“Trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo là dấu hiệu đáng mừng”
Một số cán bộ lãnh đạo địa phương được bầu, bổ nhiệm khi tuổi đời còn khá trẻ
“Chúng ta sống phải có niềm tin và cần khách quan đối với các vị trí lãnh đạo mà người được bổ nhiệm còn trẻ tuổi”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói như vậy với báo giới ngày 18/10, xung quanh chuyện một số cán bộ trẻ tuổi được bầu hoặc bổ nhiệm làm cán bộ lãnh đạo cấp sở, phòng, thậm chí là đứng đầu các tỉnh, thành phố đang được dư luận quan tâm.
Trao đổi với báo giới, ông Tuấn cho rằng “không nên cứ thấy bổ nhiệm người trẻ là nghi ngờ, bởi có phải cứ trẻ là đưa lên làm lãnh đạo đâu”.
Theo ông Tuấn, cán bộ phải có quá trình công tác, trải nghiệm thực tế, thử thách rồi mới bổ nhiệm, không thể bổ nhiệm một người mới ra trường.
Lý giải cho sự “trẻ hoá” cán bộ hiện này, lãnh đạo Bộ Nội vụ nói rằng, cái trẻ của cán bộ phải là trẻ cả tư duy, tác phong, lề lối làm việc. Vì nhiều người trẻ nhưng có tư duy già cỗi và ngược lại nhiều người già nhưng luôn đổi mới, có sức sống phù hợp với xu thế.
“Tôi nghĩ trẻ hóa phải hiểu theo nghĩa như thế chứ không chỉ là trẻ hóa độ tuổi. Việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy Đảng, Nhà nước có chủ trương đúng đắn để thu hút những người được đào tạo cơ bản, có năng lực tham gia vào bộ máy nhà nước”, ông Tuấn nói.
Lấy dẫn chứng về trường hợp bổ nhiệm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam ở tuổi 30 mới đây, Thứ trưởng Tuấn cho hay, qua kiểm tra việc bổ nhiệm này là đúng quy trình.
Ở Quảng Nam, trong số 176 người được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo cấp huyện, sở, có đến 51 người trẻ tuổi từ 30 - 40. Trong đó con các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng có, con của người lao động cũng có. Xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, nên cần nhìn nhận khách quan không nên tập trung vào đó là hơi phiến diện.
“Khi đi kiểm tra, chúng tôi không phải xem người cán bộ đó là con của ai, mà chúng tôi chỉ kiểm tra quy trình có đúng pháp luật hay không. Không nên tư duy xem đấy là con ai, quan hệ thế nào mà xem công tác bổ nhiệm, chọn cán bộ có đúng quy trình, chọn đúng người có năng lực hay không”, Thứ trưởng Tuấn nói.
Vừa qua, các đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành, đã bầu ra lãnh đạo chủ chốt cho khoá mới, trong đó dư luận đặc biệt quan tâm đối với hai trường hợp của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Kiên Giang, với tân Bí thư của hai địa phương này cùng 39 tuổi (sinh 1976), trong đó ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, còn ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang.
Phát biểu với báo chí sau khi nhậm chức, tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói: “Tôi từng trả lời là tôi không phủ nhận truyền thống gia đình. Truyền thống gia đình rất là quý báu. Có gia đình tôi, có ba tôi thì đương nhiên là sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ sẽ tốt hơn. Nhưng để nói nhờ có ba mà tôi mới được bầu làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì cũng chưa phải là đúng lắm”.
Ông Nguyễn Xuân Anh là con trai nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi.
Trao đổi với báo giới, ông Tuấn cho rằng “không nên cứ thấy bổ nhiệm người trẻ là nghi ngờ, bởi có phải cứ trẻ là đưa lên làm lãnh đạo đâu”.
Theo ông Tuấn, cán bộ phải có quá trình công tác, trải nghiệm thực tế, thử thách rồi mới bổ nhiệm, không thể bổ nhiệm một người mới ra trường.
Lý giải cho sự “trẻ hoá” cán bộ hiện này, lãnh đạo Bộ Nội vụ nói rằng, cái trẻ của cán bộ phải là trẻ cả tư duy, tác phong, lề lối làm việc. Vì nhiều người trẻ nhưng có tư duy già cỗi và ngược lại nhiều người già nhưng luôn đổi mới, có sức sống phù hợp với xu thế.
“Tôi nghĩ trẻ hóa phải hiểu theo nghĩa như thế chứ không chỉ là trẻ hóa độ tuổi. Việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy Đảng, Nhà nước có chủ trương đúng đắn để thu hút những người được đào tạo cơ bản, có năng lực tham gia vào bộ máy nhà nước”, ông Tuấn nói.
Lấy dẫn chứng về trường hợp bổ nhiệm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam ở tuổi 30 mới đây, Thứ trưởng Tuấn cho hay, qua kiểm tra việc bổ nhiệm này là đúng quy trình.
Ở Quảng Nam, trong số 176 người được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo cấp huyện, sở, có đến 51 người trẻ tuổi từ 30 - 40. Trong đó con các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng có, con của người lao động cũng có. Xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, nên cần nhìn nhận khách quan không nên tập trung vào đó là hơi phiến diện.
“Khi đi kiểm tra, chúng tôi không phải xem người cán bộ đó là con của ai, mà chúng tôi chỉ kiểm tra quy trình có đúng pháp luật hay không. Không nên tư duy xem đấy là con ai, quan hệ thế nào mà xem công tác bổ nhiệm, chọn cán bộ có đúng quy trình, chọn đúng người có năng lực hay không”, Thứ trưởng Tuấn nói.
Vừa qua, các đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành, đã bầu ra lãnh đạo chủ chốt cho khoá mới, trong đó dư luận đặc biệt quan tâm đối với hai trường hợp của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Kiên Giang, với tân Bí thư của hai địa phương này cùng 39 tuổi (sinh 1976), trong đó ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, còn ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang.
Phát biểu với báo chí sau khi nhậm chức, tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói: “Tôi từng trả lời là tôi không phủ nhận truyền thống gia đình. Truyền thống gia đình rất là quý báu. Có gia đình tôi, có ba tôi thì đương nhiên là sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ sẽ tốt hơn. Nhưng để nói nhờ có ba mà tôi mới được bầu làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì cũng chưa phải là đúng lắm”.
Ông Nguyễn Xuân Anh là con trai nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi.