Tân CEO Maritime Bank: “Chúng tôi chọn nhau”
Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức có tổng giám đốc mới là người nước ngoài
Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) chính thức có tổng giám đốc mới là người nước ngoài. Sự kiện này như một luồng gió mới, không chỉ với Maritime Bank mà còn với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Với các ngân hàng thương mại Việt Nam, tổng giám đốc - vị trí điều hành cao nhất - là người nước ngoài vẫn còn khá mới mẻ. Sau Ngân hàng Mê Kông (MDBank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Maritime Bank là thành viên tiếp nối xu hướng này.
Tại Maritime Bank, sự tham gia của người nước ngoài tại các vị trí quản lý, điều hành đã khá quen thuộc, có thể xem là một nét riêng của ngân hàng này. Như Giám đốc Khối quản lý rủi ro là ông Oliver Schwarzhaupt, quốc tịch Đức (gia nhập từ tháng 9/2010); Giám đốc Khối Quản lý tài chính là ông Nilesh Ratilal Banglorewala, quốc tịch Canada (từ tháng 7/2011); rồi Giám đốc Trung tâm kinh doanh thẻ tín dụng, Giám đốc Toàn quốc DSF kiêm Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh doanh và marketing… đều là người nước ngoài.
Song, ở vị trí điều hành cao nhất, đây là lần đầu tiên họ bổ nhiệm tổng giám đốc người nước ngoài, và đã được đại hội đồng cổ đông lần thứ 20 thông qua.
Ông Atul Malik, người Ấn Độ, đang trong quá trình tiếp nhận công việc tại Maritime Bank. Vị CEO từng làm việc tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ này đã có những chia sẻ về sự khởi đầu mới của mình tại Việt Nam.
Ông đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại những ngân hàng có tầm quốc tế như Citibank và Deustche Bank. Vì sao ông lại chọn Maritime Bank?
Không phải là tôi chọn Maritime Bank mà là hai bên chọn nhau, là sự hợp tác. Tôi nhận thấy ở thị trường tài chính Việt Nam nói chung có nhiều tiềm năng. Tôi cũng cho rằng Maritime Bank là một ngân hàng hứa hẹn sức bật tốt và có khả năng nắm bắt, thích ứng được với tiềm năng của thị trường. Đặc biệt, tôi đánh giá cao những bước đi táo bạo và những mục tiêu mà ngân hàng này đặt ra.
Với kinh nghiệm của bản thân, từng hoạt động tại thị trường tài chính nhiều nước, tôi tin vào nhận định của mình.
Có nhiều năm kinh nghiệm tại các ngân hàng toàn cầu, liệu ông có thể cho biết những quyết sách dự kiến của mình để tạo đột phá cho Maritime Bank tại thị trường Việt Nam, nhất là khi sự thay đổi nhân sự cao cấp tại ngân hàng này được xem là một sự khác biệt?
Đúng là trong kinh doanh yếu tố khác biệt rất quan trọng. Tuy nhiên tôi cho rằng đột phá hay khác lạ không phải lúc nào cũng tốt. Quan trọng là phải phù hợp với thị trường.
Vì vậy, tôi sẽ không áp đặt máy móc cách quản lý của tôi tại thị trường Trung Quốc, Hồng Kông hay Ấn Độ, mà sẽ chọn lọc và áp dụng một cách mềm dẻo những gì mà tôi cho là tốt nhất đối với thị trường Việt Nam, đối với việc triển khai và thúc đẩy chiến lược của Maritime Bank.
Sau khi chính thức giữ vai trò điều hành cao nhất, liệu ông có đặt ra cho Maritime Bank những chỉ tiêu mới?
Kết quả kinh doanh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào người điều hành, mà còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố như nhân sự, nền tảng, tiềm lực tài chính… Vì vậy, tôi chưa thể khẳng định cá nhân tôi có thể làm thay đổi diện mạo của Maritime Bank trong một thời gian ngắn.
Nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để nâng cao sức mạnh chung của ngân hàng, để Maritime Bank có thể nhanh chóng hội nhập môi trường tài chính quốc tế với tư thế của một ngân hàng chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Còn các chỉ tiêu cụ thể về kinh doanh, đại hội đồng cổ đông lần thứ 20 vừa qua cũng đã xác định, trong năm 2012 sẽ tăng vốn điều lệ từ 8.000 tỷ đồng lên 9.000 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 137.000 tỷ đồng (tăng 19,8%) so với năm 2011; lợi nhuận trước thuế 1.350 tỷ đồng (tăng 30,2%); nợ xấu được kiểm soát dưới 3%...
Cá nhân tôi và toàn thể cán bộ nhân viên Maritime Bank sẽ nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu được giao, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả, hướng tới khẳng định vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.
* Ông Atul Malik từng giữ nhiều trọng trách trong ban điều hành Deustche Bank như: Tổng giám đốc Ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp, Deustche Bank khu vực châu Á; thành viên Hội đồng điều hành khu vực châu Á; thành viên Hội đồng điều hành toàn cầu; thành viên Hội đồng Quản trị Deustche Bank Trung Quốc; thành viên hội đồng cao cấp quản lý các ngân hàng mà Deustche Bank đầu tư chiến lược. Từ năm 1988 - 2004, ông tham gia điều hành tại Citigroup với nhiều chức vụ: Tổng giám đốc ngân hàng bán lẻ, Citibank Hồng Kông; thành viên Hội đồng điều hành Citibank, khu vực châu Á; thành viên Hội đồng điều hành toàn cầu, Ngân hàng bán lẻ Citibank; thành viên Hội đồng tư vấn tài chính ngân hàng tới Toàn quyền Hồng Kông. Trước đó, ông từng nắm nhiều vị trí tại Citibank Ấn Độ. Ông có bằng thạc sỹ tại Đại học Rice, Hoa Kỳ.
Với các ngân hàng thương mại Việt Nam, tổng giám đốc - vị trí điều hành cao nhất - là người nước ngoài vẫn còn khá mới mẻ. Sau Ngân hàng Mê Kông (MDBank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Maritime Bank là thành viên tiếp nối xu hướng này.
Tại Maritime Bank, sự tham gia của người nước ngoài tại các vị trí quản lý, điều hành đã khá quen thuộc, có thể xem là một nét riêng của ngân hàng này. Như Giám đốc Khối quản lý rủi ro là ông Oliver Schwarzhaupt, quốc tịch Đức (gia nhập từ tháng 9/2010); Giám đốc Khối Quản lý tài chính là ông Nilesh Ratilal Banglorewala, quốc tịch Canada (từ tháng 7/2011); rồi Giám đốc Trung tâm kinh doanh thẻ tín dụng, Giám đốc Toàn quốc DSF kiêm Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh doanh và marketing… đều là người nước ngoài.
Song, ở vị trí điều hành cao nhất, đây là lần đầu tiên họ bổ nhiệm tổng giám đốc người nước ngoài, và đã được đại hội đồng cổ đông lần thứ 20 thông qua.
Ông Atul Malik, người Ấn Độ, đang trong quá trình tiếp nhận công việc tại Maritime Bank. Vị CEO từng làm việc tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ này đã có những chia sẻ về sự khởi đầu mới của mình tại Việt Nam.
Ông đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại những ngân hàng có tầm quốc tế như Citibank và Deustche Bank. Vì sao ông lại chọn Maritime Bank?
Không phải là tôi chọn Maritime Bank mà là hai bên chọn nhau, là sự hợp tác. Tôi nhận thấy ở thị trường tài chính Việt Nam nói chung có nhiều tiềm năng. Tôi cũng cho rằng Maritime Bank là một ngân hàng hứa hẹn sức bật tốt và có khả năng nắm bắt, thích ứng được với tiềm năng của thị trường. Đặc biệt, tôi đánh giá cao những bước đi táo bạo và những mục tiêu mà ngân hàng này đặt ra.
Với kinh nghiệm của bản thân, từng hoạt động tại thị trường tài chính nhiều nước, tôi tin vào nhận định của mình.
Có nhiều năm kinh nghiệm tại các ngân hàng toàn cầu, liệu ông có thể cho biết những quyết sách dự kiến của mình để tạo đột phá cho Maritime Bank tại thị trường Việt Nam, nhất là khi sự thay đổi nhân sự cao cấp tại ngân hàng này được xem là một sự khác biệt?
Đúng là trong kinh doanh yếu tố khác biệt rất quan trọng. Tuy nhiên tôi cho rằng đột phá hay khác lạ không phải lúc nào cũng tốt. Quan trọng là phải phù hợp với thị trường.
Vì vậy, tôi sẽ không áp đặt máy móc cách quản lý của tôi tại thị trường Trung Quốc, Hồng Kông hay Ấn Độ, mà sẽ chọn lọc và áp dụng một cách mềm dẻo những gì mà tôi cho là tốt nhất đối với thị trường Việt Nam, đối với việc triển khai và thúc đẩy chiến lược của Maritime Bank.
Sau khi chính thức giữ vai trò điều hành cao nhất, liệu ông có đặt ra cho Maritime Bank những chỉ tiêu mới?
Kết quả kinh doanh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào người điều hành, mà còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố như nhân sự, nền tảng, tiềm lực tài chính… Vì vậy, tôi chưa thể khẳng định cá nhân tôi có thể làm thay đổi diện mạo của Maritime Bank trong một thời gian ngắn.
Nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để nâng cao sức mạnh chung của ngân hàng, để Maritime Bank có thể nhanh chóng hội nhập môi trường tài chính quốc tế với tư thế của một ngân hàng chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Còn các chỉ tiêu cụ thể về kinh doanh, đại hội đồng cổ đông lần thứ 20 vừa qua cũng đã xác định, trong năm 2012 sẽ tăng vốn điều lệ từ 8.000 tỷ đồng lên 9.000 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 137.000 tỷ đồng (tăng 19,8%) so với năm 2011; lợi nhuận trước thuế 1.350 tỷ đồng (tăng 30,2%); nợ xấu được kiểm soát dưới 3%...
Cá nhân tôi và toàn thể cán bộ nhân viên Maritime Bank sẽ nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu được giao, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả, hướng tới khẳng định vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.
* Ông Atul Malik từng giữ nhiều trọng trách trong ban điều hành Deustche Bank như: Tổng giám đốc Ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp, Deustche Bank khu vực châu Á; thành viên Hội đồng điều hành khu vực châu Á; thành viên Hội đồng điều hành toàn cầu; thành viên Hội đồng Quản trị Deustche Bank Trung Quốc; thành viên hội đồng cao cấp quản lý các ngân hàng mà Deustche Bank đầu tư chiến lược. Từ năm 1988 - 2004, ông tham gia điều hành tại Citigroup với nhiều chức vụ: Tổng giám đốc ngân hàng bán lẻ, Citibank Hồng Kông; thành viên Hội đồng điều hành Citibank, khu vực châu Á; thành viên Hội đồng điều hành toàn cầu, Ngân hàng bán lẻ Citibank; thành viên Hội đồng tư vấn tài chính ngân hàng tới Toàn quyền Hồng Kông. Trước đó, ông từng nắm nhiều vị trí tại Citibank Ấn Độ. Ông có bằng thạc sỹ tại Đại học Rice, Hoa Kỳ.