Tâm lý đám đông trong cơn biến động
Trong những thời điểm nhạy cảm như hiện nay, tâm lý đám đông của người Việt trở thành một hiểm họa đối với cả nền kinh tế
Sự suy thoái của chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp diễn không có điểm dừng khi chỉ số VN-Index rơi tự do. Các đáy bảo vệ được kỳ vọng như 600, 500, 450... lần lượt bị phá vỡ.
Khi lạm phát trong năm tháng đầu năm 2008 lên cao kỷ lục, lãi suất cho vay cùng các khoản phí dịch vụ tăng tương ứng thì dường như không có phép lạ nào cứu được chứng khoán. Kênh giữ tiền sinh lời nhất không còn là chứng khoán hay bất động sản. Những người thận trọng thì gửi tiền vào ngân hàng, còn các nhà đầu tư chuyển cuộc chơi sang thị trường vàng, ngoại tệ.
Một xu hướng khác là dòng tiền của các nhà đầu cơ đổ vào thị trường vật liệu, hàng hóa. Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi hết gạo rồi đến xi măng, sắt thép... đều lên cơn sốt. Áp lực của lạm phát khiến ai đó cũng muốn mua cái gì đó để dự trữ, mặc dù có lẽ còn lâu mới cần dùng đến.
Cá nhân người viết đang xây nhà cũng vậy, chủ thầu liên tục giục tạm ứng "kẻo giá vật liệu sắp tăng vài lần". Cả sợ, tôi cũng đành ứng tiền để chủ thầu chất đống gạch, đá, xi măng... cho vài tháng tới. Câu chuyện tương tự đang diễn ra với hàng chục triệu gia đình Việt Nam. Mỗi người chỉ mua thêm vài cân gạo là có thể khiến thị trường khan hiếm một cách giả tạo.
Có lẽ, tâm lý tích trữ mọi thứ vốn là đặc trưng của thời bao cấp nay đã ngấp nghé quay trở lại.
Chúng ta còn nhớ cách đây vài thập kỷ, mỗi người dân, ai cũng đều cố mua cái thùng đựng gạo thật to, sắm cái thùng chứa nước thật bự, rồi đua nhau tậu "súc-von-tơ" công suất lớn. Những nỗ lực cá nhân đó làm cho dãy xếp hàng mua gạo dài hơn, vòi nước thì tận đêm khuya mới chảy, còn ánh sáng điện thì lúc nào cũng lờ mờ.
Trong những thời điểm nhạy cảm như hiện nay, tâm lý đám đông của người Việt trở thành một hiểm họa đối với cả nền kinh tế. Chỉ trong vài giờ, người người đi săn lùng đổi USD khiến tỷ giá trên thị trường tự do tăng vọt đến 6 - 8%. Cũng vẫn là những người mua đơn lẻ, chỉ đổi vài ba trăm USD. Giá USD có lúc lên tới 17.600 đồng. Thật đáng sợ.
Đối với mỗi cá nhân, việc giá USD biến động 1 - 2 phần trăm có lẽ cũng không gây ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng tâm lý bất ổn khiến tất cả ùa đi mua USD sẽ đẩy môi trường kinh tế lẫn các doanh nghiệp vốn đã rất khó khăn vào ngả trầm kha mới.
Và rồi, như đợt USD đại hạ giá cách đây vài tháng, sau khi người dân bán tháo USD với giá 15.000 - 15.300 đồng, cơn sốt hạ nhiệt nhanh như khi nó tới, để lại những con người tiếc nuối ngẩn ngơ.
Giá như trong thời gian qua, mỗi người phản ứng một cách bình tĩnh hơn, từ tốn hơn trước những biến động thị trường thì có lẽ thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa cũng như nền kinh tế nói chung sẽ không bất ổn đến như vậy.
Giống như một sự cố va chạm trên sân vận động, mỗi người càng lồng lộn, càng cố gắng trốn chạy thì nguy cơ bị đè bẹp, bị dẫm đạp càng lớn, cơ hội sống sót càng thấp. Bạn sẽ hành động như thế nào?
Khi lạm phát trong năm tháng đầu năm 2008 lên cao kỷ lục, lãi suất cho vay cùng các khoản phí dịch vụ tăng tương ứng thì dường như không có phép lạ nào cứu được chứng khoán. Kênh giữ tiền sinh lời nhất không còn là chứng khoán hay bất động sản. Những người thận trọng thì gửi tiền vào ngân hàng, còn các nhà đầu tư chuyển cuộc chơi sang thị trường vàng, ngoại tệ.
Một xu hướng khác là dòng tiền của các nhà đầu cơ đổ vào thị trường vật liệu, hàng hóa. Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi hết gạo rồi đến xi măng, sắt thép... đều lên cơn sốt. Áp lực của lạm phát khiến ai đó cũng muốn mua cái gì đó để dự trữ, mặc dù có lẽ còn lâu mới cần dùng đến.
Cá nhân người viết đang xây nhà cũng vậy, chủ thầu liên tục giục tạm ứng "kẻo giá vật liệu sắp tăng vài lần". Cả sợ, tôi cũng đành ứng tiền để chủ thầu chất đống gạch, đá, xi măng... cho vài tháng tới. Câu chuyện tương tự đang diễn ra với hàng chục triệu gia đình Việt Nam. Mỗi người chỉ mua thêm vài cân gạo là có thể khiến thị trường khan hiếm một cách giả tạo.
Có lẽ, tâm lý tích trữ mọi thứ vốn là đặc trưng của thời bao cấp nay đã ngấp nghé quay trở lại.
Chúng ta còn nhớ cách đây vài thập kỷ, mỗi người dân, ai cũng đều cố mua cái thùng đựng gạo thật to, sắm cái thùng chứa nước thật bự, rồi đua nhau tậu "súc-von-tơ" công suất lớn. Những nỗ lực cá nhân đó làm cho dãy xếp hàng mua gạo dài hơn, vòi nước thì tận đêm khuya mới chảy, còn ánh sáng điện thì lúc nào cũng lờ mờ.
Trong những thời điểm nhạy cảm như hiện nay, tâm lý đám đông của người Việt trở thành một hiểm họa đối với cả nền kinh tế. Chỉ trong vài giờ, người người đi săn lùng đổi USD khiến tỷ giá trên thị trường tự do tăng vọt đến 6 - 8%. Cũng vẫn là những người mua đơn lẻ, chỉ đổi vài ba trăm USD. Giá USD có lúc lên tới 17.600 đồng. Thật đáng sợ.
Đối với mỗi cá nhân, việc giá USD biến động 1 - 2 phần trăm có lẽ cũng không gây ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng tâm lý bất ổn khiến tất cả ùa đi mua USD sẽ đẩy môi trường kinh tế lẫn các doanh nghiệp vốn đã rất khó khăn vào ngả trầm kha mới.
Và rồi, như đợt USD đại hạ giá cách đây vài tháng, sau khi người dân bán tháo USD với giá 15.000 - 15.300 đồng, cơn sốt hạ nhiệt nhanh như khi nó tới, để lại những con người tiếc nuối ngẩn ngơ.
Giá như trong thời gian qua, mỗi người phản ứng một cách bình tĩnh hơn, từ tốn hơn trước những biến động thị trường thì có lẽ thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa cũng như nền kinh tế nói chung sẽ không bất ổn đến như vậy.
Giống như một sự cố va chạm trên sân vận động, mỗi người càng lồng lộn, càng cố gắng trốn chạy thì nguy cơ bị đè bẹp, bị dẫm đạp càng lớn, cơ hội sống sót càng thấp. Bạn sẽ hành động như thế nào?