07:22 03/04/2012

Tại sao ngồi ghế CEO mà không làm việc của CEO?

Hoàng Anh

CEO là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao và yêu cầu cả tính khoa học lẫn nghệ thuật

Nối tiếp sự thành công của 91 khóa đào tạo CEO, PACE tiếp tục khai giảng khóa mới: CEO92 vào ngày 06/04/2012, học 2-4-6 trong 4 tháng liên tục tại trụ sở chính của PACE.
Nối tiếp sự thành công của 91 khóa đào tạo CEO, PACE tiếp tục khai giảng khóa mới: CEO92 vào ngày 06/04/2012, học 2-4-6 trong 4 tháng liên tục tại trụ sở chính của PACE.
CEO trước hết là một cái chức, một cái chức rất to và rất cao trong công ty, là sản phẩm của một quá trình bổ nhiệm.

Bên cạnh đó, CEO cũng là một cái nghề, một cái nghề như rất nhiều nghề khác trong xã hội: nghề CEO (“nghề giám đốc” hay “nghề quản lý”). Đây là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao và yêu cầu cả tính khoa học lẫn nghệ thuật.

Không biết nên… không làm

Từ các nghiên cứu về sự thành công và thất bại của nhiều doanh nhân trên thế giới và ở Việt Nam, cả xưa và nay, đặc biệt là dự án nghiên cứu mang tên “Đi tìm đạo kinh doanh của Việt Nam và thế giới” do PACE thực hiện năm 2006 - 2007, có thể gói gọn lại 4 nguyên nhân chủ yếu sau đây:

1.    Không biết việc nên không làm: Do không hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CEO nên ngồi ghế CEO nhưng lại bận rộn với vô số những công việc mà lẽ ra thuộc về những vị trí khác;

2.    Biết việc, nhưng không biết làm: Hiểu rõ công việc của CEO, biết phải làm gì, nhưng lại không có năng lực để làm, không biết biết làm như thế nào nên rút cuộc không làm hoặc làm không ra việc;

3.    Biết việc, biết làm, nhưng lại không được làm, vì chưa nắm được quyền hạn của CEO;

4.    Biết việc, biết làm, được làm, nhưng lại không có thời gian để làm, vì tối ngày phải lo đi “làm thay” việc của cấp dưới và của người khác.

5.    Trong 4 nguyên nhân chính trên đây, nguyên nhân đầu tiên là phổ biến nhất, nó xuất phát từ bối cảnh lịch sử của đất nước nói chung, của giới kinh thương Việt Nam nói riêng và từ chính những đặc thù của một nghề rất đặc thù mang tên CEO mà nếu không được đào tạo bài bản và có hệ thống, cộng với quá trình trải nghiệm thì khó có thể thành công được.

CEO ở đâu và làm gì?

Thành hay bại trong công việc trước hết nằm ở chỗ có làm đúng việc hay làm không đúng việc. Phải “làm đúng việc” (right job) rồi mới nên “làm tốt việc” (good job). Nếu làm tốt việc (good job), nhưng lại không làm đúng việc mà làm sai việc (wrong job) thì sẽ thật là tai họa!!!

Đối với CEO, muốn làm “đúng việc” thì trước hết phải xác định ngồi “đúng vị trí” của CEO trong bộ máy doanh nghiệp. Vậy, vị trí của CEO là ở đâu trong doanh nghiệp và trong đội ngũ?

Người này nói “Dẫn đầu”, người kia lại bảo “Đứng sau”, người khác lại khẳng định “Đi kế bên”. Vậy rốt cuộc ý kiến nào đúng, “đi đầu”, “đi sau” hay “đi cùng”? Thực chất thì cả 3 đều đúng và cũng có thể đều sai. Bởi lẽ, tùy theo từng loại công việc mà CEO sẽ có vị trí phù hợp. Với công việc hoạch định chiến lược thì vị trí của CEO sẽ ở vị trí “đi đầu”, còn khi điều hành bộ máy thì sẽ “đi sau” và khi cố vấn cho đội ngũ trong quá trình triển khai thì sẽ “đi cùng”.

Một cách nói khác, theo chiều dọc, CEO phải ở vị trí cao nhất trong đội ngũ để có thể nhìn xa trông rộng và tìm thấy con đường đi, còn theo chiều ngang, CEO phải đứng ngoài đội ngũ - chứ không thể đứng trong đội ngũ - để có thể nắm lấy đội ngũ và nhìn thấu guồng máy của mình.

Hình ảnh hơn, nếu ví von hệ thống quản lý của công ty là một cái máy (người ta vẫn thường gọi là “Bộ máy quản lý”) thì CEO chính là người chạy máy, là người tập hợp phụ tùng, lắp ráp và vận hành cái máy đó, và trong quá trình vận hành, nếu hư thì sửa, và thỉnh thoảng sẽ phải bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp “cái máy” hay “bộ máy” này.

Nếu CEO quá “hăng hái” biến mình thành một “phụ tùng” trong “cái máy”, tất bật, hì hục “chạy” suốt ngày đêm (tình trạng thường gặp ở nhiều CEO trong nhiều doanh nghiệp) thì lấy ai để vận hành máy, rồi khi máy móc trục trặc, có vấn đề, ai sẽ là người sửa chữa máy, ai chăm sóc máy…?

Biết được mình là ai, hiểu rõ mình đang ngồi ở đâu, nắm rõ được điều mình cần phải làm, cùng với tố chất sẵn có, CEO cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức và chắc chắn phải có những trải nghiệm cần thiết thì mới có thể “ngồi đúng ghế, làm đúng việc và làm tốt việc” được.

Thông tin đào tạo

Với sứ mệnh: "Góp phần nâng cao doanh trí Việt Nam bằng tri thức thế giới và giá trị thực học", trong khả năng của mình, nhiều năm qua, Trường Doanh Nhân PACE (PACE Institute of Leadership & Management) đã nỗ lực làm hết sức mình để được góp phần tìm ra "lời giải" cho "bài toán doanh trí Việt Nam", để từ đó được đồng hành cùng "khát vọng doanh trí" chung của cả cộng đồng doanh nghiệp nhằm hướng đến "thế hệ doanh nhân mới" của Việt Nam ta.

Giám đốc Điều hành / Chief Executive Officer (CEO), một trong số hơn 110 chương trình đào tạo đã triển khai thành công nhiều năm qua. Đây cũng là một trong số 10 chương trình đào tạo đặc biệt nhất của PACE, do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt mà PACE là tác giả. Nối tiếp sự thành công của 91 khóa đào tạo CEO, PACE tiếp tục khai giảng khóa mới: CEO92 vào ngày 06/04/2012, học 2-4-6 trong 4 tháng liên tục tại trụ sở chính của PACE.

* Thông tin chi tiết:

Bộ phận Tư vấn đào tạo - Tòa nhà PACE, 341 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp.HCM
Tel: (08) 38 370208; Fax: (08) 54041173
E-mail: info@PACE.edu.vn
Website: http://www.pace.edu.vn/vn/index.aspx