hai ngày (11 và 12/11) theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký kết một loạt hiệp định song phương.
Ấn Độ quan tâm năng lượng của Nga
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin ngày 12/11, tại điện Kremli, Thủ tướng M.Singh đã thảo luận về hợp đồng mua máy bay của Nga và những vấn đề liên quan tới việc cùng chế tạo loại máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo và máy bay quân sự tầm trung. Hai bên đã ký kết các thỏa thuận trong lĩnh vực quân sự và năng lượng cũng như hợp tác nghiên cứu mặt trăng.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Ấn Độ đã kêu gọi thúc đẩy hơn nữa các quan hệ truyền thống giữa hai nước, với mục tiêu tăng kim ngạch buôn bán song phương lên 10 tỉ USD mỗi năm, từ năm 2010 so với mức 4 tỉ USD năm 2006, trong đó chủ yếu là chi phí cho kỹ thuật quân sự. Mục tiêu nêu trên được nhóm nghiên cứu chung của hai nước đề xuất, vạch kế hoạch thực hiện hồi tháng 7 vừa qua.
Ấn Độ hiện đang là một trong những nước nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt hóa lỏng lớn nhất ở châu Á. Trong khi Nga là cường quốc về năng lượng. Vì vậy, năng lượng là một trọng tâm trong quan hệ hợp tác hai nước gần đây. Trước khi diễn ra chuyến thăm này, tại phiên họp lần thứ 13 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật và văn hóa Nga - Ấn Độ, hai bên đã ký kết một nghị định thư hợp tác.
Trong đó có thỏa thuận nghiên cứu triển vọng tham gia của các công ty Ấn Độ vào việc khai thác các nguồn nhiên liệu-năng lượng ở khu vực Đông Siberi và các khu vực khác của Nga, ủng hộ mở rộng hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình...
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nga Putin hồi đầu năm nay, hai bên cũng đã ký kết một loạt văn kiện hợp tác về năng lượng. Theo đó, Nga tham gia cung cấp thiết bị và xây dựng 4 lò phản ứng tại trung tâm nguyên tử Kudankulam của Ấn Độ.
Hai bên đã xúc tiến bàn bạc việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Trung Á đến Ấn Độ đi qua Iran. Phía Nga cũng đề nghị Ấn Độ tham gia vào dự án khai thác khí đốt Sakhalin-3 cũng như việc Ấn Độ mua lại quyền khai thác mỏ dầu Bankor có trữ lượng 227 triệu tấn.
Đẩy mạnh hợp tác quân sự, nghiên cứu vũ trụ
Ông Putin cho biết, hai bên đã nhất trí cùng hợp tác phát triển loại máy bay vận tải quân sự Ilyushin 214 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Trong một tuyên bố đưa ra trước hội đàm, Ấn Độ và Nga cam kết cùng làm việc để nâng cao tầm "đối tác chiến lược" của hai nước trong các quan hệ quốc tế, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khu vực Trung Đông.
Đầu năm nay, khi ông Putin viếng thăm Ấn Độ, đã có khoảng 200 hợp đồng được ký kết với tổng số vốn lên đến 18 tỷ USD, trong đó nhiều dự án hợp tác về quân sự.
Cuộc hội đàm cấp cao giữa Thủ tướng M.Singh và ông Putin hôm 12/11 đã thảo luận nhiều về hợp tác quân sự và vũ trụ giữa hai nước. Theo ông Singh, biểu tượng cho sự hợp tác Ấn Độ-Nga là một thỏa thuận chung về phóng tàu vũ trụ không người lái lên Mặt trăng để nghiên cứu khoa học. Tổng thống Nga Putin cũng cho biết hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt về quân sự và năng lượng hạt nhân, là trọng tâm của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Ngay trước hội đàm, Cơ quan vũ trụ Nga Roskomos và Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ đã ký Hiệp định hợp tác nghiên cứu Mặt trăng từ nay đến năm 2017. Theo hiệp định này, các nhà khoa học Nga và Ấn Độ sẽ cùng phối hợp nghiên cứu chế tạo các thiết bị vũ trụ và tiến hành nghiên cứu Mặt trăng.
Trong giai đoạn 2011-2012, Nga và Ấn Độ sẽ phóng lên mặt trăng một thiết bị bay quanh mặt trăng và một thiết bị đổ bộ xuống hành tinh này. Việc phóng các thiết bị trên do Ấn Độ đảm trách bằng loại tên lửa đẩy GSLV. Ngoài ra, Ấn Độ cũng chịu trách nhiệm chế tạo thiết bị bay quanh mặt trăng, còn phía Nga đảm trách chế tạo thiết bị đổ bộ và các thiết bị nghiên cứu đồng bộ khác.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã đến Moscow, thăm Nga hai ngày (11 và 12/11) theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký kết một loạt hiệp định song phương.
Ấn Độ quan tâm năng lượng của Nga
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin ngày 12/11, tại điện Kremli, Thủ tướng M.Singh đã thảo luận về hợp đồng mua máy bay của Nga và những vấn đề liên quan tới việc cùng chế tạo loại máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo và máy bay quân sự tầm trung. Hai bên đã ký kết các thỏa thuận trong lĩnh vực quân sự và năng lượng cũng như hợp tác nghiên cứu mặt trăng.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Ấn Độ đã kêu gọi thúc đẩy hơn nữa các quan hệ truyền thống giữa hai nước, với mục tiêu tăng kim ngạch buôn bán song phương lên 10 tỉ USD mỗi năm, từ năm 2010 so với mức 4 tỉ USD năm 2006, trong đó chủ yếu là chi phí cho kỹ thuật quân sự. Mục tiêu nêu trên được nhóm nghiên cứu chung của hai nước đề xuất, vạch kế hoạch thực hiện hồi tháng 7 vừa qua.
Ấn Độ hiện đang là một trong những nước nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt hóa lỏng lớn nhất ở châu Á. Trong khi Nga là cường quốc về năng lượng. Vì vậy, năng lượng là một trọng tâm trong quan hệ hợp tác hai nước gần đây. Trước khi diễn ra chuyến thăm này, tại phiên họp lần thứ 13 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật và văn hóa Nga - Ấn Độ, hai bên đã ký kết một nghị định thư hợp tác.
Trong đó có thỏa thuận nghiên cứu triển vọng tham gia của các công ty Ấn Độ vào việc khai thác các nguồn nhiên liệu-năng lượng ở khu vực Đông Siberi và các khu vực khác của Nga, ủng hộ mở rộng hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình...
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nga Putin hồi đầu năm nay, hai bên cũng đã ký kết một loạt văn kiện hợp tác về năng lượng. Theo đó, Nga tham gia cung cấp thiết bị và xây dựng 4 lò phản ứng tại trung tâm nguyên tử Kudankulam của Ấn Độ.
Hai bên đã xúc tiến bàn bạc việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Trung Á đến Ấn Độ đi qua Iran. Phía Nga cũng đề nghị Ấn Độ tham gia vào dự án khai thác khí đốt Sakhalin-3 cũng như việc Ấn Độ mua lại quyền khai thác mỏ dầu Bankor có trữ lượng 227 triệu tấn.
Đẩy mạnh hợp tác quân sự, nghiên cứu vũ trụ
Ông Putin cho biết, hai bên đã nhất trí cùng hợp tác phát triển loại máy bay vận tải quân sự Ilyushin 214 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Trong một tuyên bố đưa ra trước hội đàm, Ấn Độ và Nga cam kết cùng làm việc để nâng cao tầm "đối tác chiến lược" của hai nước trong các quan hệ quốc tế, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khu vực Trung Đông.
Đầu năm nay, khi ông Putin viếng thăm Ấn Độ, đã có khoảng 200 hợp đồng được ký kết với tổng số vốn lên đến 18 tỷ USD, trong đó nhiều dự án hợp tác về quân sự.
Cuộc hội đàm cấp cao giữa Thủ tướng M.Singh và ông Putin hôm 12/11 đã thảo luận nhiều về hợp tác quân sự và vũ trụ giữa hai nước. Theo ông Singh, biểu tượng cho sự hợp tác Ấn Độ-Nga là một thỏa thuận chung về phóng tàu vũ trụ không người lái lên Mặt trăng để nghiên cứu khoa học. Tổng thống Nga Putin cũng cho biết hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt về quân sự và năng lượng hạt nhân, là trọng tâm của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Ngay trước hội đàm, Cơ quan vũ trụ Nga Roskomos và Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ đã ký Hiệp định hợp tác nghiên cứu Mặt trăng từ nay đến năm 2017. Theo hiệp định này, các nhà khoa học Nga và Ấn Độ sẽ cùng phối hợp nghiên cứu chế tạo các thiết bị vũ trụ và tiến hành nghiên cứu Mặt trăng.
Trong giai đoạn 2011-2012, Nga và Ấn Độ sẽ phóng lên mặt trăng một thiết bị bay quanh mặt trăng và một thiết bị đổ bộ xuống hành tinh này. Việc phóng các thiết bị trên do Ấn Độ đảm trách bằng loại tên lửa đẩy GSLV. Ngoài ra, Ấn Độ cũng chịu trách nhiệm chế tạo thiết bị bay quanh mặt trăng, còn phía Nga đảm trách chế tạo thiết bị đổ bộ và các thiết bị nghiên cứu đồng bộ khác.