Những quy định mới trong Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được nhận định sẽ tác động mạnh đến người dân và doanh nghiệp…
Điều đầu tiên mà hành lang pháp lý mới mang lại cho nhiều doanh nghiệp bất động sản là “giải thoát” họ khỏi những gì đang mắc kẹt. Bởi có trường hợp dự án bán hết từ năm 2015, nhưng đến bây giờ vẫn chưa có cơ sở quyết định quyền sử dụng đất là bao nhiêu, chưa có cơ sở cấp giấy chứng nhận cho người dân dù đã về ở…
Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc"; Việc phát triển các dự án sẽ khó khăn hơn rất nhiều; Các nhà đầu tư phải là người làm thật chơi thật; Việc “đón sóng”, “lướt sóng” ảo sẽ không thể xảy ra khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực…
Theo các dự báo, khó khăn của ngành bất động sản dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2025. Để ứng phó, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải tìm hướng kinh doanh mới, thậm chí là tạm ngừng, giải thể các chi nhánh...
Triển vọng ngành bất động sản năm 2024 đã khả quan hơn với nhiều yếu tố vĩ mô hỗ trợ, tuy nhiên những thách thức vẫn hiện hữu, nhất là với doanh nghiệp…
Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nợ nần chồng chất, việc phát hành cổ phiếu để lấy tiền trả nợ ngân hàng là phương án được nhiều doanh nghiệp bất động sản rốt ráo thực hiện...
Bước sang năm 2024, thị trường bất động sản tại Thanh Hóa đang có những chuyển biến tích cực và "ấm” dần lên. Đây là tín hiệu vui giúp doanh nghiệp bất động sản "hồi sức" và phát triển...
Việc tổ chức Tọa đàm Luật Đất đai 2024 là rất “nóng hổi”, thời sự, bởi nội dung của Luật mới được thông qua đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn thể người dân, của các cấp, các ngành, địa phương, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp...
Việc cùng lúc sửa đổi nhiều Luật là thời cơ vàng để vực dậy những doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước “cửa tử”. Nhìn rộng ra, đây chính là cơ hội giúp khai thác, phát huy nguồn lực đất đai vốn chưa được khơi thông hợp lý…
Trong năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023; trong đó tập trung vấn đề điều tiết thị trường; Nguồn cung; Giao dịch bất động sản; Tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản; Việc sử dụng đất để thực hiện dự án và nguồn vốn cho thị trường bất động sản…
Thị trường đang trong giai đoạn “tĩnh lặng” nhưng cũng là lúc để doanh nghiệp bất động sản chứng minh thực lực, nâng cao nội lực và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thông qua tái cấu trúc và đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp…
Hiện nay, vốn đầu tư phát triển các dự án bất động sản phụ thuộc chủ yếu vào 3 nguồn chính là: vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động từ khách hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường trái phiếu “chao đảo” và bán hàng trầm lắng, nhà đầu tư khủng hoảng niềm tin, các doanh nghiệp bất động sản dường như chỉ trông chờ, bấu víu vào nguồn vốn vay ngân hàng để duy trì hoạt động…
Dữ liệu khảo sát của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) với các Hội viên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản cho thấy, nếu tình hình thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn thì có tới 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được tới hết quý 3/2023; và 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm nay...
5 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng 30,4%; còn số doanh nghiệp thành lập mới giảm 61,4% so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, quý 1/2023, doanh thu của doanh nghiệp bất động sản cũng giảm 6,46% và lợi nhuận sau thuế giảm 38,6% so cùng kỳ năm 2022…
Tính trên tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính đang lưu hành, tỷ lệ nợ xấu từ các lô trái phiếu được FiinRatings tính toán ở mức 11,3%. Riêng đối với các tổ chức phát hành là doanh nghiệp bất động sản, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hơn, với 18,7%...
Thời gian gần đây, những “cơn bão” đã liên tục ập đến với thị trường bất động sản khiến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư bị suy giảm. Số lượng cấp phép dự án mới, lượng giao dịch trên thị trường thấp kỷ lục. Hiện nay và dự kiến cả trong 2023, doanh nghiệp bất động sản vẫn phải “nhóm lửa trong băng”, kiên trì và chủ động vượt qua khó khăn...
Doanh nghiệp bất động sản có chấp nhận giảm lợi nhuận? Điểm an toàn vốn của các doanh nghiệp có thể chấp nhận là bao nhiêu để sản phẩm tiêu thụ được ra thị trường…
Đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, hiện nay nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang rất khó khăn, đặc biệt là rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí bị mất thanh khoản. Vì vậy, không ít tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận thực hiện các biện pháp “đau đớn” để tồn tại...
Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 8/11, nhiều đại biểu đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản nhìn chung đang rất khó khăn. Do vậy, rất cần các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả từ phía Nhà nước…
Trong 9 tháng đầu năm 2022, cùng với dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản, số lượng các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này đã tăng mạnh. Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn…