Sự điều chỉnh của chứng khoán đã đi quá xa
Đây là nhận định mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam
Đây là nhận định mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam.
Một lần nữa, những con số thống kê cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một kỳ sụt giảm mạnh, kéo dài và… quá đà.
Thị trường này đã trải qua thời kỳ bùng nổ từ năm 2006 đến tháng 3/2007. Vốn hóa tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Hà Nội (HASTC) đạt gần 29 tỷ USD, trên 40% GDP, so với mức 1 tỷ USD - tương đương 1,2% GDP của năm 2005.
Theo WB, những yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng phải thận trọng trong việc cho các công ty chứng khoán, nhà đầu tư trên thị trường này vay vốn đã làm thị trường nguội đi kể từ mùa hè năm 2007.
“Chính sách thắt chặt tín dụng đã làm cho giá cả đột ngột đi xuống theo hình trôn ốc, điều này dường như không dựa trên những yếu tố căn bản”, WB nhận định.
Và tính đến tháng 6/2008, tổng vốn hóa của cả hai đầu HOSE và HASTC chỉ còn khoảng 17% GDP, thấp hơn một nửa so với tháng 12/2007. Nói cách khác, thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam đã “bốc hơi” khoảng 16 tỷ USD giá trị thị trường kể từ đầu năm.
WB cho rằng sự sụt giảm này một phần phản ánh sự điều chỉnh cần thiết sau một thời kỳ tăng trưởng phi lý; song có lẽ nó đã đi quá xa nếu tính đến những nền tảng căn bản của thị trường.
Tính đến cuối tháng 5/2008, hệ số P/E trung bình tại HOSE ước tính là 10; tại HASTC khoảng 6 – 7. Để kìm hãm, biên độ giao dịch tại hai đầu đã được thu hẹp, rồi nới lỏng một chút. Động thái này tạm thời làm nhà đầu tư nhẹ nhõm hơn, nhưng cũng làm cho chứng khoán trở nên khó bán.
Phía sau sự sụt giảm này, ảnh hưởng đầu tiên được WB đề cập tới là khó khăn đối với các ngân hàng thương mại, nhất là với những thành viên đã cho vay mạnh đầu tư chứng khoán trước đó.
“Các khoản vay chưa được thanh toán liên tục được chuyển hạn có thể cho ngân hàng có thời gian để đợi cho thị trường tài sản phục hồi trở lại. Nhưng với lãi suất tăng cao hơn, việc đảo nợ không thể kéo dài mãi”, nhận định này của WB đi cùng với áp lực giải chấp chứng khoán cầm cố trên thực tế thời gian qua.
Để khắc phục tình trạng trên, WB khuyến nghị Chính phủ cần quyết đoán hơn trong việc chuyển sang các hợp phần khác trong gói chính sách bình ổn chung công bố trong tháng 3 vừa qua; bởi cho đến nay, theo WB, các hành động mới chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ.
Thứ hai, báo cáo của WB nhấn mạnh đến yêu cầu đảm bảo ổn định khu vực tài chính và duy trì lòng tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng. Thậm chí, “sớm hay muộn có lẽ cũng cần để cho một số ngân hàng cổ phần yếu nhất bị thâu tóm bởi các ngân hàng mạnh hơn và có uy tín hơn”.
Về hiệu quả mà gói giải pháp mà Chính phủ và các bộ ngành triển khai thời gian qua, nhóm nghiên cứu của WB cho rằng nếu nhìn bên ngoài thì có vẻ chưa thật sự hiệu quả với đích bình ổn kinh tế vĩ mô, một điều cần cho thị trường chứng khoán phục hồi.
Tuy nhiên, nếu chú ý đến độ trễ có thể thấy chính sách thặt chặt hiện nay trên thực tế là có hiệu quả. Lạm phát đột biến trong tháng 5, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do “sốt ảo” giá gạo. WB ghi nhận rằng giá các mặt hàng phi lương thực đã bắt đầu giảm tốc từ tháng 3 trước đó.
Bên cạnh đó, nhập siêu cũng là một chỉ số quan trọng để nhìn nhận về hiệu quả của các giải pháp. Và có thể thấy tín hiệu tương tự như lạm phát khi so tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu với cùng kỳ 2007, cũng đã giảm tốc từ tháng 3 trở lại đây.
Hiện hai chỉ số lạm phát và nhập khẩu, theo quan sát của WB, đang đi theo chiều hướng thay đổi của cung tiền, với độ trễ khoảng 3 tháng. Nếu xu hướng này được khẳng định, đó là một chuyển biến cần cho ổn định kinh tế vĩ mô cũng như với thị trường chứng khoán, bởi có thể hy vọng lạm phát đối với các mặt hàng phi lương thực và nhập khẩu sẽ giảm dần trong những tháng tới.
Một lần nữa, những con số thống kê cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một kỳ sụt giảm mạnh, kéo dài và… quá đà.
Thị trường này đã trải qua thời kỳ bùng nổ từ năm 2006 đến tháng 3/2007. Vốn hóa tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Hà Nội (HASTC) đạt gần 29 tỷ USD, trên 40% GDP, so với mức 1 tỷ USD - tương đương 1,2% GDP của năm 2005.
Theo WB, những yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng phải thận trọng trong việc cho các công ty chứng khoán, nhà đầu tư trên thị trường này vay vốn đã làm thị trường nguội đi kể từ mùa hè năm 2007.
“Chính sách thắt chặt tín dụng đã làm cho giá cả đột ngột đi xuống theo hình trôn ốc, điều này dường như không dựa trên những yếu tố căn bản”, WB nhận định.
Và tính đến tháng 6/2008, tổng vốn hóa của cả hai đầu HOSE và HASTC chỉ còn khoảng 17% GDP, thấp hơn một nửa so với tháng 12/2007. Nói cách khác, thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam đã “bốc hơi” khoảng 16 tỷ USD giá trị thị trường kể từ đầu năm.
WB cho rằng sự sụt giảm này một phần phản ánh sự điều chỉnh cần thiết sau một thời kỳ tăng trưởng phi lý; song có lẽ nó đã đi quá xa nếu tính đến những nền tảng căn bản của thị trường.
Tính đến cuối tháng 5/2008, hệ số P/E trung bình tại HOSE ước tính là 10; tại HASTC khoảng 6 – 7. Để kìm hãm, biên độ giao dịch tại hai đầu đã được thu hẹp, rồi nới lỏng một chút. Động thái này tạm thời làm nhà đầu tư nhẹ nhõm hơn, nhưng cũng làm cho chứng khoán trở nên khó bán.
Phía sau sự sụt giảm này, ảnh hưởng đầu tiên được WB đề cập tới là khó khăn đối với các ngân hàng thương mại, nhất là với những thành viên đã cho vay mạnh đầu tư chứng khoán trước đó.
“Các khoản vay chưa được thanh toán liên tục được chuyển hạn có thể cho ngân hàng có thời gian để đợi cho thị trường tài sản phục hồi trở lại. Nhưng với lãi suất tăng cao hơn, việc đảo nợ không thể kéo dài mãi”, nhận định này của WB đi cùng với áp lực giải chấp chứng khoán cầm cố trên thực tế thời gian qua.
Để khắc phục tình trạng trên, WB khuyến nghị Chính phủ cần quyết đoán hơn trong việc chuyển sang các hợp phần khác trong gói chính sách bình ổn chung công bố trong tháng 3 vừa qua; bởi cho đến nay, theo WB, các hành động mới chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ.
Thứ hai, báo cáo của WB nhấn mạnh đến yêu cầu đảm bảo ổn định khu vực tài chính và duy trì lòng tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng. Thậm chí, “sớm hay muộn có lẽ cũng cần để cho một số ngân hàng cổ phần yếu nhất bị thâu tóm bởi các ngân hàng mạnh hơn và có uy tín hơn”.
Về hiệu quả mà gói giải pháp mà Chính phủ và các bộ ngành triển khai thời gian qua, nhóm nghiên cứu của WB cho rằng nếu nhìn bên ngoài thì có vẻ chưa thật sự hiệu quả với đích bình ổn kinh tế vĩ mô, một điều cần cho thị trường chứng khoán phục hồi.
Tuy nhiên, nếu chú ý đến độ trễ có thể thấy chính sách thặt chặt hiện nay trên thực tế là có hiệu quả. Lạm phát đột biến trong tháng 5, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do “sốt ảo” giá gạo. WB ghi nhận rằng giá các mặt hàng phi lương thực đã bắt đầu giảm tốc từ tháng 3 trước đó.
Bên cạnh đó, nhập siêu cũng là một chỉ số quan trọng để nhìn nhận về hiệu quả của các giải pháp. Và có thể thấy tín hiệu tương tự như lạm phát khi so tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu với cùng kỳ 2007, cũng đã giảm tốc từ tháng 3 trở lại đây.
Hiện hai chỉ số lạm phát và nhập khẩu, theo quan sát của WB, đang đi theo chiều hướng thay đổi của cung tiền, với độ trễ khoảng 3 tháng. Nếu xu hướng này được khẳng định, đó là một chuyển biến cần cho ổn định kinh tế vĩ mô cũng như với thị trường chứng khoán, bởi có thể hy vọng lạm phát đối với các mặt hàng phi lương thực và nhập khẩu sẽ giảm dần trong những tháng tới.