S&P 500 khép tuần giao dịch tệ nhất từ đầu năm
Các chỉ số chứng khoán Mỹ trồi sụt trong phiên giao dịch ngày 5/4, trong đó chỉ số S&P 500 có tuần giao dịch tệ hại nhất từ đầu năm
Các chỉ số chứng khoán Mỹ trồi sụt trong phiên giao dịch ngày 5/4, trong đó chỉ số S&P 500 có tuần giao dịch tệ hại nhất kể từ đầu năm, do nhà đầu tư lo lắng về thị trường vay nợ châu Âu cũng như sự ổn định tài chính ở khu vực này.
Những quan ngại về Khu vực đồng Euro, đặc biệt là Tây Ban Nha khi phí vay mượn của nước này tăng vọt trong ngày 4/4, đã phủ bóng tối lên thị trường cổ phiếu Mỹ. Kể từ đầu tuần tới nay, chỉ số S&P 500 đã bốc hơi 0,7%, mức giảm theo tuần lớn nhất từ đầu năm.
Hôm 4/4, Tây Ban Nha đã bán 2,6 tỷ Euro trái phiếu, nhỉnh hơn so với mức thấp nhất trong phạm vi dự báo từ 2,5 - 3,5 tỷ Euro. Sau cuộc đấu giá trên, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này đã tăng vọt lên 5,6%, mức cao nhất trong gần 3 tháng qua.
Giới đầu tư cổ phiếu hiện đang theo dõi sát bản báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ. Theo các nhà kinh tế tham dự điều tra dư luận của hãng tin Reuters, trong tháng vừa qua, khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế này có thể đã tạo được khoảng 203.000 việc làm mới.
Trong khi đó, theo báo cáo thị trường lao động mới công bố của ADP, khu vực tư nhân của Mỹ tạo thêm được 209.000 việc làm mới trong tháng 3. Đây là minh chứng mới nhất củng cố thêm lòng tin về sự phục hồi của thị trường lao động ở nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Private Wealth Management, Anthony Chan khẳng định, dựa trên những tín hiệu và số liệu tích cực liên tiếp thời gian vừa qua có thể khẳng định rằng kịch bản xấu nhất về khả năng kinh tế Mỹ rơi vào vực thẳm sẽ không xảy ra.
Nhà kinh tế cao cấp tại ngân hàng Wells Fargo, Sam Bullard thì cho rằng: "Mỹ vẫn phải tiếp bước trên con đường rất dài trước khi thị trường lao động có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước khủng hoảng. Các doanh nghiệp Mỹ vẫn còn tuyển dụng thêm nhiều vị trí".
Kết thúc phiên giao dịch 5/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 14,61 điểm, tương ứng 0,11%, xuống 13.060,14 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,88 điểm, tương ứng 0,06%, xuống 1.398,08 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,41 điểm, tương ứng 0,4%, lên 3.080,50 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức rất thấp, với khoảng 5,7 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Đây là khối lượng giao dịch thấp nhất trong một tháng, dưới xa mức trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu của năm 2011.
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào ngày mai, khi các báo cáo chính thức về số lượng việc làm được công bố.
Những quan ngại về Khu vực đồng Euro, đặc biệt là Tây Ban Nha khi phí vay mượn của nước này tăng vọt trong ngày 4/4, đã phủ bóng tối lên thị trường cổ phiếu Mỹ. Kể từ đầu tuần tới nay, chỉ số S&P 500 đã bốc hơi 0,7%, mức giảm theo tuần lớn nhất từ đầu năm.
Hôm 4/4, Tây Ban Nha đã bán 2,6 tỷ Euro trái phiếu, nhỉnh hơn so với mức thấp nhất trong phạm vi dự báo từ 2,5 - 3,5 tỷ Euro. Sau cuộc đấu giá trên, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này đã tăng vọt lên 5,6%, mức cao nhất trong gần 3 tháng qua.
Giới đầu tư cổ phiếu hiện đang theo dõi sát bản báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ. Theo các nhà kinh tế tham dự điều tra dư luận của hãng tin Reuters, trong tháng vừa qua, khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế này có thể đã tạo được khoảng 203.000 việc làm mới.
Trong khi đó, theo báo cáo thị trường lao động mới công bố của ADP, khu vực tư nhân của Mỹ tạo thêm được 209.000 việc làm mới trong tháng 3. Đây là minh chứng mới nhất củng cố thêm lòng tin về sự phục hồi của thị trường lao động ở nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Private Wealth Management, Anthony Chan khẳng định, dựa trên những tín hiệu và số liệu tích cực liên tiếp thời gian vừa qua có thể khẳng định rằng kịch bản xấu nhất về khả năng kinh tế Mỹ rơi vào vực thẳm sẽ không xảy ra.
Nhà kinh tế cao cấp tại ngân hàng Wells Fargo, Sam Bullard thì cho rằng: "Mỹ vẫn phải tiếp bước trên con đường rất dài trước khi thị trường lao động có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước khủng hoảng. Các doanh nghiệp Mỹ vẫn còn tuyển dụng thêm nhiều vị trí".
Kết thúc phiên giao dịch 5/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 14,61 điểm, tương ứng 0,11%, xuống 13.060,14 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,88 điểm, tương ứng 0,06%, xuống 1.398,08 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,41 điểm, tương ứng 0,4%, lên 3.080,50 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức rất thấp, với khoảng 5,7 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Đây là khối lượng giao dịch thấp nhất trong một tháng, dưới xa mức trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu của năm 2011.
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào ngày mai, khi các báo cáo chính thức về số lượng việc làm được công bố.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 13.074,75 | 13.060,10 | 14,60 | 0,11 |
S&P 500 | 1.398,96 | 1.398,08 | 0,88 | 0,06 | |
Nasdaq | 3.068,09 | 3.080,50 | 12,41 | 0,40 | |
Anh | FTSE 100 | 5.703,77 | 5.723,67 | 19,90 | 0,35 |
Pháp | CAC 40 | 3.313,47 | 3.319,81 | 6,34 | 0,19 |
Đức | DAX | 6.784,06 | 6.775,26 | 8,80 | 0,13 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.819,99 | 9.767,61 | 52,38 | 0,53 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.790,98 | 20.593,00 | 197,98 | 0,95 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.262,79 | 2.302,24 | 39,45 | 1,74 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.760,85 | 7.639,82 | 121,03 | 1,56 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.018,61 | 2.028,77 | 10,16 | 0,50 |
Singapore | Straits Times | 2.985,04 | 2.986,20 | 1,16 | 0,04 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |