Standard Chartered dự báo lạm phát tại Việt Nam
Lạm phát tại Việt Nam trong tháng 6 đã giảm xuống 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái và có khả năng sẽ giảm sâu hơn
Lạm phát tại Việt Nam trong tháng 6 đã giảm xuống 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái và có khả năng sẽ giảm sâu hơn, xuống mức dưới 3% trong những tháng tới, nếu giá năng lượng và thực phẩm vẫn tiếp tục duy trì như hiện nay.
Đó là những nhận định trong bản báo cáo mới đây về kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của Standard Chartered cho rằng, dù lạm phát không còn là mối đe dọa trước mắt nhưng vẫn phải theo dõi chặt chẽ diễn biến từ nay đến cuối năm.
Thâm hụt thương mại tiếp tục tăng
Nền kinh tế tăng trưởng 3,9% trong nửa đầu năm 2009 và theo ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 2/2009 sẽ vào khoảng 4,4%. Mặc dù năm 2009 sẽ là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế trong nước và khu vực, nhưng các chuyên gia phân tích của Standard Chartered vẫn giữ vững quan điểm về triển vọng phát triển trung hạn đối với thị trường Việt Nam.
Trong tương lai gần, một vài yếu tố về mặt cấu trúc sẽ thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, trong khi một số khác vẫn sẽ giữ nguyên ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chậm ở một nền kinh tế đang trên đà đi lên.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 10% trong nửa đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng công nghiệp vẫn ở mức thấp. Các chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, điểm mạnh của nền kinh tế lúc này là dịch vụ bán lẻ.
Trong năm 2009, những ngành kinh tế phát triển vượt trội là ngành xây dựng, vận tải, truyền thông và môi giới tài chính, thị trường bán lẻ và bán buôn. Tuy nhiên, những ngành khác như: nông nghiệp, sản xuất, khách sạn và bất động sản đang có dấu hiệu đi xuống.
Cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn là mối quan tâm của các nhà đầu tư. Việc thiếu các thông tin cập nhật cũng là một vấn đề cần lưu ý. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở vào khoảng 20 tỷ USD, tương đương với giá trị kim ngạch nhập khẩu của 4 tháng là tương đối thấp trong khu vực.
Thâm hụt thương mại trong nửa đầu năm 2009 ở mức 2,1 tỷ USD, đã cải thiện hơn nhiều so với con số 14,2 tỷ USD cùng kỳ năm 2008. Cùng với việc hạ giá cả hàng hóa và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Dung Quất đã giúp giảm bớt kim ngạch nhập khẩu dầu tinh (một hạng mục đóng góp đáng kể vào con số thâm hụt thương mại cao năm 2008).
Với những diễn biến trên, ông Tai Hui, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của Standard Chartered (Singapore), dự đoán tình hình kinh tế như hiện nay sẽ còn kéo dài từ nay đến cuối năm và thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhưng ở mức độ cho phép.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm có khả năng khiến cho lượng kiều hối và FDI đổ về Việt Nam thấp hơn so với năm ngoái. Điều này đồng nghĩa với việc dự trữ ngoại hối sẽ bị hạn chế.
Hướng đến sự bình ổn trên thị trường tài chính
Nhiều chính sách tài chính đã được thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm: giãn thu thuế thu nhập cá nhân, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng và dành ngân sách của chính phủ cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Với những biện pháp này, ngân sách của Chính phủ sẽ thâm hụt với mức tương đối (khoảng 10% của GDP) trong năm 2009. Sự thiếu hụt về cơ cấu ngân sách đang hiện hữu do nguồn thu chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu thô. Bên cạnh đó, các đợt đấu giá trái phiếu chính phủ không thành công cũng là một nguyên nhân khiến cho nguồn thu ngân sách giảm đáng kể.
Lạm phát đang giảm đi rõ rệt và xu thế này sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Lạm phát trong tháng 6 đã giảm xuống 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái và có khả năng sẽ giảm sâu hơn xuống mức dưới 3% trong những tháng tới nếu giá năng lượng và thực phẩm vẫn tiếp tục duy trì như hiện nay.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trong thời gian qua cho thấy những điều chỉnh về cắt giảm lãi suất ít có khả năng xảy ra. Trên cơ sở đó, các chuyên gia của Standard Chartered dự đoán, mức lãi suất cơ bản 7% vẫn được duy trì từ nay đến cuối năm, trước khi có một đợt tăng vào giữa năm 2010.
Tăng trưởng cho vay cũng trên đà tăng mạnh, tổng dư nợ cho vay trong tháng 5 tăng 15% so với tháng 12/2008. Tuy nhiên, những hoạt động sôi nổi của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua đã làm dấy lên những lo ngại ở các cơ quan chức năng về những khoản nợ mới sẽ không giúp ích cho nền kinh tế, mà phục vụ cho các hoạt động đầu cơ trong kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
Trong khi đó, một vài ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động VND để thu hút nguồn vốn trong bối cảnh các nguồn tiền đang đổ mạnh vào thị trường chứng khoán. Do đó, mức lãi suất cơ bản hiện nay chưa đủ sức hút để trở thành công cụ định hướng các khoản vay và lãi suất gia tăng ở thời điểm này có thể sẽ mang lại những tác động không mong muốn đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái giữa VND và USD đã giảm 9,2% so với cuối năm 2008, khiến giá trị VND bị giảm xuống đáng kể. Các cơ quan chức năng cũng đã cố gắng duy trì sự ổn định tiền tệ vào năm 2009 và cũng rất quan tâm tới việc duy trì niềm tin cộng đồng vào đồng tiền hiện tại, đặc biệt là khi Ngân hàng Trung ương cắt giảm mức lãi suất. Do đó, mức lạm phát thấp hơn sẽ cho phép Ngân hàng Trung ương sử dụng VND yếu hơn trong hỗ trợ xuất khẩu.
Đó là những nhận định trong bản báo cáo mới đây về kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của Standard Chartered cho rằng, dù lạm phát không còn là mối đe dọa trước mắt nhưng vẫn phải theo dõi chặt chẽ diễn biến từ nay đến cuối năm.
Thâm hụt thương mại tiếp tục tăng
Nền kinh tế tăng trưởng 3,9% trong nửa đầu năm 2009 và theo ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 2/2009 sẽ vào khoảng 4,4%. Mặc dù năm 2009 sẽ là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế trong nước và khu vực, nhưng các chuyên gia phân tích của Standard Chartered vẫn giữ vững quan điểm về triển vọng phát triển trung hạn đối với thị trường Việt Nam.
Trong tương lai gần, một vài yếu tố về mặt cấu trúc sẽ thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, trong khi một số khác vẫn sẽ giữ nguyên ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chậm ở một nền kinh tế đang trên đà đi lên.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 10% trong nửa đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng công nghiệp vẫn ở mức thấp. Các chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, điểm mạnh của nền kinh tế lúc này là dịch vụ bán lẻ.
Trong năm 2009, những ngành kinh tế phát triển vượt trội là ngành xây dựng, vận tải, truyền thông và môi giới tài chính, thị trường bán lẻ và bán buôn. Tuy nhiên, những ngành khác như: nông nghiệp, sản xuất, khách sạn và bất động sản đang có dấu hiệu đi xuống.
Cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn là mối quan tâm của các nhà đầu tư. Việc thiếu các thông tin cập nhật cũng là một vấn đề cần lưu ý. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở vào khoảng 20 tỷ USD, tương đương với giá trị kim ngạch nhập khẩu của 4 tháng là tương đối thấp trong khu vực.
Thâm hụt thương mại trong nửa đầu năm 2009 ở mức 2,1 tỷ USD, đã cải thiện hơn nhiều so với con số 14,2 tỷ USD cùng kỳ năm 2008. Cùng với việc hạ giá cả hàng hóa và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Dung Quất đã giúp giảm bớt kim ngạch nhập khẩu dầu tinh (một hạng mục đóng góp đáng kể vào con số thâm hụt thương mại cao năm 2008).
Với những diễn biến trên, ông Tai Hui, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của Standard Chartered (Singapore), dự đoán tình hình kinh tế như hiện nay sẽ còn kéo dài từ nay đến cuối năm và thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhưng ở mức độ cho phép.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm có khả năng khiến cho lượng kiều hối và FDI đổ về Việt Nam thấp hơn so với năm ngoái. Điều này đồng nghĩa với việc dự trữ ngoại hối sẽ bị hạn chế.
Hướng đến sự bình ổn trên thị trường tài chính
Nhiều chính sách tài chính đã được thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm: giãn thu thuế thu nhập cá nhân, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng và dành ngân sách của chính phủ cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Với những biện pháp này, ngân sách của Chính phủ sẽ thâm hụt với mức tương đối (khoảng 10% của GDP) trong năm 2009. Sự thiếu hụt về cơ cấu ngân sách đang hiện hữu do nguồn thu chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu thô. Bên cạnh đó, các đợt đấu giá trái phiếu chính phủ không thành công cũng là một nguyên nhân khiến cho nguồn thu ngân sách giảm đáng kể.
Lạm phát đang giảm đi rõ rệt và xu thế này sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Lạm phát trong tháng 6 đã giảm xuống 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái và có khả năng sẽ giảm sâu hơn xuống mức dưới 3% trong những tháng tới nếu giá năng lượng và thực phẩm vẫn tiếp tục duy trì như hiện nay.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trong thời gian qua cho thấy những điều chỉnh về cắt giảm lãi suất ít có khả năng xảy ra. Trên cơ sở đó, các chuyên gia của Standard Chartered dự đoán, mức lãi suất cơ bản 7% vẫn được duy trì từ nay đến cuối năm, trước khi có một đợt tăng vào giữa năm 2010.
Tăng trưởng cho vay cũng trên đà tăng mạnh, tổng dư nợ cho vay trong tháng 5 tăng 15% so với tháng 12/2008. Tuy nhiên, những hoạt động sôi nổi của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua đã làm dấy lên những lo ngại ở các cơ quan chức năng về những khoản nợ mới sẽ không giúp ích cho nền kinh tế, mà phục vụ cho các hoạt động đầu cơ trong kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
Trong khi đó, một vài ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động VND để thu hút nguồn vốn trong bối cảnh các nguồn tiền đang đổ mạnh vào thị trường chứng khoán. Do đó, mức lãi suất cơ bản hiện nay chưa đủ sức hút để trở thành công cụ định hướng các khoản vay và lãi suất gia tăng ở thời điểm này có thể sẽ mang lại những tác động không mong muốn đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái giữa VND và USD đã giảm 9,2% so với cuối năm 2008, khiến giá trị VND bị giảm xuống đáng kể. Các cơ quan chức năng cũng đã cố gắng duy trì sự ổn định tiền tệ vào năm 2009 và cũng rất quan tâm tới việc duy trì niềm tin cộng đồng vào đồng tiền hiện tại, đặc biệt là khi Ngân hàng Trung ương cắt giảm mức lãi suất. Do đó, mức lạm phát thấp hơn sẽ cho phép Ngân hàng Trung ương sử dụng VND yếu hơn trong hỗ trợ xuất khẩu.