Sửa Luật Đầu tư ảnh hưởng thế nào đến tự do kinh doanh?
Một số điểm tại dự thảo Luật đầu tư sửa đổi có nguy cơ gây cản trở đáng kể quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư
Phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) sáng 23/6, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc tỏ rõ lo ngại về một số điểm có nguy cơ gây cản trở đáng kể quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư.
Thứ nhất, về thủ tục đăng ký đầu tư, ông Lộc cho rằng thật khó thuyết phục, nếu bắt tất cả các nhà đầu tư sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh lại phải đăng ký đầu tư một lần nữa theo Luật Đầu tư để triển khai các dự án kinh doanh.
Liên quan đến các lĩnh đầu tư có điều kiện, Chủ tịch VCCI chỉ rõ đó chính là các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Mà các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì nhà nước đang quản lý bằng giấy phép hoặc điều kiện kinh doanh do luật chuyên ngành quy định và các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát.
Vì vậy, nếu bắt các nhà đầu tư phải làm thêm thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực này thì chúng ta dùng 2 thủ tục để cùng quản lý một việc và trên hết quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư đã bị xâm phạm, ông Lộc nhấn mạnh.
Việc dự thảo luật vẫn duy trì nhóm dự án mà nhà đầu tư tự yêu cầu xin cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, theo phân tích của đại biểu Lộc cho thấy sự bó tay trước một thực tế là có những việc không cần giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhưng có cơ quan nhà nước nào đó vẫn đòi, khiến nhà đầu tư bắt buộc “tự nguyện” phải đi xin.
Vị đại biểu đến từ VCCI cũng chỉ ra “nghịch lý” là nhóm các dự án sử dụng nguồn lực từ nhà nước hoặc ảnh hưởng đáng kể tới nguồn lực không sẵn có hoặc khan hiếm cần kiểm soát nhất bằng thủ tục giấy chứng nhận đầu tư thì dự luật lại bỏ qua.
Mọi chủ thể có quyền tự do, nhưng nếu đầu tư kinh doanh mà sử dụng nguồn lực của nhà nước, nhân dân thì nhà nước phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo không sử dụng lãng phí hoặc xâm hại tới các lợi ích công cộng trong quá trình sử dụng các nguồn lực này.
Từ lập luận đó, đại biểu Lộc đề nghị bỏ thủ tục đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư, trừ các dự án sử dụng nguồn lực từ nhà nước, đất đai, tài nguyên hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các nguồn lực khan hiếm khác của xã hội.
Vẫn lo ngại về quyền tự do kinh doanh, ông Lộc không đồng tình với cách dự thảo quy định theo kiểu liệt kê các quyền của nhà đầu tư.
Cách quy này nghe qua thì tưởng hay, nhà đầu tư có rất nhiều quyền, nhưng về bản chất lại là sự hạn chế quyền của họ. Bởi nhà đầu tư với quyền tự do kinh doanh được làm tất cả những việc gì pháp luật không cấm, chứ không chỉ được làm những việc được quy định tại luật này, Chủ tịch VCCI lập luận.
Cùng mong muốn tạo thuận lợi nhiều hơn cho các nhà đầu tư, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng dư thảo chỉ nêu chung chung là nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại một số điều của luật này để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chưa rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Cách quy định này vẫn theo lối mòn trong tư duy lập pháp đã có, tức là sẽ phải chờ văn bản dưới luật thì nhà đầu tư mới được hưởng các ưu đãi, thậm chí văn bản dưới luật là một hay nhiều văn bản còn chưa rõ, đại biểu Đồng quan ngại.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng phân tích, dự thảo luật quy định các ưu đãi đầu tư trên nhiều khía cạnh như thuế, đất đai, tín dụng nhưng lại không quy định sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để tạo được sự thuận lợi cho nhà đầu tư.
Đề nghị tiếp cận vấn đề hưởng ưu đãi đầu tư của nhà đầu tư theo hướng mới, đại biểu Đồng cho rằng ngay khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc hoàn thiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chủ động xem xét các điều kiện và lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư để chủ động thông báo cho nhà đầu tư các ưu đãi đầu tư mà họ được hưởng.
Đồng thời ghi nhận vào giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thông báo cho nhà đầu tư, nếu thuộc diện thông báo đầu tư, nhà đầu tư chỉ cần cung cấp thông tin kịp thời và hợp tác tích cực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam là được, không cần phải chạy thủ tục như hiện nay.
Thứ nhất, về thủ tục đăng ký đầu tư, ông Lộc cho rằng thật khó thuyết phục, nếu bắt tất cả các nhà đầu tư sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh lại phải đăng ký đầu tư một lần nữa theo Luật Đầu tư để triển khai các dự án kinh doanh.
Liên quan đến các lĩnh đầu tư có điều kiện, Chủ tịch VCCI chỉ rõ đó chính là các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Mà các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì nhà nước đang quản lý bằng giấy phép hoặc điều kiện kinh doanh do luật chuyên ngành quy định và các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát.
Vì vậy, nếu bắt các nhà đầu tư phải làm thêm thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực này thì chúng ta dùng 2 thủ tục để cùng quản lý một việc và trên hết quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư đã bị xâm phạm, ông Lộc nhấn mạnh.
Việc dự thảo luật vẫn duy trì nhóm dự án mà nhà đầu tư tự yêu cầu xin cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, theo phân tích của đại biểu Lộc cho thấy sự bó tay trước một thực tế là có những việc không cần giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhưng có cơ quan nhà nước nào đó vẫn đòi, khiến nhà đầu tư bắt buộc “tự nguyện” phải đi xin.
Vị đại biểu đến từ VCCI cũng chỉ ra “nghịch lý” là nhóm các dự án sử dụng nguồn lực từ nhà nước hoặc ảnh hưởng đáng kể tới nguồn lực không sẵn có hoặc khan hiếm cần kiểm soát nhất bằng thủ tục giấy chứng nhận đầu tư thì dự luật lại bỏ qua.
Mọi chủ thể có quyền tự do, nhưng nếu đầu tư kinh doanh mà sử dụng nguồn lực của nhà nước, nhân dân thì nhà nước phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo không sử dụng lãng phí hoặc xâm hại tới các lợi ích công cộng trong quá trình sử dụng các nguồn lực này.
Từ lập luận đó, đại biểu Lộc đề nghị bỏ thủ tục đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư, trừ các dự án sử dụng nguồn lực từ nhà nước, đất đai, tài nguyên hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các nguồn lực khan hiếm khác của xã hội.
Vẫn lo ngại về quyền tự do kinh doanh, ông Lộc không đồng tình với cách dự thảo quy định theo kiểu liệt kê các quyền của nhà đầu tư.
Cách quy này nghe qua thì tưởng hay, nhà đầu tư có rất nhiều quyền, nhưng về bản chất lại là sự hạn chế quyền của họ. Bởi nhà đầu tư với quyền tự do kinh doanh được làm tất cả những việc gì pháp luật không cấm, chứ không chỉ được làm những việc được quy định tại luật này, Chủ tịch VCCI lập luận.
Cùng mong muốn tạo thuận lợi nhiều hơn cho các nhà đầu tư, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng dư thảo chỉ nêu chung chung là nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại một số điều của luật này để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chưa rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Cách quy định này vẫn theo lối mòn trong tư duy lập pháp đã có, tức là sẽ phải chờ văn bản dưới luật thì nhà đầu tư mới được hưởng các ưu đãi, thậm chí văn bản dưới luật là một hay nhiều văn bản còn chưa rõ, đại biểu Đồng quan ngại.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng phân tích, dự thảo luật quy định các ưu đãi đầu tư trên nhiều khía cạnh như thuế, đất đai, tín dụng nhưng lại không quy định sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để tạo được sự thuận lợi cho nhà đầu tư.
Đề nghị tiếp cận vấn đề hưởng ưu đãi đầu tư của nhà đầu tư theo hướng mới, đại biểu Đồng cho rằng ngay khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc hoàn thiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chủ động xem xét các điều kiện và lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư để chủ động thông báo cho nhà đầu tư các ưu đãi đầu tư mà họ được hưởng.
Đồng thời ghi nhận vào giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thông báo cho nhà đầu tư, nếu thuộc diện thông báo đầu tư, nhà đầu tư chỉ cần cung cấp thông tin kịp thời và hợp tác tích cực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam là được, không cần phải chạy thủ tục như hiện nay.