Start-up ở Việt Nam: “Vấn đề là lối nghĩ”
Khi có ý tưởng mới, người Việt thường đặt quá nhiều câu hỏi, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
“Một doanh nhân châu Âu hỏi, liệu mở một doanh nghiệp ở Việt Nam mất bao lâu và bao nhiêu tiền? Tôi nói, mất khoảng 50 USD và 7 ngày, nhưng vị kia cho biết, ở châu Âu nhiều nơi chỉ tốn 30 phút và không mất đồng nào”.
Câu chuyện này được ông Bùi Văn Quân, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam kể lại tại hội thảo “Khởi động sáng kiến khởi nghiệp quốc gia" diễn ra chiều 30/3, với sự tham dự của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Cần cơ chế gì để tăng gấp 10 lần tinh thần khởi nghiệp quốc gia là câu hỏi lớn được đặt ra tại đây.
“Điểm tắc”
Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Phó chủ tịch Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam (IDGVV), tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam trong một hai năm vừa qua đã bị chững lại.
Trong khi đó, tại nhiều nước trong khu vực như Malaysia và Singapore, các cơ chế về đầu tư của họ quá tốt, nên đã tạo ra nền tảng để các dự án khởi nghiệp (start-up) phát triển mạnh mẽ.
Ông Trường cho biết, nhiều start-up hiện nay ở Việt Nam được quỹ đầu tư định giá cao đã gặp khó khăn, vì cơ quan thuế nói sao định giá tài sản vô hình cao thế, và điều này theo ông thật vô lý.
Vấn đề lớn hơn, theo ông, bản thân cơ chế hiện nay lại đang tạo ra sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam.
“Cùng một cơ chế chung, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vướng nhiều vấn đề, giấy phép con, nhiều thứ về thủ tục hành chính, rất lâu…”, ông nói.
Một hạn chế nữa, theo vị đại diện IDG, là thuế. Hiện vấn đề rất lớn với start-up là thuế VAT, bởi chi phí đầu ra - đầu vào chỉ phù hợp với sản xuất thuơng mại, có đầu ra - đầu vào rõ ràng, trong khi start-up công nghệ thông tin chi phí đầu vào chỉ có mấy cái máy tính, còn lại toàn nguời, vì thế phải đóng VAT rất lớn.
Theo ông Lê Xuân Hòa, Phó tổng thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), hiện nay có nhiều bạn trẻ không khởi nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam, mà ra nước ngoài, như Nguyễn Hà Đông (tác giả trò chơi Flappy Bird) là một ví dụ.
Vì thế, theo ông Hòa, trong lĩnh vực này cần có các chính sách có hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo ra môi trường hấp dẫn, để thu hút người trẻ khởi nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, là cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp để họ dành ngân sách cho các vườn ươm, lò gia tốc khởi nghiệp và đầu tư vào các chương trình nghiên cứu.
“Nhiều người chỉ giỏi sơ sơ”
Trước các hạn chế trên, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - người cũng có xuất phát điểm là một “dân” công nghệ và đặc biệt quan tâm đến công nghệ, khởi nghiệp - khẳng định, Chính phủ rất quan tâm đến việc tạo môi trường thuận lợi, để tất cả mọi người, đặc biệt là những thanh niên, doanh nghiệp trẻ phát huy.
Nhưng theo ông, không chỉ cần đổi mới cơ chế, tạo môi trường thuận lợi để khởi nghiệp, mà phải có giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.
“Chúng ta không có những chuyên gia thật giỏi. Nhiều người chỉ giỏi sơ sơ, mỗi thứ một tí. Nhiều làn sóng công nghệ mới ai cũng biết, nhưng cái khó là chúng ta không đi sâu và có được những start-up thật sự giỏi”, ông nói.
“Người Việt Nam và người Á Đông khi có ý tưởng mới thường đặt quá nhiều câu hỏi, trong khi người phương Tây thì ngược lại, họ cổ vũ ý tưởng, tạo động lực và cơ hội để ý tưởng đó đưa vào thực tiễn”, Phó thủ tướng bình luận.
Nên, “vấn đề ở đây không phải là tự ti hay không, mà là lối nghĩ. Vì thế, các start-up nói riêng đừng hướng vào bên trong quá nhiều, mà hãy hướng ra bên ngoài, bây giờ là thế giới toàn cầu, thế giới kết nối”.
Theo Phó thủ tướng, cộng đồng start-up cũng đang thiếu sự kết nối. Mỗi người riêng lẻ làm rất tốt, nhưng không có liên kết trong một hệ sinh thái chung.
Chính phủ sẵn sàng đầu tư để song hành cùng các quỹ tư nhân, ông cho biết. Ngoài ra, vấn đề thuế cũng đã đặt ra, tuy nhiên, trên thực tế chưa có nhiều ví dụ điển hình và cụ thể về các yêu cầu về thuế.
“Các bạn start-up cứ nghiên cứu kỹ, làm ra trường hợp cụ thể, rồi nói vướng ở chỗ nào, nếu ở tầm Chính phủ mà các dự án của các bạn thuyết phục thật sự, thì làm rất nhanh. Nó không phải đơn vị đo bằng ngày, bằng tuần, nhưng chắc không đo bằng năm”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Câu chuyện này được ông Bùi Văn Quân, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam kể lại tại hội thảo “Khởi động sáng kiến khởi nghiệp quốc gia" diễn ra chiều 30/3, với sự tham dự của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Cần cơ chế gì để tăng gấp 10 lần tinh thần khởi nghiệp quốc gia là câu hỏi lớn được đặt ra tại đây.
“Điểm tắc”
Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Phó chủ tịch Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam (IDGVV), tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam trong một hai năm vừa qua đã bị chững lại.
Trong khi đó, tại nhiều nước trong khu vực như Malaysia và Singapore, các cơ chế về đầu tư của họ quá tốt, nên đã tạo ra nền tảng để các dự án khởi nghiệp (start-up) phát triển mạnh mẽ.
Ông Trường cho biết, nhiều start-up hiện nay ở Việt Nam được quỹ đầu tư định giá cao đã gặp khó khăn, vì cơ quan thuế nói sao định giá tài sản vô hình cao thế, và điều này theo ông thật vô lý.
Vấn đề lớn hơn, theo ông, bản thân cơ chế hiện nay lại đang tạo ra sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam.
“Cùng một cơ chế chung, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vướng nhiều vấn đề, giấy phép con, nhiều thứ về thủ tục hành chính, rất lâu…”, ông nói.
Một hạn chế nữa, theo vị đại diện IDG, là thuế. Hiện vấn đề rất lớn với start-up là thuế VAT, bởi chi phí đầu ra - đầu vào chỉ phù hợp với sản xuất thuơng mại, có đầu ra - đầu vào rõ ràng, trong khi start-up công nghệ thông tin chi phí đầu vào chỉ có mấy cái máy tính, còn lại toàn nguời, vì thế phải đóng VAT rất lớn.
Theo ông Lê Xuân Hòa, Phó tổng thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), hiện nay có nhiều bạn trẻ không khởi nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam, mà ra nước ngoài, như Nguyễn Hà Đông (tác giả trò chơi Flappy Bird) là một ví dụ.
Vì thế, theo ông Hòa, trong lĩnh vực này cần có các chính sách có hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo ra môi trường hấp dẫn, để thu hút người trẻ khởi nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, là cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp để họ dành ngân sách cho các vườn ươm, lò gia tốc khởi nghiệp và đầu tư vào các chương trình nghiên cứu.
“Nhiều người chỉ giỏi sơ sơ”
Trước các hạn chế trên, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - người cũng có xuất phát điểm là một “dân” công nghệ và đặc biệt quan tâm đến công nghệ, khởi nghiệp - khẳng định, Chính phủ rất quan tâm đến việc tạo môi trường thuận lợi, để tất cả mọi người, đặc biệt là những thanh niên, doanh nghiệp trẻ phát huy.
Nhưng theo ông, không chỉ cần đổi mới cơ chế, tạo môi trường thuận lợi để khởi nghiệp, mà phải có giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.
“Chúng ta không có những chuyên gia thật giỏi. Nhiều người chỉ giỏi sơ sơ, mỗi thứ một tí. Nhiều làn sóng công nghệ mới ai cũng biết, nhưng cái khó là chúng ta không đi sâu và có được những start-up thật sự giỏi”, ông nói.
“Người Việt Nam và người Á Đông khi có ý tưởng mới thường đặt quá nhiều câu hỏi, trong khi người phương Tây thì ngược lại, họ cổ vũ ý tưởng, tạo động lực và cơ hội để ý tưởng đó đưa vào thực tiễn”, Phó thủ tướng bình luận.
Nên, “vấn đề ở đây không phải là tự ti hay không, mà là lối nghĩ. Vì thế, các start-up nói riêng đừng hướng vào bên trong quá nhiều, mà hãy hướng ra bên ngoài, bây giờ là thế giới toàn cầu, thế giới kết nối”.
Theo Phó thủ tướng, cộng đồng start-up cũng đang thiếu sự kết nối. Mỗi người riêng lẻ làm rất tốt, nhưng không có liên kết trong một hệ sinh thái chung.
Chính phủ sẵn sàng đầu tư để song hành cùng các quỹ tư nhân, ông cho biết. Ngoài ra, vấn đề thuế cũng đã đặt ra, tuy nhiên, trên thực tế chưa có nhiều ví dụ điển hình và cụ thể về các yêu cầu về thuế.
“Các bạn start-up cứ nghiên cứu kỹ, làm ra trường hợp cụ thể, rồi nói vướng ở chỗ nào, nếu ở tầm Chính phủ mà các dự án của các bạn thuyết phục thật sự, thì làm rất nhanh. Nó không phải đơn vị đo bằng ngày, bằng tuần, nhưng chắc không đo bằng năm”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.