Standard & Poor’s đánh tụt điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam
Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) vừa tuyên bố cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam
Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) vừa tuyên bố cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam. Triển vọng của điểm số tín nhiệm mới này cũng bị S&P đặt ở mức “tiêu cực”.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong báo cáo đánh giá tín nhiệm ra ngày 23/12 của S&P, điểm tín nhiệm dành cho nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam bị tổ chức này cắt giảm xuống BB- từ BB. Điểm tín nhiệm nợ nội tệ dài hạn của Việt Nam cũng bị giảm 1 bậc xuống BB từ BB+, trong khi điểm dành cho nợ nội tệ ngắn hạn được duy trì ở mức B.
Nói về triển vọng “tiêu cực” dành cho điểm tín nhiệm mới của Việt Nam, S&P cho biết, triển vọng này phản ánh dự báo của họ rằng, những bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ còn tác động bất lợi tới ổn định tài chính của Việt Nam.
Theo Bloomberg, điểm số tín nhiệm nợ quốc gia hiện nay của Việt Nam đang “đồng hạng” với Bangladesh và Mông Cổ.
Báo cáo của S&P nhận xét, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều biến động trong những năm gần đây, cùng với tình trạng tăng trưởng tín dụng mạnh, làm suy yếu hệ thống ngân hàng.
Tuy vậy, tổ chức này cho rằng, những cải cách cơ cấu mà Việt Nam thực hiện trong mấy năm gần đây đã giúp cải thiện triển vọng của nền kinh tế. S&P dự báo, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2010.
Cách đây ít ngày, một hãng định mức tín nhiệm khác là Moody’s cắt giảm 1 bậc điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam.
Tuy nhiên, khác với Moody’s, S&P không nhắc gì tới tình hình nợ của Vinashin trong lý do cắt giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam. Trước đó, cả Moody’s và S&P đều đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ tác động bất lợi của vụ Vinashin tới hệ thống tài chính của Việt Nam.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong báo cáo đánh giá tín nhiệm ra ngày 23/12 của S&P, điểm tín nhiệm dành cho nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam bị tổ chức này cắt giảm xuống BB- từ BB. Điểm tín nhiệm nợ nội tệ dài hạn của Việt Nam cũng bị giảm 1 bậc xuống BB từ BB+, trong khi điểm dành cho nợ nội tệ ngắn hạn được duy trì ở mức B.
Nói về triển vọng “tiêu cực” dành cho điểm tín nhiệm mới của Việt Nam, S&P cho biết, triển vọng này phản ánh dự báo của họ rằng, những bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ còn tác động bất lợi tới ổn định tài chính của Việt Nam.
Theo Bloomberg, điểm số tín nhiệm nợ quốc gia hiện nay của Việt Nam đang “đồng hạng” với Bangladesh và Mông Cổ.
Báo cáo của S&P nhận xét, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều biến động trong những năm gần đây, cùng với tình trạng tăng trưởng tín dụng mạnh, làm suy yếu hệ thống ngân hàng.
Tuy vậy, tổ chức này cho rằng, những cải cách cơ cấu mà Việt Nam thực hiện trong mấy năm gần đây đã giúp cải thiện triển vọng của nền kinh tế. S&P dự báo, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2010.
Cách đây ít ngày, một hãng định mức tín nhiệm khác là Moody’s cắt giảm 1 bậc điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam.
Tuy nhiên, khác với Moody’s, S&P không nhắc gì tới tình hình nợ của Vinashin trong lý do cắt giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam. Trước đó, cả Moody’s và S&P đều đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ tác động bất lợi của vụ Vinashin tới hệ thống tài chính của Việt Nam.