Tái cơ cấu đầu tư công: Đột phá từ đâu?
Những góc nhìn về tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam
Trả lời câu hỏi làm thế nào để cho hiệu quả đầu tư cao hơn, nhất là trong bối cảnh đồng thời tiến hành đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế chính là góp phần làm cho tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế hiệu quả hơn.
Đây là nội dung được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Hà Văn Hiền nhấn mạnh tại hội thảo “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam”, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/12 tại Huế.
Với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, từ tổng quan đến những vấn đề cụ thể về đầu tư công đã và sẽ được bàn thảo tại diễn đàn này.
Vẫn bị chi phối bởi “tư duy nhiệm kỳ”
Theo ông Hà Văn Hiền, nhiều năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, thông thường vốn đầu tư hàng năm chiếm khoảng 40-42% GDP. Trong đó phần vốn của nhà nước và có tính chất của nhà nước chiếm từ 30-35%.
Tuy nhiên hiệu quả đầu tư còn thấp. Hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) còn rất cao, tình trạng đầu tư dàn trải và lãng phí trong đầu tư còn khá phổ biến. Hiệu quả đầu tư thấp càng làm cho chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế thấp hơn.
Việc khắc phục các yếu kém trên thực tế còn rất chậm và vì vấn đề tái cơ cấu đầu tư càng trở nên cần thiết, ông Hiền nhấn mạnh. Và câu hỏi được đặt ra tại hội thảo là đột phá từ đâu?
Theo phân tích của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên thì cơ chế vận hành đầu tư công hiện nay đang bị động cơ và mục tiêu chính trị chi phối, cạnh đó là cơ chế “chủ nghĩa thân quen” - nhóm lợi ích.
Động cơ chi phối chính là “tư duy nhiệm kỳ” cộng với “chủ nghĩa thành tích”. Đồng thời không ràng buộc trách nhiệm (“quyết tâm chính trị” nhưng không có chế độ hợp đồng).
Bởi vậy, các nút đột phá, theo ông Trần Đình Thiên là cải cách hệ thống ngân sách Nhà nước, chuyển nhanh sang chế độ ngân sách “cứng”, theo chuẩn quốc tế. Giảm chi tiêu ngân sách xuống mức 30-35% GDP (có lộ trình). Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước, trong đó tiền tệ hóa tiền lương triệt để.
Cũng theo ông Thiên, vấn đề cấp bách ban hành Luật Đầu tư công với các biện pháp chế tài nghiêm khắc (tuân thủ nguyên tắc hợp đồng)…
Tuân thủ điều kiện nghiêm ngặt của chính sách tài chính công
Đặt vấn đề “Tái cơ cấu đầu tư công: nhìn trong mối quan hệ hệ thống với sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia”, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh đến chính sách tài chính công tích cực.
Theo ông Lịch, trong nhiều năm nữa Việt Nam còn phải thực hiện chính sách chủ động bội chi ngân sách bằng con đường vay nợ để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước. Đó là chính sách tài chính công tích cực trong điều kiện tích lũy của nền kinh tế còn thấp, tiết kiệm nội địa chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển bền vững.
Nhưng chính sách này phải kèm theo các điều kiện rất nghiêm ngặt như: phải có chiến lược nợ Chính phủ và nợ quốc gia rõ ràng; những điều kiện bảo đảm hiệu quả trong đầu tư; khả năng trả nợ hàng năm, cả về VND lẫn ngoại tệ; tuân thủ nguyên tắc "phí tổn cơ hội" và tính đồng bộ trong đầu tư; chi tiêu nhà nước thật sự tiết kiệm; cơ chế phân bố vốn đầu tư minh bạch; cơ chế giám sát dòng vốn đầu tư chặt chẽ...
Thực tế trong các năm qua, việc bội chi ngân sách nhà nước chưa thật sự tuân thủ các điều kiện nêu trên và nhiều điều kiện khác nữa, nên chính sách “tài chính công tích cực” đã trở thành nhân tố tiêu cực, có nguy cơ gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia, ông Lịch nhìn nhận.
Đồng thời nhấn mạnh: “nếu tiếp tục đầu tư như cách làm trong những năm qua thì hệ quả không chỉ tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mà còn góp phần gây bất ổn vĩ mô ( lạm phát, nhập siêu).
Mối quan hệ giữa đầu tư công và sự vận động của thị trường tài chính cũng là vấn đề được TS Trần Du Lịch “mổ xẻ”. Nêu hiện tượng tăng tín dụng bất thường trong 3 năm qua và sự mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu của thị trường tài chính, ông Lịch cho rằng nguyên nhân sâu xa từ cấu trúc của nền kinh tế. Nhưng chính sách tài chính-tiền tệ, đặc biệt là chính sách tài khoá có ảnh hưởng rất quan trọng đến cấu trúc nền tế, song dường như chưa được đánh giá đầy đủ.
Vì vậy, vấn đề đang đặt ra là phải sử dụng đồng bộ chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để định hướng cho thị trường tài chính cấu trúc lại; buộc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp; phải giảm "nhiệt "hệ thống ngân hàng thương mại trong cơn lốc tăng huy động vốn, tăng tín dụng; phát huy chức năng huy động vốn trực tiếp của thị trường chứng khoán.
Một vấn đề nữa, theo ông Lịch là cần tái cấu trúc lực lượng doanh nghiệp Nhà nước theo hướng sử dụng như công cụ để bổ khuyết những “khuyết tật “ của thị trường. Bởi theo ông, đây là một nội dung rất quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, mà còn gắn kết được vấn đề đề kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
Một đạo luật để chế định vấn trên đang là vấn đề bức xúc đối với các nhà lập pháp Việt Nam, ông Lịch nhắc lại quan điểm đã nhiều lần bày tỏ trên diễn đàn Quốc hội.
Trong điều kiện của Việt nam, cần xây dựng một hệ thống quan điểm đồng bộ về xây dựng một nền tài chính quốc gia dựa trên quan điểm “tài chính công tích cực”; sử dụng công cụ chính sách tài khoá bội chi chủ động để xây dựng kết cấu hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ông Lịch nói.
Đây là nội dung được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Hà Văn Hiền nhấn mạnh tại hội thảo “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam”, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/12 tại Huế.
Với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, từ tổng quan đến những vấn đề cụ thể về đầu tư công đã và sẽ được bàn thảo tại diễn đàn này.
Vẫn bị chi phối bởi “tư duy nhiệm kỳ”
Theo ông Hà Văn Hiền, nhiều năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, thông thường vốn đầu tư hàng năm chiếm khoảng 40-42% GDP. Trong đó phần vốn của nhà nước và có tính chất của nhà nước chiếm từ 30-35%.
Tuy nhiên hiệu quả đầu tư còn thấp. Hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) còn rất cao, tình trạng đầu tư dàn trải và lãng phí trong đầu tư còn khá phổ biến. Hiệu quả đầu tư thấp càng làm cho chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế thấp hơn.
Việc khắc phục các yếu kém trên thực tế còn rất chậm và vì vấn đề tái cơ cấu đầu tư càng trở nên cần thiết, ông Hiền nhấn mạnh. Và câu hỏi được đặt ra tại hội thảo là đột phá từ đâu?
Theo phân tích của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên thì cơ chế vận hành đầu tư công hiện nay đang bị động cơ và mục tiêu chính trị chi phối, cạnh đó là cơ chế “chủ nghĩa thân quen” - nhóm lợi ích.
Động cơ chi phối chính là “tư duy nhiệm kỳ” cộng với “chủ nghĩa thành tích”. Đồng thời không ràng buộc trách nhiệm (“quyết tâm chính trị” nhưng không có chế độ hợp đồng).
Bởi vậy, các nút đột phá, theo ông Trần Đình Thiên là cải cách hệ thống ngân sách Nhà nước, chuyển nhanh sang chế độ ngân sách “cứng”, theo chuẩn quốc tế. Giảm chi tiêu ngân sách xuống mức 30-35% GDP (có lộ trình). Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước, trong đó tiền tệ hóa tiền lương triệt để.
Cũng theo ông Thiên, vấn đề cấp bách ban hành Luật Đầu tư công với các biện pháp chế tài nghiêm khắc (tuân thủ nguyên tắc hợp đồng)…
Tuân thủ điều kiện nghiêm ngặt của chính sách tài chính công
Đặt vấn đề “Tái cơ cấu đầu tư công: nhìn trong mối quan hệ hệ thống với sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia”, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh đến chính sách tài chính công tích cực.
Theo ông Lịch, trong nhiều năm nữa Việt Nam còn phải thực hiện chính sách chủ động bội chi ngân sách bằng con đường vay nợ để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước. Đó là chính sách tài chính công tích cực trong điều kiện tích lũy của nền kinh tế còn thấp, tiết kiệm nội địa chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển bền vững.
Nhưng chính sách này phải kèm theo các điều kiện rất nghiêm ngặt như: phải có chiến lược nợ Chính phủ và nợ quốc gia rõ ràng; những điều kiện bảo đảm hiệu quả trong đầu tư; khả năng trả nợ hàng năm, cả về VND lẫn ngoại tệ; tuân thủ nguyên tắc "phí tổn cơ hội" và tính đồng bộ trong đầu tư; chi tiêu nhà nước thật sự tiết kiệm; cơ chế phân bố vốn đầu tư minh bạch; cơ chế giám sát dòng vốn đầu tư chặt chẽ...
Thực tế trong các năm qua, việc bội chi ngân sách nhà nước chưa thật sự tuân thủ các điều kiện nêu trên và nhiều điều kiện khác nữa, nên chính sách “tài chính công tích cực” đã trở thành nhân tố tiêu cực, có nguy cơ gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia, ông Lịch nhìn nhận.
Đồng thời nhấn mạnh: “nếu tiếp tục đầu tư như cách làm trong những năm qua thì hệ quả không chỉ tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mà còn góp phần gây bất ổn vĩ mô ( lạm phát, nhập siêu).
Mối quan hệ giữa đầu tư công và sự vận động của thị trường tài chính cũng là vấn đề được TS Trần Du Lịch “mổ xẻ”. Nêu hiện tượng tăng tín dụng bất thường trong 3 năm qua và sự mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu của thị trường tài chính, ông Lịch cho rằng nguyên nhân sâu xa từ cấu trúc của nền kinh tế. Nhưng chính sách tài chính-tiền tệ, đặc biệt là chính sách tài khoá có ảnh hưởng rất quan trọng đến cấu trúc nền tế, song dường như chưa được đánh giá đầy đủ.
Vì vậy, vấn đề đang đặt ra là phải sử dụng đồng bộ chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để định hướng cho thị trường tài chính cấu trúc lại; buộc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp; phải giảm "nhiệt "hệ thống ngân hàng thương mại trong cơn lốc tăng huy động vốn, tăng tín dụng; phát huy chức năng huy động vốn trực tiếp của thị trường chứng khoán.
Một vấn đề nữa, theo ông Lịch là cần tái cấu trúc lực lượng doanh nghiệp Nhà nước theo hướng sử dụng như công cụ để bổ khuyết những “khuyết tật “ của thị trường. Bởi theo ông, đây là một nội dung rất quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, mà còn gắn kết được vấn đề đề kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
Một đạo luật để chế định vấn trên đang là vấn đề bức xúc đối với các nhà lập pháp Việt Nam, ông Lịch nhắc lại quan điểm đã nhiều lần bày tỏ trên diễn đàn Quốc hội.
Trong điều kiện của Việt nam, cần xây dựng một hệ thống quan điểm đồng bộ về xây dựng một nền tài chính quốc gia dựa trên quan điểm “tài chính công tích cực”; sử dụng công cụ chính sách tài khoá bội chi chủ động để xây dựng kết cấu hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ông Lịch nói.