Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2014 khó đạt mục tiêu
Những điểm đáng chú ý tại Bản tin Kinh tế vĩ mô số 10 vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố
Dù nhận định nền kinh tế sẽ đón nhận cơ hội nhiều hơn khó khăn và thách thức, song tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ khó đạt mục tiêu năm 2014 vẫn là dự báo tại Bản tin Kinh tế vĩ mô số 10 vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố trước thềm Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014.
Cụ thể, mức dự báo được đưa là GDP sẽ tăng 5,71% vào năm 2014 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,35% tới cận trên 6,07% với độ tin cậy 80%) và sẽ dần hồi phục lên mức 5,98% trong năm 2015 tính theo giá so sánh năm 2010.
Lạm phát có thể dưới 7%
Nhóm tác giả bản tin cũng cho rằng, lạm phát của Việt Nam nhiều khả năng sẽ dưới mức 7% trong năm 2014. Cơ sở của dự báo là, trong bối cảnh tổng cầu nói chung và cầu trong nước nói riêng chậm hồi phục, áp lực đối với lạm phát sẽ chủ yếu từ các nhân tố chi phí đẩy. Giá các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu vẫn tiếp tục được điều chỉnh, song ít có biến động lớn như các năm trước.
Bên cạnh đó, quá trình điều chỉnh giá cũng minh bạch hơn với việc công khai lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu giai đoạn 2014-2015 theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục được giữ ổn định, với biến động giảm giá VND không vượt quá 2% năm 2014 theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, giá nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế dự báo sẽ giảm mạnh, qua đó giảm áp lực tăng giá trong nước.
Theo đó, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam dự báo đạt 6,84% năm 2014 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,53% tới cận trên 8,21% với độ tin cậy 80%) và sẽ tăng nhẹ lên mức 7,08% năm 2015 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,71% tới cận trên 8,45% với độ tin cậy 80%), bản tin viết.
Cơ quan xây dựng bản tin cho rằng, nếu ưu tiên mạnh mẽ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ lạm phát năm 2014 có thể sẽ cao hơn. Tuy vậy, nếu muốn kiềm chế lạm phát ở mức 6% thì chính sách kinh tế vĩ mô phải tập trung hạn chế cả các yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”, qua đó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị của Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm năm 2014. Sau dự báo này, bản tin lưu ý là tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực đô thị của Việt Nam sẽ giảm nhanh hơn, dự báo sẽ giảm còn 3,34% vào năm 2014 và sẽ ở mức 3,06% trong năm 2015, đều với độ tin cậy 80%.
Minh bạch tiến độ tái cấu trúc nền kinh tế
Đặt đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế lên đầu tiên trong phần khuyến nghị chính sách, cơ quan xây dựng bản tin cho rằng 2014 là thời điểm thích hợp để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong 3 lĩnh vực: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại.
Bởi, kinh tế vĩ mô cơ bản đã ổn định. Tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức thấp và kỳ vọng lạm phát đã giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, cán cân thương mại cân bằng hơn, nợ xấu trong tầm kiểm soát.
Các tác giả bản tin cũng nhấn mạnh rằng, nỗ lực đổi mới thể chế trên nền tảng Hiến pháp mới và thông điệp Thủ tướng Chính phủ đưa ra từ đầu năm 2014 là rất cần thiết nhằm thay đổi hệ thống động lực, từ đó nâng cao hiệu quả nền kinh tế với sự tham gia sâu rộng và tích cực hơn của khu vực tư nhân, tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng và giảm thiểu tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích, qua đó tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững trong trung và dài hạn.
Nhấn mạnh vai trò của thông tin - truyền thông trong quá trình điều hành và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, khuyến nghị tiếp theo là Chính phủ có thể định kỳ 3 tháng hay 6 tháng công bố minh bạch tiến độ thực hiện các bước tái cấu trúc của 3 lĩnh vực, trong đó nêu lên những bước đã đạt được, những công việc chưa đạt được, những khó khăn... Từ đó, người dân, cộng đồng doanh nghiệp, giới nghiên cứu và các nhà quản lý có thể nắm được tình hình, hiểu được các khó khăn (bên trong cũng như bên ngoài) trong quá trình triển khai thực hiện, có thêm niềm tin và góp phần tạo nên những sáng kiến trong việc đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Sắp xếp lại các thị trường đầu vào quan trọng với cơ chế điều tiết và giám sát phù hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh, tính minh bạch và ổn định tại các thị trường đó là khuyến nghị tiếp theo.
Bản tin cũng cho rằng, cần có nhóm chính sách trung và dài hạn để tận dụng các cơ hội từ các khu vực mậu dịch tự do (FTA) - trong đó có TPP và FTA với EU và Chiến lược Trung Quốc + 1 của các tập đoàn đa quốc gia.
* Độc giả có thể xem Bản tin Kinh tế vĩ mô số 10 tại địa chỉ www.ecna.gov.vn
Cụ thể, mức dự báo được đưa là GDP sẽ tăng 5,71% vào năm 2014 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,35% tới cận trên 6,07% với độ tin cậy 80%) và sẽ dần hồi phục lên mức 5,98% trong năm 2015 tính theo giá so sánh năm 2010.
Lạm phát có thể dưới 7%
Nhóm tác giả bản tin cũng cho rằng, lạm phát của Việt Nam nhiều khả năng sẽ dưới mức 7% trong năm 2014. Cơ sở của dự báo là, trong bối cảnh tổng cầu nói chung và cầu trong nước nói riêng chậm hồi phục, áp lực đối với lạm phát sẽ chủ yếu từ các nhân tố chi phí đẩy. Giá các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu vẫn tiếp tục được điều chỉnh, song ít có biến động lớn như các năm trước.
Bên cạnh đó, quá trình điều chỉnh giá cũng minh bạch hơn với việc công khai lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu giai đoạn 2014-2015 theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục được giữ ổn định, với biến động giảm giá VND không vượt quá 2% năm 2014 theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, giá nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế dự báo sẽ giảm mạnh, qua đó giảm áp lực tăng giá trong nước.
Theo đó, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam dự báo đạt 6,84% năm 2014 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,53% tới cận trên 8,21% với độ tin cậy 80%) và sẽ tăng nhẹ lên mức 7,08% năm 2015 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,71% tới cận trên 8,45% với độ tin cậy 80%), bản tin viết.
Cơ quan xây dựng bản tin cho rằng, nếu ưu tiên mạnh mẽ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ lạm phát năm 2014 có thể sẽ cao hơn. Tuy vậy, nếu muốn kiềm chế lạm phát ở mức 6% thì chính sách kinh tế vĩ mô phải tập trung hạn chế cả các yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”, qua đó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị của Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm năm 2014. Sau dự báo này, bản tin lưu ý là tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực đô thị của Việt Nam sẽ giảm nhanh hơn, dự báo sẽ giảm còn 3,34% vào năm 2014 và sẽ ở mức 3,06% trong năm 2015, đều với độ tin cậy 80%.
Minh bạch tiến độ tái cấu trúc nền kinh tế
Đặt đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế lên đầu tiên trong phần khuyến nghị chính sách, cơ quan xây dựng bản tin cho rằng 2014 là thời điểm thích hợp để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong 3 lĩnh vực: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại.
Bởi, kinh tế vĩ mô cơ bản đã ổn định. Tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức thấp và kỳ vọng lạm phát đã giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, cán cân thương mại cân bằng hơn, nợ xấu trong tầm kiểm soát.
Các tác giả bản tin cũng nhấn mạnh rằng, nỗ lực đổi mới thể chế trên nền tảng Hiến pháp mới và thông điệp Thủ tướng Chính phủ đưa ra từ đầu năm 2014 là rất cần thiết nhằm thay đổi hệ thống động lực, từ đó nâng cao hiệu quả nền kinh tế với sự tham gia sâu rộng và tích cực hơn của khu vực tư nhân, tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng và giảm thiểu tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích, qua đó tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững trong trung và dài hạn.
Nhấn mạnh vai trò của thông tin - truyền thông trong quá trình điều hành và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, khuyến nghị tiếp theo là Chính phủ có thể định kỳ 3 tháng hay 6 tháng công bố minh bạch tiến độ thực hiện các bước tái cấu trúc của 3 lĩnh vực, trong đó nêu lên những bước đã đạt được, những công việc chưa đạt được, những khó khăn... Từ đó, người dân, cộng đồng doanh nghiệp, giới nghiên cứu và các nhà quản lý có thể nắm được tình hình, hiểu được các khó khăn (bên trong cũng như bên ngoài) trong quá trình triển khai thực hiện, có thêm niềm tin và góp phần tạo nên những sáng kiến trong việc đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Sắp xếp lại các thị trường đầu vào quan trọng với cơ chế điều tiết và giám sát phù hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh, tính minh bạch và ổn định tại các thị trường đó là khuyến nghị tiếp theo.
Bản tin cũng cho rằng, cần có nhóm chính sách trung và dài hạn để tận dụng các cơ hội từ các khu vực mậu dịch tự do (FTA) - trong đó có TPP và FTA với EU và Chiến lược Trung Quốc + 1 của các tập đoàn đa quốc gia.
* Độc giả có thể xem Bản tin Kinh tế vĩ mô số 10 tại địa chỉ www.ecna.gov.vn