Sửa luật thuế có làm khó doanh nghiệp?
Tranh luận nhiều chiều về quy định ân hạn thuế với đối với hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
5 hiệp hội ngành hàng đồng thanh kiến nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương đồng tình, Bộ trưởng Bộ Tài chính lập tức phản biện, sửa đổi quy định ân hạn thuế với đối với hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu vẫn chưa thể đi đến đồng thuận.
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sáng 25/10, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch cầm trên tay kiến nghị của 5 hiệp hội Dệt may, Da giày, Thủy sản, Gỗ mỹ nghệ và Bông vải sợi và bày tỏ sự đồng tình với đề nghị duy trì chính sách ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được nêu tại đây.
Văn bản kiến nghị nêu rõ, luật hiện hành cho phép ân hạn thuế 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Còn theo dự án luật sửa đổi thì tất cả hàng hóa đều phải nộp thuế với mức thuế trung bình 22% trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Trong trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh, doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp và nộp phí bảo lãnh cho ngân hàng khoảng 1 - 1,2% trên tổng giá trị bảo lãnh.
Bản kiến nghị cho rằng, tiền thuế thu về từ lượng hàng nhập khẩu đạt trên dưới 10 tỷ USD/năm, là con số quá lớn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ngoài việc phải huy động nguồn vốn lớn như trên, doanh nghiệp còn phải chịu lãi suất bình quân 12%/năm trên số tiền nộp thuế (tương đương 1,2 - 1,5 tỷ/năm). Bên cạnh đó, chi phí giá thành xuất khẩu tăng thêm từ 1 - 1,5%.
Cả 5 hiệp hội cùng kiến nghị áp dụng chính sách ân hạn có chọn lọc với những doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt luật thuế, tuân thủ các quy định hải quan, có nhà máy, tài sản trên lãnh thổ Việt Nam, không cấp cho các doanh nghiệp làm thương mại và không có tài sản.
Lưu ý 5 ngành hàng này liên quan đến 5 triệu lao động và đóng góp 35% tổng kim ngạch xuất khẩu, đại biểu Lịch cho rằng “chúng ta đang cố gắng đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn thì không lý do gì lại thay đổi một cái đang bình thường để gây khó khăn cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”.
Đồng tình với lập luận này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (đại biểu đoàn Lạng Sơn) dẫn thêm một số liệu do Hiệp hội Da giày cung cấp, là nếu áp dụng quy định của dự thảo luật thì một năm sẽ tăng chi phí của ngành da giày lên 600 triệu USD, trong khi kim ngạch thì khoảng 6 tỷ USD và cho đây là con số cần phải cân nhắc.
Đứng đầu cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo dự án, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ giải thích luật hiện hành cho ân hạn 275 ngày nhưng phải thỏa mãn một trong hai điều kiện. Thứ nhất là phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, và thứ hai là những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan và không nợ tiền thuế.
Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến thời điểm tháng 9 thì cả nước có 311.943 lô hàng nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và 5.752 hợp đồng gia công hàng xuất khẩu. Đến 30/9 vẫn còn 5.784 lô hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và 961 hợp đồng gia công xuất khẩu thuộc diện doanh nghiệp chấp hành tốt vẫn chưa tiến hành thanh khoản với số tiền nợ thuế quá hạn là 1.497 tỷ đồng. Trong đó số của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh đã và đang bị điều tra khởi tố mà không có khả năng thu hồi là 500 tỷ đồng. Số 500 tỷ đồng này khả năng mất hẳn.
Trường hợp phải có bảo lãnh, Bộ trưởng Huệ đưa con số năm 2011 tổng giá trị kim ngạch nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu khoảng 6,2 tỷ USD. Trong số này chỉ có 2,1 tỷ USD phải chịu thuế nhập khẩu, còn lại là miễn. Và tổng số thuế phải nộp của số này chỉ có 126 triệu USD. Với mức bảo lãnh là 0,05%/tháng tính trên 126 triệu USD này thì không thể có con số chi phí tăng lên 1,5 tỷ USD như hiệp hội ngành hàng báo cáo được.
“Báo cáo đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương là không có số liệu đó”, ông Huệ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Huệ cũng cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng và cần phải có tính toán kỹ lưỡng với số liệu rất chính xác, để có thể quyết định theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, khuyến khích sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường nhưng đồng thời phải đảm bảo chấp hành nghiêm pháp luật về thuế và tăng cường hiệu lực của công tác quản lý thuế.
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sáng 25/10, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch cầm trên tay kiến nghị của 5 hiệp hội Dệt may, Da giày, Thủy sản, Gỗ mỹ nghệ và Bông vải sợi và bày tỏ sự đồng tình với đề nghị duy trì chính sách ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được nêu tại đây.
Văn bản kiến nghị nêu rõ, luật hiện hành cho phép ân hạn thuế 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Còn theo dự án luật sửa đổi thì tất cả hàng hóa đều phải nộp thuế với mức thuế trung bình 22% trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Trong trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh, doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp và nộp phí bảo lãnh cho ngân hàng khoảng 1 - 1,2% trên tổng giá trị bảo lãnh.
Bản kiến nghị cho rằng, tiền thuế thu về từ lượng hàng nhập khẩu đạt trên dưới 10 tỷ USD/năm, là con số quá lớn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ngoài việc phải huy động nguồn vốn lớn như trên, doanh nghiệp còn phải chịu lãi suất bình quân 12%/năm trên số tiền nộp thuế (tương đương 1,2 - 1,5 tỷ/năm). Bên cạnh đó, chi phí giá thành xuất khẩu tăng thêm từ 1 - 1,5%.
Cả 5 hiệp hội cùng kiến nghị áp dụng chính sách ân hạn có chọn lọc với những doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt luật thuế, tuân thủ các quy định hải quan, có nhà máy, tài sản trên lãnh thổ Việt Nam, không cấp cho các doanh nghiệp làm thương mại và không có tài sản.
Lưu ý 5 ngành hàng này liên quan đến 5 triệu lao động và đóng góp 35% tổng kim ngạch xuất khẩu, đại biểu Lịch cho rằng “chúng ta đang cố gắng đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn thì không lý do gì lại thay đổi một cái đang bình thường để gây khó khăn cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”.
Đồng tình với lập luận này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (đại biểu đoàn Lạng Sơn) dẫn thêm một số liệu do Hiệp hội Da giày cung cấp, là nếu áp dụng quy định của dự thảo luật thì một năm sẽ tăng chi phí của ngành da giày lên 600 triệu USD, trong khi kim ngạch thì khoảng 6 tỷ USD và cho đây là con số cần phải cân nhắc.
Đứng đầu cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo dự án, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ giải thích luật hiện hành cho ân hạn 275 ngày nhưng phải thỏa mãn một trong hai điều kiện. Thứ nhất là phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, và thứ hai là những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan và không nợ tiền thuế.
Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến thời điểm tháng 9 thì cả nước có 311.943 lô hàng nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và 5.752 hợp đồng gia công hàng xuất khẩu. Đến 30/9 vẫn còn 5.784 lô hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và 961 hợp đồng gia công xuất khẩu thuộc diện doanh nghiệp chấp hành tốt vẫn chưa tiến hành thanh khoản với số tiền nợ thuế quá hạn là 1.497 tỷ đồng. Trong đó số của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh đã và đang bị điều tra khởi tố mà không có khả năng thu hồi là 500 tỷ đồng. Số 500 tỷ đồng này khả năng mất hẳn.
Trường hợp phải có bảo lãnh, Bộ trưởng Huệ đưa con số năm 2011 tổng giá trị kim ngạch nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu khoảng 6,2 tỷ USD. Trong số này chỉ có 2,1 tỷ USD phải chịu thuế nhập khẩu, còn lại là miễn. Và tổng số thuế phải nộp của số này chỉ có 126 triệu USD. Với mức bảo lãnh là 0,05%/tháng tính trên 126 triệu USD này thì không thể có con số chi phí tăng lên 1,5 tỷ USD như hiệp hội ngành hàng báo cáo được.
“Báo cáo đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương là không có số liệu đó”, ông Huệ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Huệ cũng cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng và cần phải có tính toán kỹ lưỡng với số liệu rất chính xác, để có thể quyết định theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, khuyến khích sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường nhưng đồng thời phải đảm bảo chấp hành nghiêm pháp luật về thuế và tăng cường hiệu lực của công tác quản lý thuế.