Starbucks tung đãi ngộ hiếm có tại Trung Quốc
Chuỗi cà phê lớn nhất thế giới đưa ra bảo hiểm sức khỏe cho hơn 10.000 bố mẹ nhân viên tại Trung Quốc vừa để giữ chân người tài
Theo Bloomberg, Starbucks Corp. sẽ cung cấp cho nhân viên tại Trung Quốc gói bảo hiểm sức khỏe trong đó mở rộng chi trả cho cả cha mẹ họ. Chế độ hiếm có của chuỗi cà phê lớn nhất thế giới sẽ giúp cho hơn 10.000 bố mẹ nhân viên Starbucks được bảo hiểm chữa trị cho các bệnh như ung thư, bệnh tim và Alzheimer’s.
Theo Starbucks, chính sách mới này phù hợp với các giá trị truyền thống ở Trung Quốc, nơi mà con cái có trách nhiệm chăm sóc cho cha mẹ, ông bà.
Chương trình bảo hiểm hỗ trợ chi trả điều trị cho hơn 30 bệnh cùng một số phẫu thuật này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 tới, CEO Starbucks Howard Schultz cho biết.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi đưa ra chính sách như thế này. Chúng tôi thấy rõ sự lo lắng của nhân viên về khả năng chăm sóc cha mẹ mình”, Schultz cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Bắc Kinh. “Tôi đã nghe nhiều bi kịch xảy ra khi cha mẹ họ đau ốm và qua đời”.
Chương trình này nhắm tới nhu cầu của bộ phận người già với tỷ lệ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch ngày càng cao. Đây là chiến lược của Starbucks nhằm giữ chân nhân viên, đồng thời thể hiện thiện chí của công ty trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung.
Tại Mỹ, Starbucks cũng nâng cao nhiều đãi ngộ dành cho nhân viên. Năm 2015, công ty này cho biết sẽ chi trả toàn bộ học phí cho nhân viên tham gia khóa học trực tuyến của Đại học Arizona. Hãng này cũng nới lỏng các quy định về trang phục và tặng cà phê miễn phí mỗi tuần nhằm thu hút và giữ chân người tài.
Từ đầu năm tới 10/4 vừa qua, cổ phiếu Starbucks tăng 4,4%. Trong khi đó, kết thúc phiên giao dịch hôm thứ 3, cổ phiếu này giảm gần 1% xuống còn 57,51 USD trên sàn New York.
“Ngoài việc thu hút và giữ chân người tài, chính sách bảo hiểm này cũng xây dựng cho Starbucks hình ảnh thân thiện với Trung Quốc”, Shaun Rein, giám đốc điều hành China Market Research Group tại Thượng Hải, nhận định. “Trong bối cảnh căng thẳng chính trị, nếu không có hình tượng tốt, Starbucks sẽ trở thành mục tiêu công kích, biểu tình”.
Hiện nay, các chương trình bảo hiểm y tế quốc gia của Trung Quốc đang chịu gánh nặng lớn với những chi trả cơ bản cho 95% của 1,4 tỷ dân. Các gia đình Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những hóa đơn y tế đắt đỏ không được bảo hiểm chi trả. Từ lâu chính phủ nước này đã phải tìm kiếm các công ty tư nhân để lấp vào chỗ trống đó.
Khi tiếp cận các hãng bảo hiểm Trung Quốc để triển khai kế hoạch trên, Starbucks đã rất ngạc nhiên khi không hề có chương trình nào như vậy, CEO Starbucks Trung Quốc cho biết. Họ phải điều chỉnh gói bảo hiểm hiện hành để phù hợp với yêu cầu của Starbucks.
Chính sách của Starbucks bù đắp cho phần trống trong chính sách bảo hiểm y tế hiện hành ở Trung Quốc.
Bệnh nhân được hưởng trợ cấp chữa trị trong ba năm, còn gia đình họ được chi trả một lần khi được chẩn đoán mắc những bệnh nằm danh sách được bảo hiểm. Chương trình này giúp chi trả đáng kể chi phí chữa trị cho bệnh nhân và gia đình họ, Starbucks cho biết.
Theo Starbucks, kế hoạch này sẽ tiêu tốn của công ty nhiều tỷ USD mỗi năm. Không tiết lộ tên cụ thể, hãng này cũng cho biết chương trình được thiết kế bởi một trong những hãng bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc.
Đây là kế hoạch chiến lược của Starbucks trong bối cảnh nhiều công ty đa quốc gia tại Trung Quốc phải đau đầu tìm cách đối phó khi tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng các chính sách bảo hộ ảnh hưởng tới kinh tế và thương mại với nước này.
Trước đó, Trump tuyên bố sẽ chấm dứt tình trạng thâm hụt thương mại lên tới 347 tỷ USD với Trung Quốc năm 2016.
Schultz cho biết Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của Starbucks. Theo số liệu của Bloomberg, năm 2016, châu Á, bao gồm Trung Quốc mang về cho hãng này 14% tổng doanh thu, tăng gấp đôi so với 6% năm 2013.
“Đây là cuộc chơi trường kỳ”, Schultz cho biết. “Chúng tôi tin rằng cơ hội phát triển dài hạn ở đây là rất lớn”.
Theo Starbucks, chính sách mới này phù hợp với các giá trị truyền thống ở Trung Quốc, nơi mà con cái có trách nhiệm chăm sóc cho cha mẹ, ông bà.
Chương trình bảo hiểm hỗ trợ chi trả điều trị cho hơn 30 bệnh cùng một số phẫu thuật này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 tới, CEO Starbucks Howard Schultz cho biết.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi đưa ra chính sách như thế này. Chúng tôi thấy rõ sự lo lắng của nhân viên về khả năng chăm sóc cha mẹ mình”, Schultz cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Bắc Kinh. “Tôi đã nghe nhiều bi kịch xảy ra khi cha mẹ họ đau ốm và qua đời”.
Chương trình này nhắm tới nhu cầu của bộ phận người già với tỷ lệ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch ngày càng cao. Đây là chiến lược của Starbucks nhằm giữ chân nhân viên, đồng thời thể hiện thiện chí của công ty trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung.
Tại Mỹ, Starbucks cũng nâng cao nhiều đãi ngộ dành cho nhân viên. Năm 2015, công ty này cho biết sẽ chi trả toàn bộ học phí cho nhân viên tham gia khóa học trực tuyến của Đại học Arizona. Hãng này cũng nới lỏng các quy định về trang phục và tặng cà phê miễn phí mỗi tuần nhằm thu hút và giữ chân người tài.
Từ đầu năm tới 10/4 vừa qua, cổ phiếu Starbucks tăng 4,4%. Trong khi đó, kết thúc phiên giao dịch hôm thứ 3, cổ phiếu này giảm gần 1% xuống còn 57,51 USD trên sàn New York.
“Ngoài việc thu hút và giữ chân người tài, chính sách bảo hiểm này cũng xây dựng cho Starbucks hình ảnh thân thiện với Trung Quốc”, Shaun Rein, giám đốc điều hành China Market Research Group tại Thượng Hải, nhận định. “Trong bối cảnh căng thẳng chính trị, nếu không có hình tượng tốt, Starbucks sẽ trở thành mục tiêu công kích, biểu tình”.
Hiện nay, các chương trình bảo hiểm y tế quốc gia của Trung Quốc đang chịu gánh nặng lớn với những chi trả cơ bản cho 95% của 1,4 tỷ dân. Các gia đình Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những hóa đơn y tế đắt đỏ không được bảo hiểm chi trả. Từ lâu chính phủ nước này đã phải tìm kiếm các công ty tư nhân để lấp vào chỗ trống đó.
Khi tiếp cận các hãng bảo hiểm Trung Quốc để triển khai kế hoạch trên, Starbucks đã rất ngạc nhiên khi không hề có chương trình nào như vậy, CEO Starbucks Trung Quốc cho biết. Họ phải điều chỉnh gói bảo hiểm hiện hành để phù hợp với yêu cầu của Starbucks.
Chính sách của Starbucks bù đắp cho phần trống trong chính sách bảo hiểm y tế hiện hành ở Trung Quốc.
Bệnh nhân được hưởng trợ cấp chữa trị trong ba năm, còn gia đình họ được chi trả một lần khi được chẩn đoán mắc những bệnh nằm danh sách được bảo hiểm. Chương trình này giúp chi trả đáng kể chi phí chữa trị cho bệnh nhân và gia đình họ, Starbucks cho biết.
Theo Starbucks, kế hoạch này sẽ tiêu tốn của công ty nhiều tỷ USD mỗi năm. Không tiết lộ tên cụ thể, hãng này cũng cho biết chương trình được thiết kế bởi một trong những hãng bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc.
Đây là kế hoạch chiến lược của Starbucks trong bối cảnh nhiều công ty đa quốc gia tại Trung Quốc phải đau đầu tìm cách đối phó khi tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng các chính sách bảo hộ ảnh hưởng tới kinh tế và thương mại với nước này.
Trước đó, Trump tuyên bố sẽ chấm dứt tình trạng thâm hụt thương mại lên tới 347 tỷ USD với Trung Quốc năm 2016.
Schultz cho biết Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của Starbucks. Theo số liệu của Bloomberg, năm 2016, châu Á, bao gồm Trung Quốc mang về cho hãng này 14% tổng doanh thu, tăng gấp đôi so với 6% năm 2013.
“Đây là cuộc chơi trường kỳ”, Schultz cho biết. “Chúng tôi tin rằng cơ hội phát triển dài hạn ở đây là rất lớn”.