S&P 500 giảm tuần đầu tiên kể từ giữa tháng 4
Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3%, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq cùng giảm 1,1%
Tiếp tục bị đè nặng bởi những lo lắng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút lại các chương trình kích thích tăng trưởng, chốt phiên giao dịch cuối tuần (24/5), thị trường chứng khoán Mỹ trồi sụt.
Kết thúc ngày giao dịch 24/5, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 8,60 điểm, tương ứng với mức 0,06%, lên 15.303,10 điểm. Ngược dòng, chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 0,91 điểm, tương ứng với mức 0,06%, xuống còn 1.649,60 điểm. Tương tự, chỉ số Nasdaq Composite hạ 0,27 điểm, tương ứng 0,01%, xuống 3.459,14 điểm.
Khối lượng giao dịch ở mức thấp, do thị trường chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ dài (tới hết ngày 27/5). Khoảng 5,2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 6,4 tỷ cổ phiếu trong năm. Tỷ lệ mã giảm/ tăng ở sàn New York là 16/13, còn trên sàn Nasdaq là 12/13.
Đáng chú ý, trong suốt thời gian giao dịch, chỉ số S&P 500 đã dao động dưới đường trung bình động 14 ngày là 1.647,91 điểm, nhưng càng gần tới cuối phiên thì mức phục hồi mạnh dần và đóng cửa trên ngưỡng này. Tương tự, chỉ số chứng khoán Nasdaq Composite cũng đóng cửa cách khá xa mức điểm đáy xác lập trong phiên.
Sự đảo chiều thành công của chỉ số công nghiệp Dow Jones phần lớn dựa vào mức tăng 4% của cổ phiếu hãng Procter & Gamble (P&G). Ngoài ra, được cho là có tác động tốt tới thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày còn có báo cáo số đơn đặt hàng lâu bền tăng 3,3% trong tháng 4, vượt xa dự báo tăng 1,5% của giới phân tích.
Tuy nhiên, về cơ bản, thị trường vẫn đang chịu sự chi phối rất lớn từ những lo lắng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm làm chậm lại tiến độ thực hiện các chương trình kích thích kinh tế, thậm chí là rút bỏ hẳn những kế hoạch này, nếu như có dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng nền kinh tế đầu tàu thế giới đang hồi phục bền vững.
Phát biểu hôm 22/5 của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke trước Quốc hội Mỹ cùng biên bản cuộc họp mới đây nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã khiến nhiều nhà phân tích tin tưởng rằng, các biện pháp kích thích tăng trưởng đang phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện tại, sẽ bị ngừng lại trong tương lai gần.
Nhưng có thể thấy rằng, hầu hết những đợt rút lui của thị trường trong vài ngày qua đều diễn ra trong đầu phiên giao dịch, và nhanh chóng điều chỉnh thu hẹp biên độ giảm khi nhà đầu tư tăng mua vào các cổ phiếu hạ giá. Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3%, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq cùng giảm 1,1%.
Kết thúc ngày giao dịch 24/5, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 8,60 điểm, tương ứng với mức 0,06%, lên 15.303,10 điểm. Ngược dòng, chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 0,91 điểm, tương ứng với mức 0,06%, xuống còn 1.649,60 điểm. Tương tự, chỉ số Nasdaq Composite hạ 0,27 điểm, tương ứng 0,01%, xuống 3.459,14 điểm.
Khối lượng giao dịch ở mức thấp, do thị trường chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ dài (tới hết ngày 27/5). Khoảng 5,2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 6,4 tỷ cổ phiếu trong năm. Tỷ lệ mã giảm/ tăng ở sàn New York là 16/13, còn trên sàn Nasdaq là 12/13.
Đáng chú ý, trong suốt thời gian giao dịch, chỉ số S&P 500 đã dao động dưới đường trung bình động 14 ngày là 1.647,91 điểm, nhưng càng gần tới cuối phiên thì mức phục hồi mạnh dần và đóng cửa trên ngưỡng này. Tương tự, chỉ số chứng khoán Nasdaq Composite cũng đóng cửa cách khá xa mức điểm đáy xác lập trong phiên.
Sự đảo chiều thành công của chỉ số công nghiệp Dow Jones phần lớn dựa vào mức tăng 4% của cổ phiếu hãng Procter & Gamble (P&G). Ngoài ra, được cho là có tác động tốt tới thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày còn có báo cáo số đơn đặt hàng lâu bền tăng 3,3% trong tháng 4, vượt xa dự báo tăng 1,5% của giới phân tích.
Tuy nhiên, về cơ bản, thị trường vẫn đang chịu sự chi phối rất lớn từ những lo lắng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm làm chậm lại tiến độ thực hiện các chương trình kích thích kinh tế, thậm chí là rút bỏ hẳn những kế hoạch này, nếu như có dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng nền kinh tế đầu tàu thế giới đang hồi phục bền vững.
Phát biểu hôm 22/5 của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke trước Quốc hội Mỹ cùng biên bản cuộc họp mới đây nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã khiến nhiều nhà phân tích tin tưởng rằng, các biện pháp kích thích tăng trưởng đang phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện tại, sẽ bị ngừng lại trong tương lai gần.
Nhưng có thể thấy rằng, hầu hết những đợt rút lui của thị trường trong vài ngày qua đều diễn ra trong đầu phiên giao dịch, và nhanh chóng điều chỉnh thu hẹp biên độ giảm khi nhà đầu tư tăng mua vào các cổ phiếu hạ giá. Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3%, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq cùng giảm 1,1%.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.303,10 | +8,60 | +0,06 |
S&P 500 | 1.649,60 | -0,91 | -0,06 | |
Nasdaq | 3.459,14 | -0,27 | -0,01 | |
Anh | FTSE 100 | 6.654,34 | -42,45 | -0,63 |
Pháp | CAC 40 | 3.956,79 | -10,36 | -0,26 |
Đức | DAX | 8.305,32 | -46,66 | -0,56 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.612,45 | +128,47 | +0,89 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.618,67 | -51,01 | -0,23 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.288,53 | +13,20 | +0,58 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.209,78 | -28,05 | -0,34 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.973,45 | +4,26 | +0,22 |
Singapore | Straits Times | 3.393,17 | -61,20 | -1,77 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |