Sydney dựng rào chắn bê tông ở khu đi bộ để ngăn khủng bố
Quyết định này được Sydney đưa ra sau một loạt vụ tấn công khủng bố xảy ra thời gian gần đây ở châu Âu và ở Mỹ
Thành phố Sydney của Australia sẽ dựng các rào chắn bằng bê tông ở một khu phố đi bộ nổi tiếng nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố bằng ôtô - hãng tin Reuters dẫn lời cảnh sát nước này cho biết ngày 23/6.
Quyết định này được Sydney đưa ra sau một loạt vụ tấn công khủng bố xảy ra thời gian gần đây ở châu Âu và ở Mỹ.
Sydney, thành phố lớn nhất Australia, cũng đang tính đến những biện pháp lâu dài hơn như dựng cột, làm vườn cảnh, và các hình thức tạo cảnh quan khác nhằm tạo ra các chướng ngại vật ở khu phố đi bộ Martin Place. Khu phố này là nơi đặt một đài tưởng niệm chiến tranh, trụ sở của Ngân hàng Trung ương Australia (RBA), lãnh sự quán Mỹ, một khách sạn, và nhiều cửa hiệu bán lẻ đồ xa xỉ.
Tuyên bố của cảnh sát bang New South Wales cho biết hiện không có nguy cơ tấn công khủng bố cụ thể nào đối với Sydney.
Đầu tháng này, một chiếc xe tải đã tông thẳng vào đám đông những người cầu nguyện vừa ra khỏi một nhà thờ Hồi giáo ở London, Anh. Đây là vụ tấn công bằng xe thứ ba ở London kể từ tháng 3. Trước đó, một chiếc xe hơi đã lao vào đám đông người đi bộ ở Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ khiến 1 người thiệt mạng và 22 người bị thương.
“Chúng tôi đã làm việc kỹ lưỡng về các biện pháp ngăn tấn công bằng xe, bao gồm tham khảo thông lệ tốt nhất của thế giới”, phát ngôn viên cảnh sát New South Wales cho hay. “Cuối cùng, lời khuyên từ cảnh sát là phải cân bằng giữa quản lý rủi ro với nhu cầu đi lại ở các nơi công cộng của dân chúng”.
Hội đồng thành phố Sydney cho biết đang làm việc với cảnh sát để xác định xem có cần bổ sung thêm cột bê tông hoặc rào chắn bê tông ở các khu vực công cộng khác.
Ở Melbourne, thành phố lớn thứ nhì Australia, khoảng 140 cột bê tông đã được dựng lên tại 8 khu vực đi bộ ở trung tâm thành phố nhằm ngăn nguy cơ xảy ra các vụ tấn công.
Australia đã ở trong tình trạng báo động cao toàn quốc kể từ năm 2015 do khả năng xảy ra các vụ tấn công của các công dân Australia bị nhiễm tư tưởng cực đoan ở Iraq và Syria.
Là một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, Australia tin rằng hơn 100 công dân của mình đang chiến đấu trong các nhóm phiến quân ở hai nước này.
Hồi tháng 12/2014, hai con tin đã bị sát hại trong một vụ tấn công và bắt giữ con tin kéo dài 17 giờ tại một quán cà phê ở Sydney. Thủ phạm của vụ tấn công là một tay súng hành động đơn độc.
Tháng 1 năm nay, 5 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương khi một người đàn ông 26 tuổi lái xe đâm vào đám đông người đi bộ trên đường phố ở Melbourne. Tuy nhiên, giới chức Australia nói rằng vụ này không phải là tấn công khủng bố.
Quyết định này được Sydney đưa ra sau một loạt vụ tấn công khủng bố xảy ra thời gian gần đây ở châu Âu và ở Mỹ.
Sydney, thành phố lớn nhất Australia, cũng đang tính đến những biện pháp lâu dài hơn như dựng cột, làm vườn cảnh, và các hình thức tạo cảnh quan khác nhằm tạo ra các chướng ngại vật ở khu phố đi bộ Martin Place. Khu phố này là nơi đặt một đài tưởng niệm chiến tranh, trụ sở của Ngân hàng Trung ương Australia (RBA), lãnh sự quán Mỹ, một khách sạn, và nhiều cửa hiệu bán lẻ đồ xa xỉ.
Tuyên bố của cảnh sát bang New South Wales cho biết hiện không có nguy cơ tấn công khủng bố cụ thể nào đối với Sydney.
Đầu tháng này, một chiếc xe tải đã tông thẳng vào đám đông những người cầu nguyện vừa ra khỏi một nhà thờ Hồi giáo ở London, Anh. Đây là vụ tấn công bằng xe thứ ba ở London kể từ tháng 3. Trước đó, một chiếc xe hơi đã lao vào đám đông người đi bộ ở Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ khiến 1 người thiệt mạng và 22 người bị thương.
“Chúng tôi đã làm việc kỹ lưỡng về các biện pháp ngăn tấn công bằng xe, bao gồm tham khảo thông lệ tốt nhất của thế giới”, phát ngôn viên cảnh sát New South Wales cho hay. “Cuối cùng, lời khuyên từ cảnh sát là phải cân bằng giữa quản lý rủi ro với nhu cầu đi lại ở các nơi công cộng của dân chúng”.
Hội đồng thành phố Sydney cho biết đang làm việc với cảnh sát để xác định xem có cần bổ sung thêm cột bê tông hoặc rào chắn bê tông ở các khu vực công cộng khác.
Ở Melbourne, thành phố lớn thứ nhì Australia, khoảng 140 cột bê tông đã được dựng lên tại 8 khu vực đi bộ ở trung tâm thành phố nhằm ngăn nguy cơ xảy ra các vụ tấn công.
Australia đã ở trong tình trạng báo động cao toàn quốc kể từ năm 2015 do khả năng xảy ra các vụ tấn công của các công dân Australia bị nhiễm tư tưởng cực đoan ở Iraq và Syria.
Là một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, Australia tin rằng hơn 100 công dân của mình đang chiến đấu trong các nhóm phiến quân ở hai nước này.
Hồi tháng 12/2014, hai con tin đã bị sát hại trong một vụ tấn công và bắt giữ con tin kéo dài 17 giờ tại một quán cà phê ở Sydney. Thủ phạm của vụ tấn công là một tay súng hành động đơn độc.
Tháng 1 năm nay, 5 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương khi một người đàn ông 26 tuổi lái xe đâm vào đám đông người đi bộ trên đường phố ở Melbourne. Tuy nhiên, giới chức Australia nói rằng vụ này không phải là tấn công khủng bố.