Chính phủ muốn sớm có Luật Đầu tư công
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị của Chính phủ về ban hành dự án Luật Đầu tư công
Sáng 18/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung dự án Luật Đầu tư công vào Chương trình xây dựng luật của Quốc hội trong năm 2010.
Theo đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ bảy và thông qua dự án Luât Đầu từ công vào kỳ họp thứ tám, để có thể ban hành trong năm nay.
Chống thất thoát, lãng phí
Theo Chính phủ, hiện nay việc quản lý đầu tư công thiếu một văn bản luật nhất quán. Các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư công chưa đủ để điều chỉnh toàn diện hoạt động này. Trong khi đầu tư công có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, cần được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Trong giai đoạn 2006 – 2010, nguồn vốn này chiếm khoảng trên 20% tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Việc ban hành Luật Đầu tư công sẽ đáp ứng yêu cầu cấp bách của Quốc hội và Chính phủ, để thực hiện nhiệm vụ tăng cường quản lý, chống thất thoát và lãng phí trong đầu tư, sử dụng vốn Nhà nước.
Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật- nhất trí với đề nghị của Chính phủ về sự cần thiết phải ban hành luật. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc việc xem xét dự án này tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy để tránh sự quá tải.
Phần thảo luận tại phiên họp sáng nay, nhiều ý kiến còn băn khoăn về phạm vi điều chỉnh của luật. Bởi, khái niệm đầu tư công tại dự thảo luật được hiểu là đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực phục vụ lợi ích chung, không nhằm mục đích kinh doanh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng cần phải bàn kỹ thêm, vì nếu chỉ nói đến đầu tư công theo khái niệm như trên thì rất hẹp. Cần phải tính đến đầu tư vốn của Nhà nước ở các doanh nghiệp như thế nào, thậm chí là cả đầu tư vào các lĩnh vực khác của các doanh nghiệp mà Nhà nước đang giữ cổ phần chi phối, ông Hiển nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cũng đề nghị cân nhắc việc điều chỉnh cả vấn đề sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh tại dự luật này. Vì đây là vấn đề rất quan trọng, được nhiều đại biểu đề cập khi Quốc hội tiến hành giám sát tối cao về hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tại kỳ họp vừa qua.
Nếu không gộp được thì nên xây dựng đồng thời cả hai luật, Chủ nhiệm Hiền phát biểu.
Điều chỉnh tiêu chí dự án quan trọng
Bên cạnh nội dung trên, Chính phủ cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/ QH11 về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ đầu tư.
Lý do được Chính phủ đưa ra là nếu không sửa đổi thì sẽ có những dự án không nhất thiết phải báo cáo Quốc hội song vẫn phải trình ra Quốc hội, làm chậm cơ hội đầu tư.
Chính phủ đề nghị ban hành hai nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 66. Một nghị quyết quy định về tiêu chí dự án, công trình quan trọng Quốc gia đầu tư trong nước, quy định trình tự, thủ tục, nội dung hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Nghị quyết khác dành cho công trình quan trọng quốc gia đầu tư ra nước ngoài.
Ủy ban Pháp luật tán thành với đề nghị của Chính phủ về sớm điều chỉnh lại tiêu chí về quy mô vốn đầu tư theo hướng tăng lên cho phù hợp với thực tế hiện nay. Đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với việc đầu tư các công trình, dự án quan trọng quốc gia ra nước ngoài.
Một trong các phương án được Chính phủ đề xuất điều chỉnh quy mô vốn đầu tư là giữ nguyên mức vốn 20.000 tỷ đồng đối với dự án, công trình cần Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư như Nghị quyết 66, nhưng có điều chỉnh tăng lên theo chỉ số giá xây dựng từng thời điểm so với khi ban hành Nghị quyết này.
Đa số ý kiến thảo luận đều thống nhất cần sửa đổi Nghị quyết 66, song còn băn khoăn về các nội dung cụ thể theo đề xuất của Chính phủ. Một số ý kiến cho rằng chỉ cần ban hành một nghị quyết mới, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài.
Những đề xuất của Chính phủ sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tại phiên họp sau.
Theo đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ bảy và thông qua dự án Luât Đầu từ công vào kỳ họp thứ tám, để có thể ban hành trong năm nay.
Chống thất thoát, lãng phí
Theo Chính phủ, hiện nay việc quản lý đầu tư công thiếu một văn bản luật nhất quán. Các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư công chưa đủ để điều chỉnh toàn diện hoạt động này. Trong khi đầu tư công có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, cần được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Trong giai đoạn 2006 – 2010, nguồn vốn này chiếm khoảng trên 20% tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Việc ban hành Luật Đầu tư công sẽ đáp ứng yêu cầu cấp bách của Quốc hội và Chính phủ, để thực hiện nhiệm vụ tăng cường quản lý, chống thất thoát và lãng phí trong đầu tư, sử dụng vốn Nhà nước.
Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật- nhất trí với đề nghị của Chính phủ về sự cần thiết phải ban hành luật. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc việc xem xét dự án này tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy để tránh sự quá tải.
Phần thảo luận tại phiên họp sáng nay, nhiều ý kiến còn băn khoăn về phạm vi điều chỉnh của luật. Bởi, khái niệm đầu tư công tại dự thảo luật được hiểu là đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực phục vụ lợi ích chung, không nhằm mục đích kinh doanh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng cần phải bàn kỹ thêm, vì nếu chỉ nói đến đầu tư công theo khái niệm như trên thì rất hẹp. Cần phải tính đến đầu tư vốn của Nhà nước ở các doanh nghiệp như thế nào, thậm chí là cả đầu tư vào các lĩnh vực khác của các doanh nghiệp mà Nhà nước đang giữ cổ phần chi phối, ông Hiển nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cũng đề nghị cân nhắc việc điều chỉnh cả vấn đề sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh tại dự luật này. Vì đây là vấn đề rất quan trọng, được nhiều đại biểu đề cập khi Quốc hội tiến hành giám sát tối cao về hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tại kỳ họp vừa qua.
Nếu không gộp được thì nên xây dựng đồng thời cả hai luật, Chủ nhiệm Hiền phát biểu.
Điều chỉnh tiêu chí dự án quan trọng
Bên cạnh nội dung trên, Chính phủ cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/ QH11 về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ đầu tư.
Lý do được Chính phủ đưa ra là nếu không sửa đổi thì sẽ có những dự án không nhất thiết phải báo cáo Quốc hội song vẫn phải trình ra Quốc hội, làm chậm cơ hội đầu tư.
Chính phủ đề nghị ban hành hai nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 66. Một nghị quyết quy định về tiêu chí dự án, công trình quan trọng Quốc gia đầu tư trong nước, quy định trình tự, thủ tục, nội dung hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Nghị quyết khác dành cho công trình quan trọng quốc gia đầu tư ra nước ngoài.
Ủy ban Pháp luật tán thành với đề nghị của Chính phủ về sớm điều chỉnh lại tiêu chí về quy mô vốn đầu tư theo hướng tăng lên cho phù hợp với thực tế hiện nay. Đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với việc đầu tư các công trình, dự án quan trọng quốc gia ra nước ngoài.
Một trong các phương án được Chính phủ đề xuất điều chỉnh quy mô vốn đầu tư là giữ nguyên mức vốn 20.000 tỷ đồng đối với dự án, công trình cần Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư như Nghị quyết 66, nhưng có điều chỉnh tăng lên theo chỉ số giá xây dựng từng thời điểm so với khi ban hành Nghị quyết này.
Đa số ý kiến thảo luận đều thống nhất cần sửa đổi Nghị quyết 66, song còn băn khoăn về các nội dung cụ thể theo đề xuất của Chính phủ. Một số ý kiến cho rằng chỉ cần ban hành một nghị quyết mới, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài.
Những đề xuất của Chính phủ sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tại phiên họp sau.