Tận dụng các kênh hỗ trợ nhà bán từ Shopee là giải pháp phù hợp cho nhà bán hàng mới
Việc xây dựng một cửa hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không chỉ đơn giản là chọn tên thương hiệu, viết danh sách sản phẩm và bắt đầu bán trực tuyến...
Ngay cả những ý tưởng kinh doanh tốt nhất cũng có thể thất bại nếu người bán không có đủ lưu lượng truy cập ổn định đến với gian hàng. Vào lúc này, các hỗ trợ từ sàn thương maijd diện tử và cộng đồng những người bán đi trước được xem là những mấu chốt để người bán mới tìm được lối ra.
HỆ THỐNG CÁC KÊNH HỖ TRỢ ĐA DẠNG VÀ QUY MÔ TỪ SHOPEE
Công tác hỗ trợ nhà bán hàng của Shopee không chỉ dừng lại ở phạm vi website hay ứng dụng mà còn mở rộng đến các nền tảng mạng xã hội, giúp cộng đồng người bán dễ dàng kết nối với nhau và cập nhật các thông tin hữu ích để kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Hiện nay, livestream không chỉ là công cụ phổ biến để tương tác với người tiêu dùng, nó còn là nơi để nhà bán hàng cùng cập nhật và chia sẻ kiến thức. Chủ đề livestream “Nghiên cứu thị trường để chọn sản phẩm đăng bán Shopee chính xác” do đó nhận được sự quan tâm tâm đông đảo của cộng đồng người bán trên Học Viện Shopee.
Đáng chú ý, trong tổng số 250.000 thành viên của nhóm Lập Nghiệp, có thêm 22.000 thành viên mới gia nhập trong giai đoạn giãn cách vào từ tháng 5 đến tháng 9 năm nay, thể hiện rõ mức độ quan tâm của các nhà bán hàng với việc dịch chuyển sang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Chương trình kéo dài từ 21/10 đến 11/11 trên tất cả các kênh hỗ trợ. Trong đó, nội dung được chia làm 3 phần chính bao gồm: Tổng hợp các công cụ Marketing hữu ích nhằm tăng traffic và doanh thu (22/10 - 24/10), Chuỗi 16 buổi chia sẻ với các chuyên gia từ Shopee Uni và Người bán kinh nghiệm về Marketing và Sales (25/10 - 9/11), cuối cùng là hoạt động chia sẻ thành quả của Shop đến với cộng đồng người bán (10/11 - 12/11).
BIẾT MÌNH BIẾT TA LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ BẮT ĐẦU VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Trong số các chia sẻ đến từ các nhà bán hàng chuyên gia trên Shopee, lời khuyên phổ biến nhất là việc xác định rõ các thế mạnh, mục tiêu trước khi bắt đầu kinh doanh và tận dụng các công cụ Marketing hữu ích đến từ sàn như: Quảng cáo banner, đấu thầu từ khóa, Flash Sale,…, đặc biệt là các công cụ miễn phí như kênh chat, Shopee Feed, Shopee Live để gia tăng lượt tiếp cận với khách hàng và thúc đẩy doanh số.
Đơn cử như trường hợp của Shoptida đã tăng đến 70% lượng đơn hàng chỉ bằng cách cải thiện kịch bản giao tiếp với khách hàng thông qua kênh chat. Lấy khách hàng làm trung tâm, phương thức trả lời qua kênh chat phải thể hiện được sự quan tâm, tập trung vào khách hàng, giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. “Điều này vừa giúp tăng chất lượng dịch vụ, vừa giúp để lại ấn tượng tốt nhằm tăng tỉ lệ quay lại mua hàng của khách hàng mà không phải thêm bất cứ chi phí gì”, anh Tuấn - chủ cửa hàng Shoptida cho biết thêm.
Một khâu quan trọng và hiệu quả khác mà nhà bán hàng mới nên chú trọng đó chính là khâu trang trí gian hàng. Đây chính là bước đầu tiên để xây dựng độ nhận diện thương hiệu, giúp thu hút khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp, khiến hành trình mua hàng không bị nhàm chán, giữ chân khách hàng lâu hơn và đặc biệt hữu ích trong tăng tỉ lệ chuyển đổi. Cụ thể hơn, người bán có thể tận dụng các mẫu trang trí có sẵn trên nền tảng Shopee hoặc tạo các mẫu trang trí đa dạng trên Canva thông qua các bài chia sẻ từ Học viện Shopee của Shopee.
Các nhà bán hàng kinh nghiệm đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin, kiến thức từ các kênh hỗ trợ sẵn có từ Shopee, cổ vũ các nhà bán liên tục học hỏi và hướng đến mục tiêu kinh doanh bền vững.
Theo thống kê, trung bình một tuần, số lượng bài viết mới trên kênh Học Viện Shopee rơi vào khoảng 10-15 bài trong khi Livestream được tổ chức khoảng 1-2 lần. Người bán đặc biệt hứng thú với các chủ đề liên quan đến cách nâng cấp giao diện Shop, cách vận hành, tăng doanh thu Shop trong các chiến dịch... Với sự đa dạng này, Học Viện Shopee đã kết nạp thêm hàng chục nghìn nhà bán hàng tính từ tháng 9 đến nay.
Những con số tăng trưởng vừa nêu một mặt thể hiện sức hút của sàn thương mại điện tử, mặt khác cũng cho thấy áp lực cạnh tranh luôn gần kề các nhà bán hàng. Nhưng cần nhớ rằng: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Cơ hội tăng trưởng luôn luôn tồn tại và dành cho những ai biết nắm bắt và không ngừng học hỏi để tiến lên.