Tăng cung cổ phiếu giá thấp: Điều chỉnh hay trượt dốc?
Diễn biến thị trường ngày 13/3 làm "thót tim" không ít nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu giá thấp
Diễn biến thị trường ngày 13/3 làm "thót tim" không ít nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu giá thấp.
Xu hướng bán ra mạnh trong phiên là biểu hiện sự thỏa mãn mức lãi kỳ vọng, hay bắt đầu một chu kỳ trượt dốc khi giá nhiều cổ phiếu đã tăng khá nóng?
"Em chỉ dám ăn non"
Đó là lời thú nhận rất thật của một nhà đầu tư nữ trên sàn Habubank sáng ngày 13/3 khi nhờ một nhà đầu tư khác nộp giúp lệnh bán 2.000 CYC ngay từ đầu phiên một.
Khá bất ngờ khi mức giá bán chỉ là 26.200 đồng (tham chiếu), chị giải thích rất chuyên nghiệp: "Bán rẻ một tí cho chắc được khớp (lệnh) nếu chẳng may người ta bán ra mạnh quá". "Đỏ" cho chị là sức cầu với CYC phiên này vẫn rất lớn và giá kịch trần qua cả ba lần giao dịch.
Xu hướng "ăn non" có lẽ cũng là phổ biến với một lượng không nhỏ nhà đầu tư khi thị trường ngày 13/3 không còn "xanh mướt" một màu với nhóm cổ phiếu giá thấp nữa. Các "chấm đỏ" bắt đầu rải rác ở một số mã và càng về cuối phiên càng lan rộng. Nhiều cổ phiếu tăng giá trong đợt khớp lệnh đầu tiên, nhưng đã liên tiếp giảm trong hai đợt còn lại do lượng cung giá sàn khá mạnh.
Thống kê sơ bộ cho thấy, trong số 65 cổ phiếu có thị giá dưới 90.000 đồng, 21 mã giảm giá trong phiên. Sự đảo chiều của nhóm cổ phiếu giá thấp rất được quan tâm khi một lượng tiền không nhỏ đã đổ vào đây thời gian qua.
Diễn biến cung cầu đối với nhóm cổ phiếu nhỏ cho thấy, xu hướng hiện thực hoá lợi nhuận đã mạnh lên. Trái với tương quan giao dịch hơn 10 phiên trước đây, lượng cung bắt đầu giải toả nhanh. Một số mã có sự đảo chiều chóng mặt: Tăng kịch trần đợt một và giảm dưới tham chiếu hai đợt cuối như DTT, PNC, SAF, SGC, SHC... do nhu cầu bán áp đảo.
Thống kê tình hình đặt lệnh với những cổ phiếu này đều cho thấy lượng cung gia tăng đột ngột và cao hơn hẳn sức cầu. Diễn biến này còn được củng cố bởi một loạt cổ phiếu còn lại tăng nhẹ hoặc đứng giá, nhưng sức cầu hỗ trợ đã hết, biểu hiện ở lượng dư mua dưới tham chiếu khá lớn. Tuy nhiên, để hình thành một xu hướng cụ thể vẫn chờ một vài phiên tới.
Đóng cửa ngày 13/3, một số cổ phiếu vẫn trong tình trạng tăng trần với lượng dư mua lớn như BBT, BTC, CAN, CYC, DPC, HAX...
Liệu có xuống giá ồ ạt?
Việc bán ra đối với một số lớn cổ phiếu giá thấp là hoàn toàn bình thường, khi kỳ vọng sinh lời của nhà đầu tư đã đạt được. Hầu như tất cả cổ phiếu giá thấp trong hơn 3 tuần giao dịch gần đây đều có chuỗi tăng giá liên tục kịch biên độ cho phép.
Mức giá thấp và biên độ dao động giá hẹp có thể được bù trừ bằng khối lượng đầu tư lớn. Việc kiếm khoản lời vài chục phần trăm là hoàn toàn có thể, nếu nhà đầu tư "lỳ đòn" giữ đến mức giá ngày 12/3.
Thực tế sau một chuỗi phiên tăng giá liên tục, luôn có những thời điểm giá cổ phiếu đi ngang hoặc giảm nhẹ như để nhà đầu tư "làm quen" với độ cao. Tuy nhiên, một yếu tố rất nhạy cảm là tâm lý nhà đầu tư mới trong tình thế này. Nếu liên tục vài phiên lượng cung bán ra mạnh, sẽ dễ dàng dẫn đến một cuộc tháo chạy.
Với nhà đầu tư "lỳ đòn", vẫn tiếp tục nắm giữ chờ giá phục hồi thì vấn đề mấu chốt là cổ phiếu đó phải thực sự có chất lượng. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có quyết định đúng, nhất là những người nhắm mắt mà mua.
Với kịch bản xấu nhất là bắt đầu một làn sóng rớt giá ồ ạt ở các cổ phiếu giá thấp, hoàn toàn có khả năng làn sóng này sẽ "nhấn chìm" cả những cổ phiếu thực sự tốt.
Theo nhận xét của nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, không khó lắm để tiên đoán tình trạng này, vì trong đợt mua vào ồ ạt vừa qua có rất nhiều nhà đầu tư mới chưa đánh giá đúng chất lượng cổ phiếu.
Dù mua được một số cổ phiếu thực sự "ngon" nhưng với tâm lý dễ dao động, nhóm này vẫn sẽ có xu hướng bán ra, mà có lẽ đây lại là số đông. Dù vậy, xuống giá cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư "vớt" được những cổ phiếu tốt thực sự.
Đây mới là thời điểm điều chỉnh giá đối với nhóm cổ phiếu này, hay bắt đầu một chu kỳ giảm liên tục còn phụ thuộc vào "thực lực" của nhóm nhà đầu tư muốn thu hồi lợi nhuận.
Xu hướng bán ra mạnh trong phiên là biểu hiện sự thỏa mãn mức lãi kỳ vọng, hay bắt đầu một chu kỳ trượt dốc khi giá nhiều cổ phiếu đã tăng khá nóng?
"Em chỉ dám ăn non"
Đó là lời thú nhận rất thật của một nhà đầu tư nữ trên sàn Habubank sáng ngày 13/3 khi nhờ một nhà đầu tư khác nộp giúp lệnh bán 2.000 CYC ngay từ đầu phiên một.
Khá bất ngờ khi mức giá bán chỉ là 26.200 đồng (tham chiếu), chị giải thích rất chuyên nghiệp: "Bán rẻ một tí cho chắc được khớp (lệnh) nếu chẳng may người ta bán ra mạnh quá". "Đỏ" cho chị là sức cầu với CYC phiên này vẫn rất lớn và giá kịch trần qua cả ba lần giao dịch.
Xu hướng "ăn non" có lẽ cũng là phổ biến với một lượng không nhỏ nhà đầu tư khi thị trường ngày 13/3 không còn "xanh mướt" một màu với nhóm cổ phiếu giá thấp nữa. Các "chấm đỏ" bắt đầu rải rác ở một số mã và càng về cuối phiên càng lan rộng. Nhiều cổ phiếu tăng giá trong đợt khớp lệnh đầu tiên, nhưng đã liên tiếp giảm trong hai đợt còn lại do lượng cung giá sàn khá mạnh.
Thống kê sơ bộ cho thấy, trong số 65 cổ phiếu có thị giá dưới 90.000 đồng, 21 mã giảm giá trong phiên. Sự đảo chiều của nhóm cổ phiếu giá thấp rất được quan tâm khi một lượng tiền không nhỏ đã đổ vào đây thời gian qua.
Diễn biến cung cầu đối với nhóm cổ phiếu nhỏ cho thấy, xu hướng hiện thực hoá lợi nhuận đã mạnh lên. Trái với tương quan giao dịch hơn 10 phiên trước đây, lượng cung bắt đầu giải toả nhanh. Một số mã có sự đảo chiều chóng mặt: Tăng kịch trần đợt một và giảm dưới tham chiếu hai đợt cuối như DTT, PNC, SAF, SGC, SHC... do nhu cầu bán áp đảo.
Thống kê tình hình đặt lệnh với những cổ phiếu này đều cho thấy lượng cung gia tăng đột ngột và cao hơn hẳn sức cầu. Diễn biến này còn được củng cố bởi một loạt cổ phiếu còn lại tăng nhẹ hoặc đứng giá, nhưng sức cầu hỗ trợ đã hết, biểu hiện ở lượng dư mua dưới tham chiếu khá lớn. Tuy nhiên, để hình thành một xu hướng cụ thể vẫn chờ một vài phiên tới.
Đóng cửa ngày 13/3, một số cổ phiếu vẫn trong tình trạng tăng trần với lượng dư mua lớn như BBT, BTC, CAN, CYC, DPC, HAX...
Liệu có xuống giá ồ ạt?
Việc bán ra đối với một số lớn cổ phiếu giá thấp là hoàn toàn bình thường, khi kỳ vọng sinh lời của nhà đầu tư đã đạt được. Hầu như tất cả cổ phiếu giá thấp trong hơn 3 tuần giao dịch gần đây đều có chuỗi tăng giá liên tục kịch biên độ cho phép.
Mức giá thấp và biên độ dao động giá hẹp có thể được bù trừ bằng khối lượng đầu tư lớn. Việc kiếm khoản lời vài chục phần trăm là hoàn toàn có thể, nếu nhà đầu tư "lỳ đòn" giữ đến mức giá ngày 12/3.
Thực tế sau một chuỗi phiên tăng giá liên tục, luôn có những thời điểm giá cổ phiếu đi ngang hoặc giảm nhẹ như để nhà đầu tư "làm quen" với độ cao. Tuy nhiên, một yếu tố rất nhạy cảm là tâm lý nhà đầu tư mới trong tình thế này. Nếu liên tục vài phiên lượng cung bán ra mạnh, sẽ dễ dàng dẫn đến một cuộc tháo chạy.
Với nhà đầu tư "lỳ đòn", vẫn tiếp tục nắm giữ chờ giá phục hồi thì vấn đề mấu chốt là cổ phiếu đó phải thực sự có chất lượng. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có quyết định đúng, nhất là những người nhắm mắt mà mua.
Với kịch bản xấu nhất là bắt đầu một làn sóng rớt giá ồ ạt ở các cổ phiếu giá thấp, hoàn toàn có khả năng làn sóng này sẽ "nhấn chìm" cả những cổ phiếu thực sự tốt.
Theo nhận xét của nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, không khó lắm để tiên đoán tình trạng này, vì trong đợt mua vào ồ ạt vừa qua có rất nhiều nhà đầu tư mới chưa đánh giá đúng chất lượng cổ phiếu.
Dù mua được một số cổ phiếu thực sự "ngon" nhưng với tâm lý dễ dao động, nhóm này vẫn sẽ có xu hướng bán ra, mà có lẽ đây lại là số đông. Dù vậy, xuống giá cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư "vớt" được những cổ phiếu tốt thực sự.
Đây mới là thời điểm điều chỉnh giá đối với nhóm cổ phiếu này, hay bắt đầu một chu kỳ giảm liên tục còn phụ thuộc vào "thực lực" của nhóm nhà đầu tư muốn thu hồi lợi nhuận.