Sony đổi CEO sau 4 năm thua lỗ
Sony vừa tuyên bố bổ nhiệm ông Kazuo Hirai vào ghế Chủ tịch công ty kiêm CEO, thay cho ông Howard Stringer
Tập đoàn Sony của Nhật Bản vừa tuyên bố bổ nhiệm ông Kazuo Hirai, người phụ trách bộ phận máy chơi trò chơi PlayStation, vào ghế Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc điều hành (CEO), thay cho ông Howard Stringer. Quyết định “thay tướng” của Sony được đưa ra trong bối cảnh hãng này chuẩn bị đón năm thua lỗ thứ tư liên tục.
Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin do Sony công bố cho biết, quyết định bổ nhiệm ông Hirai sẽ có hiệu lực từ tháng 4. Ông Stringer sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch điều hành cho tới tháng 6, sau đó sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng.
Năm nay 51 tuổi, ông Hirai được xem là người có công tạo ra bước ngoặt cho lĩnh vực trò chơi video từng một thời làm ăn bết bát của Sony. Việc bổ nhiệm ông Hirai vào ghế CEO diễn ra ở một thời điểm cũng hết sức quan trọng đối với tập đoàn đã 66 năm tuổi này.
Sony đang chuẩn bị khép lại năm thua lỗ thứ 4 liên tục, giá cổ phiếu ở mức gần thấp nhất trong 2 thập kỷ, điểm tín nhiệm vừa bị hạ, đồng thời triển vọng kinh doanh đầy thách thức. Theo dự báo, Sony lỗ khoảng 90 tỷ Yên, tương đương 1,2 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 tới. Đây là chuỗi thua lỗ liền 4 năm đầu tiên của Sony kể từ khi hãng này lên sàn năm 1958.
Nguyên nhân của tình trạng thua lỗ trên là do Sony không đọ nổi với đối thủ Hàn Quốc Samsung về tốc độ và sức mạnh sản xuất, và đuối sức trong cuộc đua với đối thủ Mỹ Apple về mức độ sáng tạo sản phẩm. Ngoài ra, thảm họa động đất-sóng thần năm ngoái ở Nhật, lụt lội ở Thái Lan, cùng đồng Yên mạnh càng khiến Sony thêm điêu đứng.
Kể từ khi ông Stringer, người Mỹ, năm nay 69 tuổi, nhậm chức CEO Sony vào tháng 6/2005 tới nay, giá cổ phiếu Sony đã “bốc hơi” một nửa. Sau khi đảm nhiệm thêm chức Chủ tịch công ty vào tháng 4/2009, ông Stringer đã thực hiện cắt giảm hoạt động, nhưng những nỗ lực của ông bất thành. Ông Stringer là người nước ngoài đầu tiên nắm ghế CEO ở Sony.
Ở thời hoàng kim, Sony - công ty ra đời từ đống đổ nát của Chiến tranh Thế giới thứ 2 - đã có những sản phẩm khiến cả thế giới thèm muốn như máy nghe nhạc Walkman, tivi Trinitron, máy chơi trò chơi PlayStation… Với những sản phẩm này, Sony đã dược coi là biểu tượng của lĩnh vực hàng điện tử hàng tiêu dùng Nhật Bản.
Mấy năm gần đây, Sony đã chậm chân hơn các đối thủ khác trong việc chiếm lĩnh xu hướng màn hình tinh thể lỏng, khiến mảng sản xuất máy thu hình rơi vào cảnh 7 năm thua lỗ liên tục. Sau đó, Sony tiếp tục phản ứng chậm trước sự xuất hiện của chiếc điện thoại iPhone. Đến khi Apple tung ra iPad 2, thì Sony cũng mất tới 6 tháng để đưa ra chiếc máy tính bảng đầu tiên của mình.
Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin do Sony công bố cho biết, quyết định bổ nhiệm ông Hirai sẽ có hiệu lực từ tháng 4. Ông Stringer sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch điều hành cho tới tháng 6, sau đó sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng.
Năm nay 51 tuổi, ông Hirai được xem là người có công tạo ra bước ngoặt cho lĩnh vực trò chơi video từng một thời làm ăn bết bát của Sony. Việc bổ nhiệm ông Hirai vào ghế CEO diễn ra ở một thời điểm cũng hết sức quan trọng đối với tập đoàn đã 66 năm tuổi này.
Sony đang chuẩn bị khép lại năm thua lỗ thứ 4 liên tục, giá cổ phiếu ở mức gần thấp nhất trong 2 thập kỷ, điểm tín nhiệm vừa bị hạ, đồng thời triển vọng kinh doanh đầy thách thức. Theo dự báo, Sony lỗ khoảng 90 tỷ Yên, tương đương 1,2 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 tới. Đây là chuỗi thua lỗ liền 4 năm đầu tiên của Sony kể từ khi hãng này lên sàn năm 1958.
Nguyên nhân của tình trạng thua lỗ trên là do Sony không đọ nổi với đối thủ Hàn Quốc Samsung về tốc độ và sức mạnh sản xuất, và đuối sức trong cuộc đua với đối thủ Mỹ Apple về mức độ sáng tạo sản phẩm. Ngoài ra, thảm họa động đất-sóng thần năm ngoái ở Nhật, lụt lội ở Thái Lan, cùng đồng Yên mạnh càng khiến Sony thêm điêu đứng.
Kể từ khi ông Stringer, người Mỹ, năm nay 69 tuổi, nhậm chức CEO Sony vào tháng 6/2005 tới nay, giá cổ phiếu Sony đã “bốc hơi” một nửa. Sau khi đảm nhiệm thêm chức Chủ tịch công ty vào tháng 4/2009, ông Stringer đã thực hiện cắt giảm hoạt động, nhưng những nỗ lực của ông bất thành. Ông Stringer là người nước ngoài đầu tiên nắm ghế CEO ở Sony.
Ở thời hoàng kim, Sony - công ty ra đời từ đống đổ nát của Chiến tranh Thế giới thứ 2 - đã có những sản phẩm khiến cả thế giới thèm muốn như máy nghe nhạc Walkman, tivi Trinitron, máy chơi trò chơi PlayStation… Với những sản phẩm này, Sony đã dược coi là biểu tượng của lĩnh vực hàng điện tử hàng tiêu dùng Nhật Bản.
Mấy năm gần đây, Sony đã chậm chân hơn các đối thủ khác trong việc chiếm lĩnh xu hướng màn hình tinh thể lỏng, khiến mảng sản xuất máy thu hình rơi vào cảnh 7 năm thua lỗ liên tục. Sau đó, Sony tiếp tục phản ứng chậm trước sự xuất hiện của chiếc điện thoại iPhone. Đến khi Apple tung ra iPad 2, thì Sony cũng mất tới 6 tháng để đưa ra chiếc máy tính bảng đầu tiên của mình.