Tại sao xã hội băn khoăn về “luồng gió mới” trẻ hóa cán bộ?
Góp ý của nhiều vị đại biểu về công tác cán bộ của Đảng đầy tâm tư
Góp ý về dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng sáng 23/10, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, ông Lê Minh Thông đặt vấn đề: trẻ hóa cán bộ lãnh đạo các cấp là một luồng gió mới, là một làn sóng rất tốt, tại sao xã hội rất băn khoăn?
Đều nhấn mạnh cán bộ là trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, song góp ý của nhiều vị đại biểu về vấn đề này lại đầy tâm tư.
Làm sao để tâm phục, khẩu phục
Góp ý, nhưng cũng là tự trả lời phần nào câu hỏi nói trên, ông Thông nói: “Tôi nghĩ rằng quy trình công tác cán bộ của ta chưa tạo được yên tâm trong xã hôi. Đúng quy trình mà xã hội vẫn băn khoăn thì mắc ở chỗ nào, trong Đảng chúng ta phải nghiêm túc chuyện đó”.
Cùng quan điểm với một số vị đại biểu khác, ông Thông cho rằng cần có cải cách trong công tác cán bộ vì sức mạnh của Đảng không chỉ là đường lối mà ở những con người cụ thể, đảng viên cụ thể ở từng vị trí.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố dân chủ, nhất là trong khâu bầu nhân sự lãnh đạo ở các cấp ủy Đảng.
Theo ông, khuyến khích được sự cạnh tranh trong hoạt động bầu cử là để thực sự lựa chọn được những người có đức, có tài để lãnh đạo Đảng ở các cấp. Như thế thì cần xem lại không ít trường hợp nhân sự ta đã nói là đúng quy trình nhưng người dân vẫn băn khoăn.
Vấn đề cần lưu tâm, theo ông Thông là việc chọn cán bộ như thế đã được thực hiện một cách tâm phục khẩu phục chưa, trung thực với Đảng chưa chứ không phải dư luận phản đối cán bộ trẻ làm lãnh đạo, vì lãnh đạo càng trẻ càng tốt, tuổi trẻ tài cao.
Quan trọng là làm sao để người lãnh đạo trẻ được bầu nhận được sự ủng hộ, tâm phục khẩu phục của người dân, của toàn xã hội về người được chọn, ông Thông nói.
Và, nhiệm vụ này thuộc về người xây dựng quy trình làm công tác cán bộ, cách thức bầu cử để bầu chọn được những cán bộ lãnh đạo thực sự xứng đáng.
Đại biểu Thông cũng “hy vọng thời gian sẽ chứng minh, các lãnh đạo trẻ sẽ chứng tỏ được năng lực”.
Sửa quy trình hay tuân thủ quy trình?
Khác đoàn thảo luận, song Phó bí thư Thành ủy Tp. HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm có cùng nỗi lo với một số vị đại biểu khác, theo bà thì không biết bao nhiêu vấn đề đang bị lợi ích nhóm chi phối, như vậy chính sách sẽ méo mó.
Đặt vấn đề Đảng không làm công tác cán bộ tốt, chắc chắn sẽ không có cán bộ tốt, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết có thể ông sẽ chất vấn về công tác bổ nhiệm cán bộ, trong kỳ họp này.
Quan điểm của ông là bổ nhiệm cán bộ trẻ là rất tốt, xu thế rất hay. Nhưng giữa quy định pháp luật của Nhà nước với “quy trình rất đúng” lại hoàn toàn sai.
Một là chúng ta chấp nhận theo con đường lựa chọn của xã hội, cứ người nào có tài thì được trọng dụng. Hai là phải làm bài bản, tức là phải đủ tiêu chuẩn, điều kiện như ngồi vị trí đó tối thiểu 5 năm, phải là chuyên viên chính, phải cao cấp lý luận chính trị…
Từ phân tích này, ông Lợi đề xuất hoặc là sửa quy trình theo hướng cứ nhân sự được người dân đồng tình, Đảng lựa chọn thì bổ nhiệm hoặc là tuân thủ đúng quy trình đã đề ra.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) nhận xét, công tác tuyển chọn cán bộ hiện mới coi trọng bằng cấp, tức coi trọng hình thức chứ không phải bản chất bên trong và năng lực thực sự.
Ông Hà góp ý, “trước hết, cần coi trọng bố trí, sắp xếp người làm công tác tổ chức của cả hệ thống chính trị có tâm, có tầm để bộ máy vận hành tốt hơn, như đưa viên gạch vào đúng nơi của nó thì mới bền vững”.
Với quan điểm của đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) thì cán bộ nói phải đi đôi với làm, không tham vọng hay say sưa quyền lực, không được đặt lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà phải đặt trong lợi ích chung của đất nước lên trên hết.
“Có bộ, ngành còn qua báo chí để đánh bóng, che đậy hay tuyên truyền một phía theo hướng có lợi cho mình. Cá nhân người lãnh đạo này mà vào hàng ngũ cán bộ chủ chốt thì nguy hiểm lắm, sẽ làm các đánh giá trở nên không thực chất, kéo dài yếu kém, khiếm khuyết”, ông Hùng cảnh báo.
Đều nhấn mạnh cán bộ là trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, song góp ý của nhiều vị đại biểu về vấn đề này lại đầy tâm tư.
Làm sao để tâm phục, khẩu phục
Góp ý, nhưng cũng là tự trả lời phần nào câu hỏi nói trên, ông Thông nói: “Tôi nghĩ rằng quy trình công tác cán bộ của ta chưa tạo được yên tâm trong xã hôi. Đúng quy trình mà xã hội vẫn băn khoăn thì mắc ở chỗ nào, trong Đảng chúng ta phải nghiêm túc chuyện đó”.
Cùng quan điểm với một số vị đại biểu khác, ông Thông cho rằng cần có cải cách trong công tác cán bộ vì sức mạnh của Đảng không chỉ là đường lối mà ở những con người cụ thể, đảng viên cụ thể ở từng vị trí.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố dân chủ, nhất là trong khâu bầu nhân sự lãnh đạo ở các cấp ủy Đảng.
Theo ông, khuyến khích được sự cạnh tranh trong hoạt động bầu cử là để thực sự lựa chọn được những người có đức, có tài để lãnh đạo Đảng ở các cấp. Như thế thì cần xem lại không ít trường hợp nhân sự ta đã nói là đúng quy trình nhưng người dân vẫn băn khoăn.
Vấn đề cần lưu tâm, theo ông Thông là việc chọn cán bộ như thế đã được thực hiện một cách tâm phục khẩu phục chưa, trung thực với Đảng chưa chứ không phải dư luận phản đối cán bộ trẻ làm lãnh đạo, vì lãnh đạo càng trẻ càng tốt, tuổi trẻ tài cao.
Quan trọng là làm sao để người lãnh đạo trẻ được bầu nhận được sự ủng hộ, tâm phục khẩu phục của người dân, của toàn xã hội về người được chọn, ông Thông nói.
Và, nhiệm vụ này thuộc về người xây dựng quy trình làm công tác cán bộ, cách thức bầu cử để bầu chọn được những cán bộ lãnh đạo thực sự xứng đáng.
Đại biểu Thông cũng “hy vọng thời gian sẽ chứng minh, các lãnh đạo trẻ sẽ chứng tỏ được năng lực”.
Sửa quy trình hay tuân thủ quy trình?
Khác đoàn thảo luận, song Phó bí thư Thành ủy Tp. HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm có cùng nỗi lo với một số vị đại biểu khác, theo bà thì không biết bao nhiêu vấn đề đang bị lợi ích nhóm chi phối, như vậy chính sách sẽ méo mó.
Đặt vấn đề Đảng không làm công tác cán bộ tốt, chắc chắn sẽ không có cán bộ tốt, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết có thể ông sẽ chất vấn về công tác bổ nhiệm cán bộ, trong kỳ họp này.
Quan điểm của ông là bổ nhiệm cán bộ trẻ là rất tốt, xu thế rất hay. Nhưng giữa quy định pháp luật của Nhà nước với “quy trình rất đúng” lại hoàn toàn sai.
Một là chúng ta chấp nhận theo con đường lựa chọn của xã hội, cứ người nào có tài thì được trọng dụng. Hai là phải làm bài bản, tức là phải đủ tiêu chuẩn, điều kiện như ngồi vị trí đó tối thiểu 5 năm, phải là chuyên viên chính, phải cao cấp lý luận chính trị…
Từ phân tích này, ông Lợi đề xuất hoặc là sửa quy trình theo hướng cứ nhân sự được người dân đồng tình, Đảng lựa chọn thì bổ nhiệm hoặc là tuân thủ đúng quy trình đã đề ra.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) nhận xét, công tác tuyển chọn cán bộ hiện mới coi trọng bằng cấp, tức coi trọng hình thức chứ không phải bản chất bên trong và năng lực thực sự.
Ông Hà góp ý, “trước hết, cần coi trọng bố trí, sắp xếp người làm công tác tổ chức của cả hệ thống chính trị có tâm, có tầm để bộ máy vận hành tốt hơn, như đưa viên gạch vào đúng nơi của nó thì mới bền vững”.
Với quan điểm của đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) thì cán bộ nói phải đi đôi với làm, không tham vọng hay say sưa quyền lực, không được đặt lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà phải đặt trong lợi ích chung của đất nước lên trên hết.
“Có bộ, ngành còn qua báo chí để đánh bóng, che đậy hay tuyên truyền một phía theo hướng có lợi cho mình. Cá nhân người lãnh đạo này mà vào hàng ngũ cán bộ chủ chốt thì nguy hiểm lắm, sẽ làm các đánh giá trở nên không thực chất, kéo dài yếu kém, khiếm khuyết”, ông Hùng cảnh báo.