10:16 24/09/2019

Tạo băng cho Bắc cực: các nhà khoa học vào cuộc

Hoài Phương

Nếu trồng thêm cây có thể bổ sung rừng và loại bỏ carbon dioxide trong khí quyển, thì chúng ta cũng có thể tái tạo Bắc Cực bằng băng nhân tạo?


Đó là một câu hỏi được đặt ra bởi một nhóm các nhà thiết kế Indonesia trước thực trạng băng biến mất dần. Đây được coi là một kế hoạch "điên rồ" chưa từng thấy trong lịch sử.Được dẫn dắt bởi kiến ​​trúc sư 29 tuổi Faris Rajak Kotahatuhaha, nhóm nghiên cứu đã dự tính đưa tới Bắc cực một con tàu ngầm có khả năng sản xuất ra các tảng băng hình lục giác dày 16 feet, rộng 82 feet. Quá trình sẽ bắt đầu với việc tàu ngầm lẹn bên dưới bề mặt để lấp đầy khoang trung tâm của nó bằng nước biển. Muối sau đó sẽ được lọc ra, làm tăng điểm đóng băng của nước hơn 3 độ F, sau đó một cửa hầm đóng lại trong buồng để bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời. Một tảng băng sau đó sẽ hình thành tự nhiên bên trong, trước khi bị đẩy ra một tháng sau đó.
Tạo băng cho Bắc cực: các nhà khoa học vào cuộc - Ảnh 1.
Theo nhóm nghiên cứu, hình lục giác có thể khuyến khích các tảng băng trôi lồng vào nhau và tạo thành khối đông lạnh lớn hơn. Đáng chú ý, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, một nửa băng biển Bắc Cực hiện nay có độ dày trung bình chỉ 1.5 m. Thêm 1 m băng trong mùa đông là sự thay đổi đáng kể. Họ cũng lưu ý thêm 1m băng sẽ đẩy lùi nguy cơ băng biến mất.Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, để tạo ra 10 triệu máy bơm, sẽ cần khoảng 10 triệu tấn thép mỗi năm. Nếu muốn đưa máy bơm phủ khắp Bắc Cực, phải cần khoảng 100 triệu tấn thép mỗi năm. Để so sánh, hiện nay, sản lượng thép mỗi năm của nước Mỹ là khoảng 80 triệu tấn, của thế giới là 1600 triệu tấn.
Tạo băng cho Bắc cực: các nhà khoa học vào cuộc - Ảnh 2.
Andrew Shepherd, giáo sư khoa Trái đất tại Đại học Leeds (Anh), đã mô tả ý tưởng này là một "giải pháp kỹ thuật thú vị", mặc dù ông đặt câu hỏi về khả năng mở rộng của dự án. Ông ước tính rằng việc thay thế băng ở cùng tốc độ mà nó đã biến mất trong bốn thập kỷ qua sẽ cần khoảng 10 triệu tàu ngầm. "Các nước giàu hơn có hàng triệu đô la để chi trả cho việc chống biến đổi khí hậu, nhưng còn các nước nghèo không có ngân sách để bảo vệ mực nước biển dâng cao thì sao?" giáo sư Shepherd đặt câu hỏi. "Đây là một vấn đề mà thế giới hiện đang phải đối mặt. Chúng ta cần sự chung tay của toàn thế giới để giải quyết vấn đề".Đây không phải lần đầu tiên, các nhà khoa học xem xét nghiêm túc phương pháp "tạo băng" Bắc Cực để đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu do con người gây nên. Phương án trước đây bao gồm việc làm trắng nhân tạo Bắc Cực, bằng cách sử dụng các bình phun hạt sáng màu lên băng, để phản chiếu ánh sáng mặt trở về không gian; kết hợp với tạo các đám mây nhân tạo trên khu vực đó, để ngăn cản nhiệt đến bề mặt ngày từ đầu – NASA cũng sắp sử dụng cách này để nghiên cứu cực quang.
Tạo băng cho Bắc cực: các nhà khoa học vào cuộc - Ảnh 3.
Dự án mới này ước tính tiêu tốn khoảng 500 tỷ đô la Mỹ, có nghĩa là nhiều chính phủ trên khắp thế giới phải cam kết góp quỹ để chi trả chi phí cơ bản để thiết lập hệ thống điều hòa không khí khồng lồ xung quanh Bắc Cực.Dù con số rất lớn, nhưng đây là chi phí không thể tránh khỏi để duy trì tương lai của hành tinh chúng ta, khi mà thực trạng băng tan chảy dần không có dấu hiệu chậm lại. Bởi lẽ, Ước tính có 1.500 tỉ tấn carbon đang nằm dưới vùng băng giá vĩnh cửu, gấp đôi so với lượng carbon hiện có trong bầu khí quyển.
Tạo băng cho Bắc cực: các nhà khoa học vào cuộc - Ảnh 4.
Nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu tiếp tục làm băng tan, các vi khuẩn sẽ có cơ hội phân hủy các xác động vật bên trong, thải ra lượng CO2 và khí metan khổng lồ. Theo các chuyên gia, điều này sẽ làm Trái đất nóng lên đáng kể, khiến cuộc sống của con người ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn.

(Theo CNN)