S&P 500 vọt lên mức cao nhất trong 8 tháng
Ngày 20/7, chứng khoán Mỹ đã duy trì đà tăng điểm mạnh sau khi CIT Group được giải cứu
Ngày 20/7, chứng khoán Mỹ đã duy trì đà tăng điểm mạnh sau khi CIT Group được giải cứu và nhà đầu tư kỳ vọng về lợi nhuận của nhiều tập đoàn.
Hôm thứ Hai, Goldman Sachs đã nâng mức triển vọng của chỉ số S&P 500 lên 1.060 điểm vào cuối năm 2009, từ mức 940 điểm được công bố trước đó. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh nhiều tập đoàn lớn ở Mỹ đã công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng của giới phân tích.
Nasdaq tăng điểm phiên thứ 9 liên tiếp
Chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 1% sau khi CIT Group thông báo các cổ đông của họ đã đồng ý rót thêm 3 tỷ USD để tránh việc ngân hàng phải phá sản.
Thông tin này đã nhanh chóng tạo lực đẩy cho toàn thị trường và giúp cổ phiếu hãng cho vay khoảng 1 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ - CIT Group (NYSE-CIT) tăng 78,6% lên 1,25 USD/cổ phiếu.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường tiếp tục lên điểm chính là kỳ vọng kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn lớn như Caterpillar, Coca-Cola, DuPont, Merck, Pfizer, Boeing, American Express, Microsoft, 3M, AT&T... sẽ khả quan.
Tính đến ngày 20/7, đã có 55 tập đoàn trong chỉ số S&P 500 công bố kết quả kinh doanh và dự kiến sẽ có thêm 150 tập đoàn công bố trong tuần này.
Thống kê kết quả kinh doanh của 55 tập đoàn cho thấy, có tới 71% công bố kết quả vượt mong đợi, 9% đạt được kỳ vọng và 20% không đạt được kỳ vọng - điểm nổi bật là JPMorgan Chase công bố lợi nhuận vượt 600% so với dự báo, Goldman Sachs vượt 39%,...
Ngay khi thị trường mở cửa phiên đầu tuần, cả ba chỉ số chính đã tăng xấp xỉ 0,5% giá trị. Trong cả ngày giao dịch, thị trường chưa một lần xuống thấp hơn so với phiên giao dịch trước đó. Điều này cho thấy sức đỡ của thị trường Mỹ rất mạnh vì tuần trước đó cả ba chỉ số đã tăng xấp xỉ 7% - một mức tăng hiếm thấy trong vài tháng trở lại đây.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số Nasdaq xác lập phiên tăng điểm thứ 9 liên tiếp, còn chỉ số S&P 500 đã chính thức lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Nhiều cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones đã tăng mạnh, làm lực đỡ quan trọng tạo nên sự khởi sắc của thị trường, trong đó cổ phiếu Caterpillar tăng 7,8%, cổ phiếu United Technologies lên 2,2%, cổ phiếu Cisco Systems tiến thêm 3,1%,...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 20/7: chỉ số Dow Jones tăng 104,21 điểm, tương đương 1,19%, chốt ở mức 8.848,15.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 22,68 điểm, tương đương 1,2%, chốt ở mức 1.1909,29.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 10,75 điểm, tương đương 1,14%, đóng cửa ở mức 951,13.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Chủ tịch FED Ben Bernanke có bài phát biểu quan trọng về chính sách tiền tệ; công bố kết quả kinh doanh của Caterpillar, Coca-Cola, DuPont, Merck, Lockheed Martin, UAL Corp, United Technologies, UnitedHealth, Apple, Starbucks, Yahoo!.
Thứ Tư: Công bố kết quả kinh doanh của Boeing, Morgan Stanley, Pfizer; US Bancorp, Wells Fargo; Delta Air Lines, PepsiCo, eBay, Qualcomm.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; công bố kết quả kinh doanh của American Express, Microsoft, 3M, AT&T, Bristol-Myers Squibb, Philip Morris, Amazon.com, Capital One Financial.
Thứ Sáu: Trường đại học Michigan và hãng tin Reuter công bố về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ; công bố kết quả kinh doanh của Schlumberger, Fortune Brands.
Chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất trong 5 tuần
Chứng khoán khu vực đã duy trì phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp, đưa thị trường lên mức cao nhất trong 5 tuần qua. Thông tin CIT ở Mỹ được giải cứu đã thúc đẩy cổ phiếu khối ngân hàng châu Âu tăng điểm.
Trong đó cổ phiếu BNP Paribas, Banco Santander, Credit Suisse, Deutsche Bank, HSBC, Lloyds và UniCredit tăng từ 2% đến 6,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 54,87 điểm, tương đương 1,25%, chốt ở mức 4.443,62. Khối lượng giao dịch đạt 1,95 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,04%, khối lượng giao dịch đạt 22 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,63%, khối lượng giao dịch đạt 110,35 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng mạnh phiên đầu tuần
Tiếp nối thành công của tuần giao dịch trước, phiên đầu tuần này, sắc xanh tiếp tục hiện diện ở cả 7 thị trường chứng khoán lớn trong khu vực, với biên độ tăng hơn 1%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm thị trường Nhật vì nghỉ giao dịch nhân ngày lễ) đã tăng 2,9% lên 342,76 điểm.
Trái ngược với diễn biến của thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Việt Nam đã có phiên giảm điểm mạnh với nhiều cổ phiếu blue-chip giảm sàn. Diễn biến này được cho là xuất phát từ những lo ngại dòng tiền nóng có thể đã rút ra khỏi thị trường và dòng tiền mới có thể không đủ để thúc đẩy thị trường đi lên.
Việc đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 25-27% buộc các ngân hàng thương mại phải cơ cấu lại hoạt động cho vay của mình để đáp ứng yêu cầu và điều này khiến nhà đầu tư lo ngại nguồn tiền vào chứng khoán có thể sẽ suy giảm.
Trên thực tế, các công ty chứng khoán trong nước đều có nhận định thị trường sẽ đi ngang hoặc khó có thể giảm sâu, tuy nhiên mức giảm gần 4% đã cho thấy nhà đầu tư đang hành động khác với những nhận định đó.
Chuyển qua diễn biến thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên đầu tuần đã có được đà tăng mạnh mẽ và đạt mức cao nhất trong vòng 10 tháng qua.
Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Hồng Kông đã có nhiều biện pháp nhằm cung tiền thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời chính sách kích cầu trị giá 585 tỷ USD của Trung Quốc đã tác động thích cực tới lợi nhuận của nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông.
Theo thống kê, giá cổ phiếu của các công ty trong chỉ số Hang Seng trung bình đã tăng gấp 17 lần mức thu nhập (lãi) của các công ty. Nếu so sánh với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong năm - được thiết lập ngày 9/3/2009, thì chỉ số Hang Seng đã tăng 70%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 696,71 điểm, tương đương 3,7%, chốt ở mức 19.502,37.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,28%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam sụt giảm 3,68%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,28%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1,02%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 2,67%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 2,9%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 2,42%.
Hôm thứ Hai, Goldman Sachs đã nâng mức triển vọng của chỉ số S&P 500 lên 1.060 điểm vào cuối năm 2009, từ mức 940 điểm được công bố trước đó. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh nhiều tập đoàn lớn ở Mỹ đã công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng của giới phân tích.
Nasdaq tăng điểm phiên thứ 9 liên tiếp
Chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 1% sau khi CIT Group thông báo các cổ đông của họ đã đồng ý rót thêm 3 tỷ USD để tránh việc ngân hàng phải phá sản.
Thông tin này đã nhanh chóng tạo lực đẩy cho toàn thị trường và giúp cổ phiếu hãng cho vay khoảng 1 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ - CIT Group (NYSE-CIT) tăng 78,6% lên 1,25 USD/cổ phiếu.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường tiếp tục lên điểm chính là kỳ vọng kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn lớn như Caterpillar, Coca-Cola, DuPont, Merck, Pfizer, Boeing, American Express, Microsoft, 3M, AT&T... sẽ khả quan.
Tính đến ngày 20/7, đã có 55 tập đoàn trong chỉ số S&P 500 công bố kết quả kinh doanh và dự kiến sẽ có thêm 150 tập đoàn công bố trong tuần này.
Thống kê kết quả kinh doanh của 55 tập đoàn cho thấy, có tới 71% công bố kết quả vượt mong đợi, 9% đạt được kỳ vọng và 20% không đạt được kỳ vọng - điểm nổi bật là JPMorgan Chase công bố lợi nhuận vượt 600% so với dự báo, Goldman Sachs vượt 39%,...
Ngay khi thị trường mở cửa phiên đầu tuần, cả ba chỉ số chính đã tăng xấp xỉ 0,5% giá trị. Trong cả ngày giao dịch, thị trường chưa một lần xuống thấp hơn so với phiên giao dịch trước đó. Điều này cho thấy sức đỡ của thị trường Mỹ rất mạnh vì tuần trước đó cả ba chỉ số đã tăng xấp xỉ 7% - một mức tăng hiếm thấy trong vài tháng trở lại đây.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số Nasdaq xác lập phiên tăng điểm thứ 9 liên tiếp, còn chỉ số S&P 500 đã chính thức lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Nhiều cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones đã tăng mạnh, làm lực đỡ quan trọng tạo nên sự khởi sắc của thị trường, trong đó cổ phiếu Caterpillar tăng 7,8%, cổ phiếu United Technologies lên 2,2%, cổ phiếu Cisco Systems tiến thêm 3,1%,...
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 20/7 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 20/7: chỉ số Dow Jones tăng 104,21 điểm, tương đương 1,19%, chốt ở mức 8.848,15.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 22,68 điểm, tương đương 1,2%, chốt ở mức 1.1909,29.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 10,75 điểm, tương đương 1,14%, đóng cửa ở mức 951,13.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Chủ tịch FED Ben Bernanke có bài phát biểu quan trọng về chính sách tiền tệ; công bố kết quả kinh doanh của Caterpillar, Coca-Cola, DuPont, Merck, Lockheed Martin, UAL Corp, United Technologies, UnitedHealth, Apple, Starbucks, Yahoo!.
Thứ Tư: Công bố kết quả kinh doanh của Boeing, Morgan Stanley, Pfizer; US Bancorp, Wells Fargo; Delta Air Lines, PepsiCo, eBay, Qualcomm.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; công bố kết quả kinh doanh của American Express, Microsoft, 3M, AT&T, Bristol-Myers Squibb, Philip Morris, Amazon.com, Capital One Financial.
Thứ Sáu: Trường đại học Michigan và hãng tin Reuter công bố về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ; công bố kết quả kinh doanh của Schlumberger, Fortune Brands.
Chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất trong 5 tuần
Chứng khoán khu vực đã duy trì phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp, đưa thị trường lên mức cao nhất trong 5 tuần qua. Thông tin CIT ở Mỹ được giải cứu đã thúc đẩy cổ phiếu khối ngân hàng châu Âu tăng điểm.
Trong đó cổ phiếu BNP Paribas, Banco Santander, Credit Suisse, Deutsche Bank, HSBC, Lloyds và UniCredit tăng từ 2% đến 6,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 54,87 điểm, tương đương 1,25%, chốt ở mức 4.443,62. Khối lượng giao dịch đạt 1,95 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,04%, khối lượng giao dịch đạt 22 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,63%, khối lượng giao dịch đạt 110,35 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng mạnh phiên đầu tuần
Tiếp nối thành công của tuần giao dịch trước, phiên đầu tuần này, sắc xanh tiếp tục hiện diện ở cả 7 thị trường chứng khoán lớn trong khu vực, với biên độ tăng hơn 1%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm thị trường Nhật vì nghỉ giao dịch nhân ngày lễ) đã tăng 2,9% lên 342,76 điểm.
Trái ngược với diễn biến của thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Việt Nam đã có phiên giảm điểm mạnh với nhiều cổ phiếu blue-chip giảm sàn. Diễn biến này được cho là xuất phát từ những lo ngại dòng tiền nóng có thể đã rút ra khỏi thị trường và dòng tiền mới có thể không đủ để thúc đẩy thị trường đi lên.
Việc đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 25-27% buộc các ngân hàng thương mại phải cơ cấu lại hoạt động cho vay của mình để đáp ứng yêu cầu và điều này khiến nhà đầu tư lo ngại nguồn tiền vào chứng khoán có thể sẽ suy giảm.
Trên thực tế, các công ty chứng khoán trong nước đều có nhận định thị trường sẽ đi ngang hoặc khó có thể giảm sâu, tuy nhiên mức giảm gần 4% đã cho thấy nhà đầu tư đang hành động khác với những nhận định đó.
Chuyển qua diễn biến thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên đầu tuần đã có được đà tăng mạnh mẽ và đạt mức cao nhất trong vòng 10 tháng qua.
Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Hồng Kông đã có nhiều biện pháp nhằm cung tiền thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời chính sách kích cầu trị giá 585 tỷ USD của Trung Quốc đã tác động thích cực tới lợi nhuận của nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông.
Theo thống kê, giá cổ phiếu của các công ty trong chỉ số Hang Seng trung bình đã tăng gấp 17 lần mức thu nhập (lãi) của các công ty. Nếu so sánh với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong năm - được thiết lập ngày 9/3/2009, thì chỉ số Hang Seng đã tăng 70%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 696,71 điểm, tương đương 3,7%, chốt ở mức 19.502,37.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,28%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam sụt giảm 3,68%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,28%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1,02%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 2,67%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 2,9%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 2,42%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.743,94 | 8.848,15 | 104,21 | 1,19 |
Nasdaq | 1.886,61 | 1.909,29 | 22,68 | 1,20 | |
S&P 500 | 940,38 | 951,13 | 10,75 | 1,14 | |
Anh | FTSE 100 | 4.388,75 | 4.443,62 | 54,87 | 1,25 |
Đức | DAX | 4.978,40 | 5.030,15 | 51,75 | 1,04 |
Pháp | CAC 40 | 3.218,46 | 3.270,94 | 52,48 | 1,63 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.850,99 | 6.938,86 | 87,87 | 1,28 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.395,32 | N/A | N/A | N/A |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.805,66 | 19,502.37 | 696,71 | 3,70 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.440,10 | 1.478,51 | 38,41 | 2,67 |
Singapore | Straits Times | 2.430,96 | 2.456,15 | 24,78 | 1,02 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.189,74 | 3.266,92 | 77,18 | 2,42 |
Ấn Độ | BSE | 14.744,92 | 15.172,51 | 427,59 | 2,90 |
Australia | ASX | 3.992,90 | 4.044,20 | 51,30 | 1,28 |
Việt Nam | VN-Index | 428,67 | 412,88 | 15,79 | 3,68 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |