Tân Tổng thống Hàn Quốc với những dự án táo bạo
Ngày 25/2, ông Lee Myung-bak bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Hàn Quốc 5 năm và thực hiện những dự án táo bạo
Ngày 25/2, ông Lee Myung-bak bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Hàn Quốc 5 năm và thực hiện những dự án táo bạo, với cam kết “747”, tương ứng các con số: kinh tế tăng trưởng 7%/năm; GDP bình quân đầu người 40 nghìn USD; đưa Hàn Quốc thành nền kinh tế thứ 7 thế giới.
Kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng khá với tốc độ 5% năm 2007. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và Hàn Quốc đang sở hữu một loạt công ty có đẳng cấp thế giới.
Tổng thống của những dự án lớn
Ông cũng được kỳ vọng bởi từng là một chuyên gia điều hành cao cấp, nổi tiếng với những thành quả, ý tưởng táo bạo và những dự án khổng lồ. Lee Myung-bak hiện ủng hộ dự án khổng lồ xây dựng kênh đào nối Seoul với thành phố cảng miền nam Busan, nhằm phát triển kinh tế và du lịch...
Để thực hiện những cam kết phát triển kinh tế-xã hội, ông Lee Myung-bak hứa sẽ sớm bãi bỏ các quy định bất hợp lý; tái cơ cấu Chính phủ; theo đuổi những hiệp định thương mại tự do lớn hơn và hoàn thiện hệ thống giáo dục, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của đất nước. Ông cũng cam kết thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt chú trọng giải quyết những vướng mắc, phàn nàn của họ về các chính sách mâu thuẫn; tâm lý bài trừ doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ...
Điều đáng chú ý là ông Lee Myung-bak ủng hộ việc cho phép người nước ngoài nắm giữ các chức vụ quan trọng trong Chính phủ Hàn Quốc. Và, ông đã bổ nhiệm Davis Eldon-cựu Chủ tịch Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), chi nhánh châu Á của HSBC Holdings PLC làm cố vấn. Đây cũng chính là lý do giới doanh nghiệp trên thế giới có phản ứng rất tích cực đối với việc ông đắc cử Tổng thống.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc thực hiện những cam kết “747” nói trên của ông Lee Myung-bak đang phải đối mặt không ít khó khăn. Bởi vì, ông nhậm chức trong thời điểm nhạy cảm, trong bối cảnh đang nổi lên những quan ngại về suy thoái kinh tế Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Việc kinh tế Mỹ suy thoái cũng có thể tác động tiêu cực tới Hàn Quốc thông qua ảnh hưởng xấu với kinh tế Trung Quốc, EU, hai thị trường xuất khẩu lớn của Hàn Quốc. Chính phủ mới của Lee Myung-bak cũng đứng trước thách thức liên quan các vấn đề trong nước như các vụ bê bối, tham nhũng trong thương mại và trong các tập đoàn lớn của nước này...
Theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả thị trường
Ngay trước khi ông Lee Myung-bak chính thức ngồi vào ghế Tổng thống, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch tái cơ cấu bộ máy hành chính, theo đó, số lượng các bộ sẽ giảm từ 18 xuống còn 15. Bộ Thủy sản sẽ bị giải thể trong khi Bộ Thống nhất và Bộ Phụ nữ sẽ vẫn được giữ nguyên. Trong phiên họp bất thường hôm 23/2, Chính phủ còn thông qua 6 dự luật được Quốc hội phê chuẩn trước đó.
Ông Lee Myung-bak cũng đã yêu cầu các thành viên nội các vừa được đề cử theo dõi chặt chẽ giá dịch vụ công cộng và nhu yếu phẩm hàng ngày để có biện pháp đối phó thích hợp. Trong cuộc họp với các ứng cử viên bộ trưởng hôm 22/2, tổng thống đề nghị phải có những biện pháp kiểm soát lạm phát và ổn định bộ máy Chính phủ. Ông nhấn mạnh cần phải sớm bổ sung các vị trí đang khuyết trong Chính phủ.
Tổng thống Lee Myung-bak cũng kêu gọi người dân Hàn Quốc xây dựng một cộng đồng xã hội có tinh thần trách nhiệm. Người dân phải chung sức xây dựng một xã hội mà người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm. Toàn dân cần tiếp tục ủng hộ Chính phủ mới.
Về quan hệ với CHDCND Triều Tiên, Tổng thống Lee Myung-bak hy vọng việc Bắc Triều Tiên mở cửa hơn nữa vì sự thành công của khu công nghiệp liên Triều Gaesung sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 miền Nam-Bắc. Trong buổi tiếp cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, ông nói việc công nhận hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp Gaesung (ở Bắc Triều Tiên) là hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc như trong Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Singapore là rất hữu ích. Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong vừa thăm khu công nghiệp Gaesung và dự đoán đây sẽ là một thành công kinh tế trong tương lai.
Kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng khá với tốc độ 5% năm 2007. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và Hàn Quốc đang sở hữu một loạt công ty có đẳng cấp thế giới.
Tổng thống của những dự án lớn
Ông cũng được kỳ vọng bởi từng là một chuyên gia điều hành cao cấp, nổi tiếng với những thành quả, ý tưởng táo bạo và những dự án khổng lồ. Lee Myung-bak hiện ủng hộ dự án khổng lồ xây dựng kênh đào nối Seoul với thành phố cảng miền nam Busan, nhằm phát triển kinh tế và du lịch...
Để thực hiện những cam kết phát triển kinh tế-xã hội, ông Lee Myung-bak hứa sẽ sớm bãi bỏ các quy định bất hợp lý; tái cơ cấu Chính phủ; theo đuổi những hiệp định thương mại tự do lớn hơn và hoàn thiện hệ thống giáo dục, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của đất nước. Ông cũng cam kết thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt chú trọng giải quyết những vướng mắc, phàn nàn của họ về các chính sách mâu thuẫn; tâm lý bài trừ doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ...
Điều đáng chú ý là ông Lee Myung-bak ủng hộ việc cho phép người nước ngoài nắm giữ các chức vụ quan trọng trong Chính phủ Hàn Quốc. Và, ông đã bổ nhiệm Davis Eldon-cựu Chủ tịch Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), chi nhánh châu Á của HSBC Holdings PLC làm cố vấn. Đây cũng chính là lý do giới doanh nghiệp trên thế giới có phản ứng rất tích cực đối với việc ông đắc cử Tổng thống.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc thực hiện những cam kết “747” nói trên của ông Lee Myung-bak đang phải đối mặt không ít khó khăn. Bởi vì, ông nhậm chức trong thời điểm nhạy cảm, trong bối cảnh đang nổi lên những quan ngại về suy thoái kinh tế Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Việc kinh tế Mỹ suy thoái cũng có thể tác động tiêu cực tới Hàn Quốc thông qua ảnh hưởng xấu với kinh tế Trung Quốc, EU, hai thị trường xuất khẩu lớn của Hàn Quốc. Chính phủ mới của Lee Myung-bak cũng đứng trước thách thức liên quan các vấn đề trong nước như các vụ bê bối, tham nhũng trong thương mại và trong các tập đoàn lớn của nước này...
Theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả thị trường
Ngay trước khi ông Lee Myung-bak chính thức ngồi vào ghế Tổng thống, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch tái cơ cấu bộ máy hành chính, theo đó, số lượng các bộ sẽ giảm từ 18 xuống còn 15. Bộ Thủy sản sẽ bị giải thể trong khi Bộ Thống nhất và Bộ Phụ nữ sẽ vẫn được giữ nguyên. Trong phiên họp bất thường hôm 23/2, Chính phủ còn thông qua 6 dự luật được Quốc hội phê chuẩn trước đó.
Ông Lee Myung-bak cũng đã yêu cầu các thành viên nội các vừa được đề cử theo dõi chặt chẽ giá dịch vụ công cộng và nhu yếu phẩm hàng ngày để có biện pháp đối phó thích hợp. Trong cuộc họp với các ứng cử viên bộ trưởng hôm 22/2, tổng thống đề nghị phải có những biện pháp kiểm soát lạm phát và ổn định bộ máy Chính phủ. Ông nhấn mạnh cần phải sớm bổ sung các vị trí đang khuyết trong Chính phủ.
Tổng thống Lee Myung-bak cũng kêu gọi người dân Hàn Quốc xây dựng một cộng đồng xã hội có tinh thần trách nhiệm. Người dân phải chung sức xây dựng một xã hội mà người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm. Toàn dân cần tiếp tục ủng hộ Chính phủ mới.
Về quan hệ với CHDCND Triều Tiên, Tổng thống Lee Myung-bak hy vọng việc Bắc Triều Tiên mở cửa hơn nữa vì sự thành công của khu công nghiệp liên Triều Gaesung sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 miền Nam-Bắc. Trong buổi tiếp cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, ông nói việc công nhận hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp Gaesung (ở Bắc Triều Tiên) là hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc như trong Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Singapore là rất hữu ích. Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong vừa thăm khu công nghiệp Gaesung và dự đoán đây sẽ là một thành công kinh tế trong tương lai.