Tăng thuế nhập khẩu thép
Nhằm gỡ khó cho các doanh nghiệp thép trong nước, Bộ Tài chính tiến hành tăng thuế suất thuế nhập khẩu thép
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 58/2009/TT-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thép.
Cụ thể, thuế suất thuế nhập khẩu một số sản phẩm phôi thép tăng từ mức 5% lên 8%, một số sản phẩm thép cuộn cán nguội tăng từ 7% lên 8%, thép xây dựng tăng từ 12% lên 15%, sản phẩm dây thép cacbon tăng 5% và 8% lên mức 10%, ống thép hàn tăng từ 8% lên 10% và một số sản phẩm tráng kim loại, sơn phủ màu tăng từ 1% đến 2% tương ứng.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép là nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép xây dựng trong nước.
Trong khoảng 3 tháng đầu năm 2009, những biến động về giá thép thế giới có chiều hướng giảm mạnh, thậm chí nhiều nước bán hạ giá để đẩy mạnh xuất khẩu thép sang các nước khác. Điều này đã gây sức ép không nhỏ lên nhiều doanh nghiệp thép trong nước.
Trước đó, cuối tháng 12/2008, Bộ Tài chính cũng đã quyết định điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng phôi thép và thép xây dựng. Tuy nhiên, tình hình từ đó đến nay vẫn chưa cải thiện được nhiều.
Hiện tại các doanh nghiệp thép đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn từ thị trường thép nhập khẩu.
Đặc biệt là trong thời gian gần đây, lượng thép cuộn có nguồn gốc từ một số nước trong khu vực Asean như Thái Lan và Malaysia đã được nhập khẩu vào Việt Nam với khối lượng lớn, được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, giá bán thấp hơn thép cuộn trong nước khoảng 500.000 đồng/tấn.
Nếu so sánh với giá bán của các doanh nghiệp sản xuất trong nước thì thép nhập khẩu từ Asean rẻ hơn trung bình 700.000 – 800.000 đồng/tấn. Đây là sức ép rất lớn đối với doanh nghiệp trong nước khi khả năng tiêu thụ vẫn ở mức thấp.
Với việc tăng thuế nhập khẩu thép lần này, thị trường thép “nội” được dự báo là sẽ bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo một đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thì mức tăng thuế lần này chưa đủ để “giải cứu” thép sản xuất trong nước.
Thực tế các mức tăng thuế nhập khẩu thép được VSA đề xuất cao hơn mức tăng thực tế khá nhiều. Cụ thể, VSA đã kiến nghị tăng thuế nhập khẩu phôi từ mức 5% lên 17%, thép thành phẩm từ 12% lên 18%.
Cụ thể, thuế suất thuế nhập khẩu một số sản phẩm phôi thép tăng từ mức 5% lên 8%, một số sản phẩm thép cuộn cán nguội tăng từ 7% lên 8%, thép xây dựng tăng từ 12% lên 15%, sản phẩm dây thép cacbon tăng 5% và 8% lên mức 10%, ống thép hàn tăng từ 8% lên 10% và một số sản phẩm tráng kim loại, sơn phủ màu tăng từ 1% đến 2% tương ứng.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép là nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép xây dựng trong nước.
Trong khoảng 3 tháng đầu năm 2009, những biến động về giá thép thế giới có chiều hướng giảm mạnh, thậm chí nhiều nước bán hạ giá để đẩy mạnh xuất khẩu thép sang các nước khác. Điều này đã gây sức ép không nhỏ lên nhiều doanh nghiệp thép trong nước.
Trước đó, cuối tháng 12/2008, Bộ Tài chính cũng đã quyết định điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng phôi thép và thép xây dựng. Tuy nhiên, tình hình từ đó đến nay vẫn chưa cải thiện được nhiều.
Hiện tại các doanh nghiệp thép đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn từ thị trường thép nhập khẩu.
Đặc biệt là trong thời gian gần đây, lượng thép cuộn có nguồn gốc từ một số nước trong khu vực Asean như Thái Lan và Malaysia đã được nhập khẩu vào Việt Nam với khối lượng lớn, được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, giá bán thấp hơn thép cuộn trong nước khoảng 500.000 đồng/tấn.
Nếu so sánh với giá bán của các doanh nghiệp sản xuất trong nước thì thép nhập khẩu từ Asean rẻ hơn trung bình 700.000 – 800.000 đồng/tấn. Đây là sức ép rất lớn đối với doanh nghiệp trong nước khi khả năng tiêu thụ vẫn ở mức thấp.
Với việc tăng thuế nhập khẩu thép lần này, thị trường thép “nội” được dự báo là sẽ bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo một đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thì mức tăng thuế lần này chưa đủ để “giải cứu” thép sản xuất trong nước.
Thực tế các mức tăng thuế nhập khẩu thép được VSA đề xuất cao hơn mức tăng thực tế khá nhiều. Cụ thể, VSA đã kiến nghị tăng thuế nhập khẩu phôi từ mức 5% lên 17%, thép thành phẩm từ 12% lên 18%.